Bảo tàng Điêu khắc Chăm và bài toán trùng tu gần 45 tỷ đồng
Được xây dựng từ năm 1915, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Champa.
Được xây dựng từ năm 1915, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Champa.
Trải qua 100 năm lịch sử, Bảo tàng đã phải trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa và xây dựng theo từng giai đoạn như 1936, 1975 rồi đến 2002 nhằm mở rộng không gian.
Đài thờ Mỹ Mơn E1 là một trong ba bảo vật quốc gia tại Bảo tàng – là hiện vật tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại Khu di tích Mỹ Sơn, xuất hiện từ thế kỉ thứ VII
Tuy nhiên, cho đến nay Bảo tàng Điêu khắc Chăm vẫn cho thấy sự thiếu đồng bộ và liên kết giữa các không gian với nhau, một số tòa nhà quá cũ đã xuống cấp, rạn nứt và thấm dột… đòi hỏi phải có một sự đầu tư đồng bộ. Và vấn đề bảo tồn những di sản văn hóa ở đây luôn khiến những nhà nghiên cứu khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa phải trăn trở.
Năm 2011, Bộ VH,TT&DL quyết định xếp Bảo tàng Điêu khắc Chăm là bảo tàng hạng I, cùng với 11 bảo tàng nằm trong danh sách hạng I của cả nước. Mới đây, Bảo tàng lại được đề cử vào nhóm 5 bảo tàng có lượng khách tham quan đông đảo nhất nước. Hiện nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xem là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Với những thành tựu đã đặt được, Bảo tàng Điêu khắc Chăm xứng đáng được quan tâm và cần được quan tâm một cách đúng mực.
Video đang HOT
Các vị thần phương hướng được trưng bày ở phòng Mỹ Sơn với vai trò trấn giữ các phương hướng. Thần Sấm sét Indra; Thần Lửa Agni; Thần Chết Yama; Thần Gió Vayu; Thần Isana; Thần Brahma; Thần Tài lộc Kubera.
Tại buổi tọa đàm “Khảo cổ học về Champa sau 1975 & hoạt động bảo tồn – bảo tàng” nhân kỉ niệm 100 năm thành lập mới đây, sau khi nghe các tham luận nghiên cứu của các nhà khoa học, khảo cổ từng có nhiều năm gắn bó với công tác khảo cổ học về Champa và hiểu hơn về thực trạng bảo tồn, bảo tàng trong thời gian qua. Các nhà khoa học, các vị lãnh đạo đến từ Cục Di sản Văn hóa Việt Nam, các ban ngành Đà Nẵng đã có ý kiến đề xuất việc trùng tu, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo sở VH,TT&DL thực hiện đự án cải tạo, trùng tu, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm với tổng kinh phí lên đến gần 45 tỷ đồng.
Tượng đồng Tara là tác phẩm duy nhất ở Bảo tàng được làm bằng chất liệu đồng và là tác phẩm bằng đồng lớn nhất của Điêu khắc Chăm cho đến thời điểm hiện tại.
Trao đổi với phóng viên Thể thao & Văn hóa, ông Võ Văn Thắng – Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm cho biết: “Dự án cải tạo, trùng tu, nâng cấp Bảo tàng mà thành phố vừa phê duyệt là dự án trùng tu chống xuống cấp Bảo tàng và bổ sung một số công trình phụ trợ nhằm phát huy những giá trị của Bảo tàng.
Quan điểm của dự án này là cố gắng bảo tồn nguyên trạng kiến trúc cũ, đặc biệt là các kiến trúc được xây dựng từ năm 1936 trở về trước đã trở thành quen thuộc với người dân Đà Nẵng. Cải tạo mái và tường bị thấm dột, bong nứt, bố trí lại không gian trưng bày, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và an ninh bảo vệ.
Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Champa. Tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Cùng với đó là bổ sung một số công trình phụ trợ cần thiết ở những vị trí không ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc của Bảo tàng, nhằm giúp khắc phục những thiếu thốn hiện nay.
Một số công trình như quầy lưu niệm, khu hội thảo, khu biểu diễn chuyên đề văn hóa phi vật thể, nhà kho chứa hiện vật và nơi đón tiếp khách,… sẽ được xây dựng nhưng chúng tôi sẽ tìm cách bố trí ở những vị trí hợp lý nhất, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc cũng như không gian văn hóa trưng bày của Bảo tàng”.
Đài Thờ tượng phật là một trong 500 hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Được biết, Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện là nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia thuộc nền Văn hóa Chămpa là Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu, lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ và trưng bày hơn 500 hiện vật, hầu hết là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.
Hoàng Yến
Theo_Thể thao văn hóa
Nhà Quốc hội sẽ trưng bày di vật khảo cổ thế kỷ 15-18
Khu trưng bày sẽ có tổng diện tích khoảng 3.700 m2, trong đó tầng hầm 1 giới thiệu về di tích, di vật thời kỳ Thăng Long, bao gồm từ thời Lý, Trần đến thời Lê, thế kỷ 15-18.
Một số di tích, di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc khai quật được tại khu vực tầng hầm 1 và 2 ở phía Đông của tòa Nhà Quốc hội sẽ được trưng bày ở tầng hầm của toà nhà. Ảnh: Giang Huy.
Thủ tướng vừa giao Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội". Theo đó, dưới tầng hầm Nhà Quốc hội sẽ trưng bày một số di tích, di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc khai quật được tại khu vực tầng hầm 1 và 2 ở phía Đông của tòa Nhà Quốc hội.
Khu trưng bày có tổng diện tích mặt bằng khoảng 3.700 m2, trong đó tầng hầm 1 giới thiệu về di tích, di vật thời kỳ Thăng Long, bao gồm từ thời Lý, Trần đến thời Lê, thế kỷ 15-18. Tầng hầm 2 trưng bày giới thiệu về di tích, di vật thời kỳ Tiền Thăng Long, bao gồm thời Đại La (thế kỷ 7-9) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10).
Khởi công vào tháng 10/2009, tòa nhà Quốc hội cao 39 m, gồm 3 tầng hầm và 5 tầng nổi, tổng diện tích sàn khoảng 60.000 m2. Trong quá trình xây dựng công trình, công nhân đã khai quật được một số di vật.
Lan Hạ
Theo VNE
Cận cảnh sự xuống cấp của ngôi chợ gần 90 tuổi sầm uất bậc nhất Sài Gòn Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi là Chợ Lớn, nằm ở khu vực quận 6 (TP.HCM), hoạt động từ năm 1930 đến nay. Chợ Bình Tây là trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất Sài Gòn, nhưng thời gian gần đây, các mái ngói trong khu nhà lồng chợ xuống cấp trầm trọng, thường xuyên rơi xuống gây nguy...