Bảo tàng nông dân độc nhất xứ Thanh
Suốt 30 năm qua, ông Nguyễn Hữu Ngôn (thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã dày công sưu tầm hàng nghìn hiện vật về nông nghiệp, nông thôn và người nông dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Chủ nhân “bảo tàng mi ni” giải thích lý do sưu tầm hiện vật xuất phát từ ý tưởng Việt Nam là xứ sở của nền văn minh lúa nước, đầy tiềm năng về kinh tế nông nghiệp và hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người nông dân đã ghi dấu ấn đậm nét.
Cách đây vài năm, ông Ngôn quyết định trưng dụng một phòng lớn trong căn nhà của gia đình để giới thiệu hiện vật cho bạn bè, du khách và nhiều nhà nghiên cứu về thăm. Ảnh: Lê Hoàng.
“Thế hệ chúng tôi đã lớn lên từ hạt lúa, củ khoai, từng lấm lem với mùi bùn đất nên hiểu nỗi vất vả của người nông dân. Hơn thế, có thể nói chính ông cha chúng ta, những con người đầu trần, chân đất đã tạo nên hình ảnh Việt Nam hôm nay. Người nông dân đáng được tôn vinh”, ông Ngôn nhấn mạnh.
Hơn 30 năm qua, mỗi dịp rảnh rỗi, ông Ngôn lại đạp xe về các làng quê xa xôi để tìm những thứ người ta vứt đi đem về nhà mình. Khoản tiền lương ít ỏi hàng tháng đều bị ông nướng vào “sở thích gàn dở” này. Không đủ tiền, ông làm thêm nghề viết sách báo, chụp ảnh lấy tiền mua hiện vật.
Hiện trong “bảo tàng mi ni” của ông Ngôn đã có hàng nghìn hiện vật về nông thôn và người nông dân Việt qua các thời kỳ. Từ những dụng cụ nhỏ nhặt như liềm, cuốc, mũ kè, giỏ bắt cua, đến cái cày, bừa, cối xay, máy quạt lúa…
Theo ông Ngôn, mỗi dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ… hay mỗi vùng quê đều có những dụng cụ sản xuất, sinh hoạt đặc trưng, nên càng đi sâu khám phá, ông càng thấy đam mê. Cách đây vài năm, ông Ngôn quyết định trưng dụng một phòng lớn trong căn nhà của gia đình để giới thiệu hiện vật cho bạn bè, du khách và nhiều nhà nghiên cứu về thăm. Mỗi dịp cuối tuần, ông lại ngồi trầm ngâm ngắm nghía, lau chùi rồi tỉ mẩn ghi chép để phân loại, sắp xếp hiện vật theo hệ thống và từng chủ đề.
Trong bộ sưu tập của ông Ngôn, nổi bật là hệ thống chum chóe, nồi niêu, xoong chậu. Riêng hệ thống nồi của người nông dân xưa, ông Ngôn có cả bộ từ nồi một, nồi hai cho đến nồi ba mươi. Mâm thì có mâm tre, gỗ, đồng cỡ tiểu, trung, đại.
Video đang HOT
“Chúng ta đã có Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Dân tộc học… cùng hệ thống bảo tàng các tỉnh, thành phố và quân, binh chủng… Song dường như có một khoảng trống nếu không muốn nói là khiếm khuyết khi ta chưa có bảo tàng nông nghiệp để bảo lưu, tôn vinh, phát huy những giá trị văn minh nông nghiệp mà người Việt đã sáng tạo hơn 4000 năm qua…”, ông Ngôn nhấn mạnh.
Trên tay ông Ngôn là cuốn sổ địa bạ hộ gia đình nông dân thời kỳ phong kiến với hai loại chữ Quốc ngữ và Hán ngữ. Ảnh: Lê Hoàng.
Dù chưa từng được đào tạo qua chuyên môn về bảo tàng học, nhưng theo ông Ngôn, bảo tàng nông nghiệp Việt Nam có thể triển khai theo hai nội dung lớn: văn minh vật chất nông nghiệp Việt Nam và văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Văn minh vật chất phản ánh phương thức sản xuất nông nghiệp, như hệ thống công cụ sản xuất bao gồm: công cụ làm đất (cày, bừa, cuốc, mai, vồ…), công cụ làm cỏ (các loại cào, dao phạt, liềm…), công cụ thủy lợi (gàu giai, gàu sòng, kênh mương, cọn nước, đê điều…).
