Bảo tàng gây phẫn nộ vì tác phẩm xếp hạng nhan sắc nữ sinh
Một bảo tàng ở Thượng Hải, Trung Quốc phải xin lỗi và dẹp bỏ tác phẩm xếp hạng 5.000 nữ sinh đại học theo thang đánh giá từ “đẹp nhất đến xấu nhất”.
Trong bài đăng trên mạng xã hội WeChat hôm 17/6, bảo tàng OCT Contemporary Art Terminal (OCAT) quảng cáo tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Song Ta.
Các tác phẩm nghệ thuật có tiêu đề tiếng Trung là “Bông hoa trong khuôn viên trường” (Campus Flower) và tiêu đề tiếng Anh là “Uglier and Uglier”, bao gồm bộ sưu tập các hình ảnh tĩnh và video được hoàn thành vào năm 2013, theo South China Morning Post.
Tác giả cho biết anh đã ở trong khuôn viên trường đại học và ghi lại hình ảnh những người phụ nữ đi ngang qua. Sau đó, anh xếp hạng và đánh số các bức ảnh, video theo cảm quan của mình.
Các tác phẩm được ghép lại thành một video dài 7 tiếng đồng hồ, được xếp theo thứ tự từ đẹp nhất đến xấu nhất.
Tác phẩm của Song Ta xếp hạng 5.000 nữ sinh đại học theo cảm quan từ đẹp nhất đến xấu nhất. Ảnh: Artwork.
“Vì vậy, nếu muốn nhìn thấy nữ hoàng trong khuôn viên trường, bạn phải đến bảo tàng càng sớm càng tốt. Nếu không, khi hoàng hôn đến, nó sẽ trở thành một địa ngục trần gian ở nơi này”, Song nói.
Trước làn sóng chỉ trích của công chúng, bảo tàng cho biết sẽ ngay lập tức gỡ bỏ tác phẩm và đóng cửa địa điểm trưng bày để điều chỉnh thêm.
Video đang HOT
“Sau khi nhận chỉ trích, chúng tôi đã đánh giá lại nội dung của tác phẩm nghệ thuật này và lời giải thích của nghệ sĩ. Chúng tôi nhận thấy nó không tôn trọng phụ nữ và cách chụp các bức ảnh có vấn đề vi phạm bản quyền”, OCAT cho biết trên Weibo vào sáng 18/6.
“Là một bảo tàng ủng hộ sự đa dạng, chúng tôi sẽ coi đây là một lời cảnh báo để cải thiện dịch vụ của mình và đối xử với mọi người bằng sự đồng cảm”, OCAT cho biết.
Nhiều người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi làm thế nào một dự án thiếu tôn trọng phụ nữ như vậy lại được trưng bày tại một trong những bảo tàng hiện đại và uy tín nhất Trung Quốc.
“Tác phẩm nghệ thuật này không chỉ xúc phạm mà còn vi phạm quyền của cá nhân. Những người phụ nữ này thậm chí không biết mình đang bị quay phim”, một người bình luận trên Weibo.
“Tác phẩm nghệ thuật cần có những điểm đáng khen. Tôi không thể gọi Song là một nghệ sĩ, hay thậm chí là một con người”, một người khác nói.
Tác giả Song hiện không trả lời yêu cầu bình luận của South China Morning Post.
Vào tháng 1/2013, dự án Uglier and Uglier của tác giả này được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại UCCA có trụ sở tại Bắc Kinh, và cũng gây tranh cãi vào thời điểm đó.
Phát hiện bức tranh quý giá hàng nghìn USD từ bãi rác
Một cư dân đã mua lại bức tranh từ bãi tác ở Canada với giá 4,1 USD nhưng bất ngờ khi phát hiện đó là đồ quý có thể bán thu về hàng nghìn USD.
Phát hiện bức tranh quý giá hàng nghìn USD từ bãi rác
Các chuyên gia đã kiểm tra và xác nhận bức tranh quý của biểu tượng nhạc rock David Bowie mua lại từ bãi rác ở Ontario, Canada với giá 4,1 USD.
