Bảo tàng nghìn tỷ ‘rỗng ruột’ sau 2 năm mở cửa
Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng nhưng Bảo tàng Hà Nội – công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vắng khách vì nội dung trưng bày tạm bợ. Dự kiến năm 2015, bảo tàng mới hoàn tất khâu trưng bày hiện vật trị giá 875 tỷ đồng.
Bảo tàng Hà Nội được đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, khánh thành tháng 10/2010nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Đây là công trình văn hóa nổi bật của thành phố với kiến trúc độc đáo, hiện đại, nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tuy nhiên, việc khánh thành bảo tàng mới hoàn tất giai đoạn 1 của dự án, và tạm thời mở cửa trưng bày khoảng 4.000 hiện vật, phần lớn là các hiện vật cổ qua các thời đại. Do vậy, hiện Bảo tàng Hà Nội vẫn vắng khách tham quan do số lượng hiện vật trưng bày khá ít ỏi, đơn điệu.
Ông Ngọc cũng cho hay, khâu chuẩn bị kịch bản trưng bày cũng mất nhiều thời gian khi cần ý kiến của các chuyên gia văn hóa, lịch sử, bảo tàng học… Nhưng đây là quy trình không thể thiếu được khiến quá trình triển khai nội dung chậm.Lý giải nguyên nhân chậm trưng bày hiện vật, ông Đồng Huyền Ngọc, Giám đốc Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng) cho biết, quá trình xây dựng bảo tàng có nhiều thay đổi khiến việc chuẩn bị nội dung cũng thay đổi. Trước đây, dự án được thành phố giao Sở Văn hóa làm chủ đầu tư, song năm 2008 lại giao cho Sở Xây dựng. Khi lập dự án, đã tính đến đề cương trưng bày hiện vật, song do thay đổi địa giới hành chính (Hà Tây sáp nhập Hà Nội năm 2008) nên đơn vị soạn thảo đã phải thay đổi toàn bộ nội dung, chỉnh lý đề cương chi tiết.
Bảo tàng hiện trưng bày tạm khoảng 4.000 hiện vật . Ảnh: Phương Sơn
Cuối năm 2011, thiết kế tổng thể nội dung trưng bày bảo tàng Hà Nội mới được UBND Hà Nội phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư hơn 870 tỷ đồng. Ban quản lý dự án đã tiến hành mời thầu tư vấn thiết kế chi tiết khâu trưng bày. Công đoạn thi công các hạng mục của bảo tàng sẽ tiến hành trong năm 2013 – 2014.
Theo kịch bản trưng bày, ý tưởng sông Hồng xuyên suốt quá trình phát triển thủ đô. Rất nhiều bối cảnh như cầu Thê Húc, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Đền Cổ Loa, cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội hay cánh rừng nhiệt đới… nhằm tái hiện lịch sử, văn hóa kinh thành Thăng Long, thiên nhiên và con người Hà Nội. Cùng với đó là các thiết bị đa phương tiện, đồ họa cỡ lớn giúp người xem tiếp cận thông tin lịch sử và tạo hiệu ứng hình ảnh.
* Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp nhanh
Ông Nguyễn Tiến Đà, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết, vì các hiện vật hiện nay được trưng bày tạm thời, bảo tàng không sử dụng mô hình, sa bàn tốn kém mà chủ yếu thể hiện bằng phương pháp truyền thống nên chưa thu hút du khách tham quan. Mỗi tháng, Bảo tàng này đón khoảng 6.500 khách đến xem, trong đó có khoảng 10% là khách nước ngoài. Vì chưa chính thức hoạt động nên chưa thu phí tham quan của du khách.
Video đang HOT
Ông Đà cũng cho biết, hiện Bảo tàng Hà Nội có hơn 60.000 hiện vật, tài liệu đang lưu trữ trong kho và vẫn tiếp tục sưu tầm theo các chủ đề theo phương án thiết kế đã được thành phố phê duyệt. “Thời gian tới, Bảo tàng Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện phù hợp với văn hóa, cuộc sống người Hà Nội xưa để thu hút khách đến tham quan”, ông Đà nói.