Còn văn hóa nông nghiệp là hệ thống đình, đền, miếu mạo, là cây đa, bến nước sân đình với những câu ca dao, hò vè… thấm đẫm chất dân gian mộc mạc, phản ánh tâm hồn bình dị của người nông dân.
Hiện ông Ngôn đã đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu ý tưởng thành lập bảo tàng nông nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa. Bộ Văn hóa có công văn phúc đáp, đánh giá “bộ sưu tầm là rất quý báu, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa Việt. Công trình như một sự ghi ơn những người nông dân truyền kiếp truyền đời cày cuốc làm nên hạt gạo, củ khoai nuôi sống cả dân tộc”…
Theo VNE
TP.HCM: Nhà vườn lo mất mùa mai Tết
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán Quý Tỵ nhưng tại hầu hết các vườn mai trên địa bàn TP HCM - vùng mai lớn cung cấp cho thị trường thành phố và các tỉnh lân cận - mai đã đua nhau nở khiến người trồng mai khóc ròng vì nỗi lo mất Tết.
Mới giữa tháng 12, nhưng tại làng mai ở quận Thủ Đức (TP.HCM), mai vàng nở rộ khắp vườn. Cánh đồng Rạch Đĩa, Thủ Đức có hơn 10 hộ trồng mai, mỗi hộ trồng từ 1.000 - 2.000 gốc mai vàng. Ông Tư, người có kinh nghiệm hơn 20 năm trồng mai, cho biết, dịp Tết Nguyên đán năm nay, vườn nhà ông dự kiến đưa ra thị trường khoảng 2.000 cây mai lớn nhỏ. Nhưng thời điểm này, mai đã nở gần hết. "Trong vườn chỉ còn được 300 - 400 cây là có thể bán dịp Tết, nhưng không biết chúng có chịu đựng nổi không, bởi còn 2 tháng nữa mới đến Tết, trong khi thời tiết quá thất thường, nhà vườn cũng không kiểm soát nổi triều cường", ông Tư than.
Vườn mai 2.000 cây của ông Tư hiện chỉ còn được 300-400 cây hy vọng có thể bán chợ Tết.
Rất nhiều vườn phần lớn mai đã nở vàng rực từ đầu tháng 12 và hoa bắt đầu tàn.
Cũng theo ông Tư, tình trạng mai nở sớm năm nào cũng xảy ra, song nhà vườn vẫn cứu được, thường năm nào thất bại nhất thì đến Tết cũng còn 60-70% sản lượng mai có thể thu hoạch. Nhưng năm nay, thời tiết quá phức tạp khiến cả vùng mai rộ lên nở hết, có vườn đến thời điểm nay đã có 60% số mai đã nở hoa khiến cho chủ vườn khóc ròng.
Anh Tuấn, một hộ trồng mai khác ở phường An Phú Đông, quận 12, chia sẻ trồng mai rất kỳ công, cả năm phải vun xới từng gốc mai, phải thường xuyên theo dõi, bón phân, phun thuốc định kỳ để phòng sâu đục thân và bệnh nấm, loại bệnh thường gặp ở cây mai, nhưng mai chỉ bán được có một mùa duy nhất là dịp tết. Khổ là vậy, nhưng chỉ cần bông lép hoặc nhỏ búp là xem như cây mai đó thất thu. Song nỗi ám ảnh nhất của bà con trồng mai là đối phó với thời tiết. Thời tiết "đỏng đảnh" một chút là mai nở sớm hoặc ngậm búp ngay. Cây nào nở sớm thì đành phải chờ đến năm sau chứ không còn cách nào khác. " Có cây phải chờ đến 3 năm vẫn không thu hoạch được gì, vì năm nào cũng nở sớm. Từ đầu năm đến giờ, vườn mai 300 gốc của tôi đã đầu tư gần 80 triệu đồng, nhưng với tình trạng này, vụ Tết năm nay nay nếu mai được giá tôi cũng chỉ "gỡ" lại chừng 30 triệu", anh Tuấn nói.
