Bảo tàng điêu khắc Chăm: Địa điểm không thể bỏ qua cho dân mê nghệ thuật
Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm du lịch về văn hóa, tín ngưỡng. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn và trưng bày rất nhiều các hiện vật cổ của văn hóa dân tộc Chăm Pa.
1. Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm
Địa chỉ: Số 2 đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng
Giá vé: 60.000Đ/người/lượt
Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30 hàng ngày
Điểm tham quan có vị trí tọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương, nằm ngay bên bờ sông Hàn. Bảo tàng nghệ thuật Chăm Pa Đà Nẵng đang là bảo tàng về các giá trị văn hóa Chăm Pa lớn nhất nước ta. Và là niềm tự hào của người dân thành phố biển Đà nẵng.
Lịch sử hình thành và kiến trúc độc đáo của bảo tàng điêu khắc Chăm
Toà nhà đầu tiên của Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915 do 2 kiến trúc sư người Pháp là Auclair và Delaval đồng ý tưởng lên thiết kế. Thêm vào đó là sự gợi ý của Henri Parmentier – nguyên chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp) lúc bấy giờ. Ngày nay, trải qua nhiều năm chiến tranh nhưng kiến trúc của tòa nhà gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn chưa phải tu bổ hay chỉnh sửa gì.
Đến với bảo tàng Điêu khắc Chăm, bạn không chỉ được khám phá một phần lịch sử Việt Nam qua những cổ vật. Mà hơn thế, bạn còn được hòa mình vào trong không gian kiến trúc tuyệt vời hòa hóa giữa nét Pháp và Á Đông.
Trong những năm giữa của thập kỷ 1930 bắt đầu tiến hành mở rộng bảo tàng điêu khắc Chăm Pa lần thứ nhất. Mục đích là biến không gian của tòa Bảo Tàng cũ kỹ trở thành các phòng trưng bày theo chủ đề như: phòng Trà Kiệu, phòng Đồng Dương, phòng Mỹ Sơn, phòng Tháp Mẫm và hình thành dãy hành lang đặt tên theo các địa danh Kontum, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam tồn tại cho đến ngày nay.
Lần mới đây nhất là năm 2016, nơi đây được trùng tu toàn diện các tòa nhà và nâng cấp các khu trưng bày. thêm vào đó là không gian dành cho biểu diễn – hoạt động giáo dục và khu dịch vụ.
Khối lượng cổ vật đồ sộ mà bảo tàng lưu giữ
bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sở hữu riêng cho mình gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ. Tất cả được sưu tầm và thu thập từ rất nhiều nghệ nhân cũng như từ nhiều nơi trên đất nước.
Trong số những hiện vật qúy giá đó, đang có gần 500 hiện vật hiện được trưng bày bên trong bảo tàng, 187 hiện vật được trưng bày bên ngoài khuôn viên sân vườn bảo tàng và hơn 1.200 hiện vật hiện đang được lưu trữ cẩn thận bên trong kho và chưa đưa ra trưng bày công khai.
2. Tham quan các phòng trưng bày bảo tàng điêu khắc Chăm
Phòng trưng bày Đồng Dương
Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía nam. Phòng trưng bày Đồng Dương mang đến cho người xem các tác phẩm điêu khắc chứa đựng hơi hướng từ Phật giáo. Bạn sẽ cảm thấy bát ngờ cũng như thích thú với những nét trạm khắc tinh xảo cầu kỳ. Vừa có hơi hướng Trung Quốc, Ấn Độ nhưng lại cũng rất Chăm pa.
Khi tới phòng trưng bày Đồng Dương, bạn được chiêm ngưỡng 21 tác phẩm nghệ thuật của tháp Đồng Dương. Đặc biệt là pho tượng Bồ Tát, các pho tượng thần Deva hay Đài thờ Đông Dương,… Dù chỉ là một phần nhỏ thôi nhưng cũng đủ để bạn hình dung ra được sự nguy nga, tráng lệ của khu đền tháp và Phật viện này.
Phòng Mỹ Sơn
Phòng trưng bày Mỹ Sơn là khu vực dành riêng cho các hiện vật được phát hiện và sưu tầm từ thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam. Phòng Mỹ Sơn đang lưu giữ 18 hiện vật đến từ 3 nhóm khác nhau. Nhóm hiện vật phát hiện ở tháp chính, nhóm hiện vật phát hiện ở tháp phụ và nhóm các hiện vật được trang trí trên trán cửa hay trên các tường tháp cổ.