Việc Bảo tàng Hà Nội chậm hoàn thiện khâu trưng bày gây thất vọng cho không ít du khách tham quan muốn tìm hiểu về lịch sử thủ đô. Dù bỏ thời gian đến bảo tàng nhưng thông tin du khách thu nhận được lại quá ít ỏi và nhàm chán.
Trao đổi với VnExpress.net, GS sử học Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta hì hục xây dựng một bảo tàng chi phí hàng nghìn tỷ mà không tính đến cái ruột của nó là điều vô lý. Để bây giờ bảo tàng đã mở cửa song rất ít người đến thăm, trong khi vẫn phải có một bộ máy quản lý, bảo quản các hiện vật.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội cần rút kinh nghiệm trong việc giao chủ đầu tư xây dựng Bảo tàng Hà Nội. Việc thay đổi chủ đầu tư do lựa chọn không đúng đã gây ra nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng, dẫn đến hoàn thành công trình nhưng tổng dự toán chưa được phê duyệt. Công trình này được dự toán thiết kế tính sai hơn 5,6 tỷ đồng, chủ đầu tư cần phải thu hồi số tiền đã thanh toán.
Theo Dantri
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ?
Khi Bảo tàng lịch sử quốc gia mới hoàn thành vào năm 2016 thì số phận Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng hiện nay sẽ ra sao? Dự kiến sẽ có bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được huy động để lấp đầy bảo tàng 11.000 tỉ?
Liên quan đến siêu bảo tàng 11.000 tỉ, PV đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG) kiêm Phó trưởng ban xây dựng nội dung và hình thức trưng bày để giải đáp phần nào những thắc mắc của dư luận.
TS Vũ Mạnh Hà cho rằng: "Xây dựng những công trình văn hóa không phải vấn đề nhiều tiền hay ít tiền mà là công trình đó có xứng đáng với tầm vóc lịch sử của dân tộc hay không. Nếu chúng ta chỉ vì miếng cơm manh áo mà không có những công trình văn hóa thì làm gì có gì để lại cho đời sau?".
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot (xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932). Ảnh: ANTĐ
Dư luận đang rất quan tâm đến việc khi hoàn thành BTLSQG mới với quy mô lớn như vậy thì chúng ta sẽ trưng bày thế nào, bày gì trong bảo tàng và vận hành nó ra sao. Là phó ban trưng bày của BTLSQG, ông có thể giúp giải đáp phần nào những thắc mắc này của công chúng?
Dự án này đã được khởi động từ năm 2007. Và để chuẩn bị cho công trình xây dựng BTLSQG, rất nhiều nhà khoa học đã được tập hợp.
Trong đó, chúng tôi quan tâm đến 3 lĩnh vực: 1. Làm đồng bộ, tránh những cái như chúng ta đã làm là lo kiến trúc trước, nội dung sau mà phải làm đồng bộ song song giữa phương án thiết kế kiến trúc và phương án thiết kế nội dung trưng bày. 2. Tập trung sưu tầm các tài liệu hiện vật để bổ sung cho nội dung trưng bày phù hợp. 3. Để vận hành 1 công trình lớn như thế thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ là vô cùng cần thiết.
Hiện Chính phủ đang cho lập dự án để đưa những cán bộ biết ngoại ngữ của BTLSQG ra nước ngoài đào tạo. Khi BTLSQG hoàn thành Bộ VHTTDL sẽ tiếp quản công trình này từ Bộ XD để đưa vào vận hành, khai thác.
Vậy là phương án xây dựng nội dung trưng bày của BTLSQG đã được thực hiện song song với quá trình chuẩn bị cho việc xây bảo tàng mới thời gian qua?
Chính phủ vẫn đang cho lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài thiết kế nội dung trưng bày.