Sắp tới, bức tranh sẽ được bán trong một cuộc đấu giá nghệ thuật trực tiếp, dự kiến sẽ thu về hàng nghìn USD.
Theo Rob Cowley, chủ tịch Cowley Abbott, công ty quản lý cuộc đấu giá, bức tranh chân dung có tựa đề "DHead XLVI ", là một phần của loạt 47 tác phẩm mà Bowie tạo ra từ năm 1995 đến 1997 .
Ngay mặt sau bức tranh có kích thước 24,7 x 20,3 cm là chữ ký đặc biệt của David Bowie, kèm theo đó là thẻ gắn có tên của anh và ngày tháng năm 1997, cùng mô tả là 'cắt dán bằng máy tính và aryclic trên vải'.
Ngoài ra cũng có một nhãn hiệu từ công ty đóng khung ở London, Anh từng làm việc cho David Bowie và các nhạc sĩ nổi tiếng khác trước khi ngừng hoạt động.
Mặt sau của bức tranh
Danh tính cụ thể của người bán không được tiết lộ, chỉ biết đó không phải là một nhà sưu tập nghệ thuật, người này chỉ đơn giản là rất thích tranh.
Rob Cowley cho biết: "Bức tranh đã lọt vào mắt người đó. Trước khi lật đằng sau và phát hiện nhãn dán, họ nghĩ rằng đó là một bức tranh thú vị".
Andy Peters, chuyên gia thu thập chữ ký của David Bowie từ năm 1978 và bắt đầu tập trung xác thực các chữ ký của Bowie để chống hàng giả sau khi ông qua đời năm 2016 vì căn bệnh ung thư.
Andy Peter cho biết: "Ngay lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh, tôi đã cho đó là hàng thật. Tôi không cần phải xem chữ ký ở mặt sau. Bowie đã nhiều lần thay đổi chữ ký của mình trong suốt 55 năm sự nghiệp nhưng mỗi chữ ký đều có sắc thái nhất định mà những người làm giả không thể bắt chước".
Bowie từng vẽ nhiều bức tranh về bạn bè, gia đình, các nhạc sĩ khác và cả chân dung tự họa. Trong bức tranh mới phát hiện này, ngay cả cả giới tính cũng khó phân biệt vì không có bất cứ đặc điểm nào trên khuôn mặt ngoài hình dáng.
Rob Cowley cho biết: "Đó là một bức chân dung khá ấn tượng nhưng rất khó nhận biết cụ thể đó là người nào".
Các chuyên gia dự đoán, bức tranh giúp người bán thu về từ 7.381 đến 9.841 USD, tương đương khoảng 169 triệu đồng đến 226 triệu đồng, tuy nhiên nó đã tăng vọt quá mức giá đó vào ngày đầu tiên mở bán. Cuộc đấu giá sẽ kết thúc vào ngày 24/6.
Năm 2018, nhà đấu giá Christie's đã bán một bức tranh khác trong loạt tranh của David Bowie với giá 27.500 USD, khoảng 631 triệu đồng.
David Bowie là ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất nhạc rock nổi tiếng người Anh, cũng là người mê hội họa, nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng.
Ông bắt đầu nổi lên như một hiện tượng của làng nhạc thế giới từ đầu thập niên 1970. Trong sự nghiệp kéo dài suốt 40 năm, ông đã bán được khoảng 140 triệu album. Sau khi ông qua đời ở tuổi 69, giá trị những tác phẩm có chữ ký của David Bowie tăng lên tới 300%.
Tượng Phật 'đổi màu' ẩn mình trong núi sâu: Ban ngày màu trắng như tuyết, đến đêm chuyển màu xanh lam Bức tượng Phật độc đáo này là một tác phẩm của "xứ sở chùa vàng", tuy nhiên không phải ai cũng được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nó. Ở Thái Lan, Phật giáo vô cùng phổ biến, có thể thấy những ngôi chùa ở khắp mọi nơi. "Ba bước đến một vị Phật, năm bước đến một ngôi chùa"...