Tại phòng trưng bày Mỹ Sơn của bảo tàng điêu khắc Chăm có các hiện vật nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý. Phải kể đến như là: bức tượng thần Shiva, bức tượng thần Ganesha, đản sinh Brahma,…
Phòng Tháp Mẫm – Bình Định
Phòng Tháp Mẫm – Bình Định là phòng trưng bày tất cả các hiện vật cổ mang đậm nét văn hóa của người Champa lưu lạc tại tỉnh Bình Định. Phòng Tháp Mẫm lưu giữ tổng cộng tất cả 67 tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh tế. Thể hiện được văn hóa rất riêng của người Chăm Pa. Các cổ vậy hầu như được bảo tồn tốt, giữ được sự vẹn nguyên. Mặc dù có niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV.
Video đang HOT
Phòng trưng bày Trà Kiệu
Phòng trưng bày Trà Kiệu trưng bày các cổ vật từ kinh đô đầu tiên của người Chămpa cổ. Phòng Trà Kiệu thuộc bảo tàng điêu khắc Chăm hiện đang lưu giữ hơn 43 tác phẩm, hiện vật cổ. Có tuổi đời từ thế kỷ VII-VIII và thế kỷ XI-XII. Tất cả các hiện vật độc đáo phải kể đến như là: shiva, Vishnu, đài thờ, năng lực sáng tạo…
3. Các lưu ý cần biết khi tới bảo tàng điêu khắc Chăm
Khi đến tham quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các bạn cần lưu ý các điều sau đây để đảm bảo một chuyến tham quan thoải mái:
Không có bất kỳ hành động hoặc tác động nào vào hiện vật
Không được hút thuốc, sử dụng áo mưa và hãy nhớ là vứt rác tại đúng nơi quy định nha
Không sử dụng flash để chụp ảnh các hiện vật. Không mang theo hay sử dụng các dạng chân máy ảnh để quay chụp tại bảo tàng điêu khắc Chăm
Giữ gìn cảnh quan trong khuôn viên và xung quanh của bảo tàng
Đi nhẹ, nói khẽ và không cười đùa hoặc tiếng ồn lớn trong quá trình tham quan.
Vào năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là địa điểm được đưa vào danh sách các bảo tàng trưng bày top 1 tại Việt Nam
7 bảo tàng tại Hà Nội bạn nên ghé thăm ít nhất một lần
Hãy tận hưởng trọn vẹn không khí cuối thu trầm lắng tại các địa điểm bảo tàng mang đậm màu sắc Hà Nội cổ xưa.
Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều bảo tàng và trung tâm triển lãm nghệ thuật ấn tượng. Đây không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng mà còn là nơi cho những tâm hồn yêu thích lịch sử, nghệ thuật, văn hóa được chiêm nghiệm thêm về các giá trị tinh túy của nhân loại.
1. Bảo tàng Hà Nội
Bảo tàng Hà Nội là một trong những bảo tàng lớn và nổi tiếng tại thủ đô. Được thành lập vào năm 1982, đến nay nơi đây được tu sửa trở thành một tòa nhà có cấu trúc hình tháp ngược nguy nga, hiện đại nằm trên đường Phạm Hùng.
Nơi đây chất chứa nhiều dấu ấn lịch sử với số lượng hiện vật và cổ vật khổng lồ, đặc biệt là các bộ sưu tập đồ đá, đồ đồng, gốm sứ từ nhiều triều đại khác nhau. Đến với bảo tàng Hà Nội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh về Hà Nội xưa, những đồ vật đặc trưng của thủ đô nghìn năm văn hiến như hoa bằng lăng, bộ xương rùa Hồ Gươm...
Ngoài ra, khuôn viên bảo tàng cũng vô cùng rộng cho du khách có thể nghỉ chân và chụp những bức hình lưu niệm.
Không gian xanh và thoáng đạt tại Bảo tàng Hà Nội là điểm ưu thích của nhiều du khách khi đến đây. Ảnh: Thao Anh Nguyen, Hồng Nhung, Nguyễn Thủy, Thu Trangg.
Địa chỉ: Đường Phạm Hùng, Mễ Trì
Giờ mở cửa: 8h-17h (thứ hai - chủ nhật)
Giá vé: Miễn phí
2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Vào mùa này, hãy đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và cảm nhận cái đẹp, cái hay trong từng tác phẩm hội họa được trưng bày tại đây. Không chỉ thu hút du khách bằng những công trình mỹ thuật có giá trị, nơi đây còn khiến du khách trầm trồ vì kiến trúc xen lẫn giữa hơi thở châu Âu và cả nét văn hóa cổ truyền Việt Nam.