Hầu hết các vườn mai tại TP HCM thời điểm này đã nở rộ khiến người trồng méo cả mặt
Ngoài nổi lo mất mùa mai Tết, nhiều hộ trồng mai còn thêm nỗi lo chợ ế. Theo các hộ trồng mai, mọi năm thời điềm này thương lái đã ráo riết vào vườn săn mai, đặt cọc, nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa thấy bóng dáng một thương lái mai nào. Có người còn nói vui "chắc nghe tin tận thế nên không ai muốn chơi mai cả, chờ ... qua ngày tận thế xem có người đến vườn mua mai không chứ giờ này chưa thấy rục rịch gì".
Nguyên nhân của tình trạng chưa Tết đã lo chợ ế, anh Út, một cò mai nhiều năm tại TP HCM, cho biết năm nay đến thời điểm này nhưng thương lái không nhận được đơn hàng nào của doanh nghiệp nên không dám đặt hàng với nhà vườn. Riêng mai bán chợ Tết, do thời tiết quá phức tạp nên đa số các thương lái đều hạn chế đặt cọc, vì sợ lỗ do mai nở sớm.
Cũng theo đánh giá của anh Út, sản lượng mai năm nay chắc chắn ít hơn mọi năm, nhưng người mua mai cũng sẽ giảm nhiều, vì tình hình kinh tế khó khăn, người dân giảm hẳn thú chơi hoa kiểng, dễ thấy nhất là phần trang trí mai tết tại các doanh nghiệp đã gần như bị cắt.
Để vớt vát kiếm tết, nhiều chủ vườn đành tốn thêm chi phí trồng mai vào chậu, mong giảm bớt sự tác động của thời tiết.
Chỉ riêng quận Thủ Đức, TP HCM hiện có khoảng 30 vườn mai có quy mô từ 300-2.000 gốc mai, trong đó có những gốc mai có giá trị tiền tỷ, cùng với hàng trăm vườn nhỏ từ vài chục đến hơn 100 gốc đã bị nở sớm gần hết. Các chủ vườn đang vận dụng hết những kinh nghiệm, kiến thức có được sau nhiều năm làm nghề để "cứu" mai, mong vớt vát bán Tết.
Anh Hiếu, chủ vườn mai Hiếu ở phường Hiệp Bình Phước, cho biết, vườn mai 300 gốc của anh phần lớn là cây anh nhận chăm sóc của khách hàng. Giờ mai nở sớm hết đồng nghĩa với việc anh mất 1 năm làm việc không công. Đó là chưa tính đến chuyện khách hàng khó tính sẽ bắt bồi thường vì chăm mai không đúng chất lượng như cam kết. "Năm trước vừa bán mai vườn nhà vừa chăm sóc thuê mai của khách hàng gửi, gia đình 3 người làm của tôi cũng kiếm gần 50 triệu đồng. Năm nay chỉ mong khách hàng thông cảm không đòi bồi thường, nếu không thì tôi trắng tay. Giờ tôi đang tập trung chăm những gốc mai cổ thụ khách gửi, mong cứu được phần nào, vì đây là những cây mai quý giá và chủ nhân đều là người khó tính", anh Hiếu nói.
Theo kinh nghiệm 25 năm trồng mai của ông Phạm Xuân Thông, ở làng mai Hiệp Bình Phước, để cứu mai, lúc này cần che chắn mai cẩn thận, tránh toàn bộ sương mù, sương muối. Sau mưa phải dùng nước sạch rửa kỹ lá, gốc mai vì mưa thời điểm này mang nhiều a xít đồng thời phải canh tưới nước hợp lý, không để đất quá ẩm hoặc quá khô, bón thêm phân hữu cơ để cây lấy lại sức, có thể ra thêm lộc và hoa mới kịp Tết.
Theo 24h
Xác máy bay B52 'phơi' giữa thủ đô Cùng với máy bay ném bom hạng nặng tầm xa bị xé làm đôi, nhiều kỷ vật trong cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972 đang được trưng bày tại Bảo tàng chiến thắng B52, phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội).Nội Bảo tàng Chiến thắng B52 trưng bày các loại vũ khí, khí tài, hiện vật của quân và dân thủ đô....