Tức là bây giờ chúng ta mới đang lựa chọn chứ chưa có phương án trưng bày?
Đúng vậy. Phương án trưng bày này làm theo đúng quy trình bảo tàng tức là sẽ có những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo tàng kết hợp với các nhà lịch sử, nhà khoa học và nhà di sản VN cùng xây dựng để làm sao cho phù hợp với 1 công trình hiện đại và tiếp cận được với trình độ quốc tế.
Mô hình bảo tàng lịch sử quốc gia mới dự kiến sẽ hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2018
Thưa ông, từ trường hợp của Bảo tàng Hà Nội là chỉ có vỏ mà không có gì trưng bày, dư luận cũng đang rất lo lắng bởi BTLSQG có diện tích khổng lồ như vậy thì liệu ta có đủ hiện vật để lấp đầy không?
Nội dung trưng bày của BTLSQG khác với Bảo tàng Hà Nội. BTLSQG là công trình đại diện cho lịch sử quốc gia nên phạm vi trưng bày rất rộng và nội dung trưng bày cũng bao gồm nhiều lĩnh vực. Nó không bị bó hẹp như một cái bảo tàng tỉnh như Bảo tàng Hà Nội. BTLSQG sẽ khắc phục được tất cả những hạn chế trước đây về mặt trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng cũ. BTLSQG sẽ được trưng bày 1 cách toàn diện, đầy đủ, bao gồm toàn bộ các nền văn hóa tồn tại trên đất nước VN.
Với quy mô lớn như vậy thì dự kiến bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được trưng bày ở BTLSQG mới tới đây?
Dự kiến số lượng hiện vật phải phụ thuộc vào phương án xây dựng nội dung trưng bày. Chỉ khi có phương án cuối cùng thì lúc đó mới biết chính xác số lượng bao nhiêu di vật, hiện vật, bao nhiêu bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại đây.
Không chỉ cần đến lượng cán bộ làm bảo tàng lớn, Bảo tàng LSQG mới còn cần đến một lượng hiện vật khổng lồ. Ảnh: ANTĐ
Theo kế hoạch và nếu đúng tiến độ thì BTLSQG mới sẽ xong vào năm 2016. Khi đã có bảo tàng mới thì 2 bảo tàng hiện tại sẽ dùng vào mục đích gì, thưa ông?
Công trình BTLSQG chưa thể mở cửa vào năm 2016. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án và cuối năm nay bắt đầu khởi công thì đến 2016 mới xong phần xây dựng. Sau đó chúng tôi phải mất thêm 2 năm nữa để làm nội dung trưng bày trước khi đưa vào khai thác. Trong khi xây dựng đề án sáp nhập Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng để thành lập BTLSQG, chúng tôi cũng đã nói rõ rằng khi BTLSQG mới đi vào hoạt động thì Bảo tàng Lịch sử hiện nay sẽ dùng để trưng bày cổ vật đông phương còn Bảo tàng Cách mạng sẽ trở thành bảo tàng lịch sử mỹ thuật đương đại. Đây sẽ là 2 chi nhánh của BTLSQG mới.
Như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ cần đến lượng cán bộ bảo tàng khổng lồ để vận hành cả 3 bảo tàng cũ và mới?
Khi đề án được phê duyệt thì chúng ta cần khoảng 450 cán bộ viên chức. Tổng số cán bộ biên chế trong bảo tàng gồm cán bộ hiện có và những người mới sẽ được tuyển dụng.
Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp nhanh Có kiến trúc đẹp và hiện đại nhất Hà Nội nhưng chỉ sau 2 năm sử dụng, công viên Hòa Bình (Từ Liêm) đã có nhiều hạng mục hư hỏng như gạch sụt lún, bong tróc, ghế đá hỏng, giàn bằng gỗ gãy sập... Công viên Hòa Bình được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, khánh thành dịp Đại lễ 1000 năm Thăng...