Không gian trưng bày nghệ thuật tại bảo tàng vô cùng đa dạng với nhiều tầng, nhiều phòng triển lãm các tác phẩm mỹ thuật nhiều chủ đề khác nhau. Từ phòng tranh lụa, tranh sơn dầu hay tranh giấy cũng thu hút nhiều du khách ghé thưởng thức.
Không gian cổ xưa với đa dạng các tác phẩm mỹ thuật là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật. Ảnh: BTMTVN, TTXVN, Duc Anh Nguyen.
Địa chỉ: Phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình
Giờ mở cửa: 8h30-17h (thứ 3 - chủ nhật)
Giá vé: 30.000-50.000 đồng/người
3. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là nơi lưu dấu những giá trị lịch sử đầy trang nghiêm, hào hùng của dân tộc Việt Nam từ thời tiền sử cho đến nay. Nơi đây giống như một cuốn sách ghi lại những chặng đường, câu chuyện xa xưa chi tiết, hấp dẫn nhất.
Đặc biệt, bảo tàng cũng sưu tầm vô số các bảo vật quốc gia, bộ sưu tập vật cổ qúy hiếm dành cho du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Với lối kiến trúc cổ điển mang đậm hơi thở dân tộc, đây chắc chắn là điểm hẹn lý tưởng cho những ai yêu thích lịch sử nước nhà.
Sống lại những trang sử hào hùng khi ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh: SG Tiếp thị, Saostar, Đài Trang.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm
- Cơ sở 2: Phố Trần Quang Khải, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h-17h (thứ hai - chủ nhật)
Giá vé: 20.000-40.000 đồng/người
4. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tọa lạc trên một con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà thành. Với mong muốn tôn vinh vẻ đẹp và công lao của người phụ nữ từ xa xưa đến nay, nơi đây cất giữ rất nhiều những giá trị văn hóa của người phụ nữ Việt, đồng thời cũng là trung tâm giao lưu văn hoá phụ nữ thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.
Các hiện vật trang sức, trang phục được trưng bày triển lãm tại bảo tàng. Ảnh: Dulich3mien, Truyền hình du lịch.
Địa chỉ: Phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm
Giờ mở cửa: 8h-17h (thứ hai - chủ nhật)
Giá vé: 10.000-40.000 đồngg/người
5. Bảo tàng Văn học Việt Nam
Một địa điểm thú vị với kho tàng văn học tri thức lớn, thế nhưng nơi đây vẫn chưa thật sự được lan tỏa đến nhiều người. Là người yêu thích văn học, bảo tàng này sẽ giống như một thánh đường lưu giữ các tư liệu, hiện vật về các nhà văn, các vị thi hào nổi tiếng muôn đời.
Không chỉ trưng bày các hiện vật qúy, bảo tàng còn bố trí tái hiện lại những hoạt cảnh trong các tác phẩm văn học nhằm lưu trữ giá trị vô giá của nó, giúp người xem như đang hòa mình vào nhịp sống lúc bấy giờ.
Kho tàng văn thơ giá trị của các vị thi hào nổi tiếng đều hội tụ tại bảo tàng này. Ảnh: Trần Hào, DT.
Địa chỉ: Đường Âu Cơ, Tây Hồ
Giờ mở cửa: 8h-17h (thứ hai - chủ nhật)
Giá vé: 20.000 đồng/người
6. Bảo tàng Gốm Bát Tràng
Dù mới mở cửa vào năm ngoái, Bảo tàng Gốm Bát Tràng đã thu hút không ít du khách đến đây thăm quan. Bảo tàng với kiến trúc thiết kế cực độc đáo lấy ý tưởng từ bàn xoay vuốt gốm, thể hiện được những nét tinh hoa đặc trưng của làng nghề gốm cổ truyền nơi đây.
Không gian 3 tầng rộng rãi là nơi chưng cất những giá trị cốt lõi của làng gốm, lịch sử hình thành và phát triển của món nghề này giúp du khách có cái nhìn sâu hơn về nó. Cách Hà Nội chỉ chưa đầy 30 phút chạy xe, chờ gì mà chưa lên lịch ghé thăm bảo tàng vào một ngày thu mát mẻ nào!
Kiến trúc độc lạ tại Bảo tàng Gốm Bát Tràng được lấy ý tưởng từ bàn xoay nặn gốm. Ảnh: Thanhnien.
Du khách cũng có cơ hội được trải nghiệm làm gốm tại đây, ngoài ra còn có các tổ hợp cà phê, quán ăn trong khu bảo tàng. Ảnh: MO.
Địa chỉ: Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên
Giờ mở cửa: 8h-18h
Giá vé: 120.000 đồng/người
7. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Cuối cùng là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm tại con phố Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội. Mỗi khi đến đây, du khách giống như được trở về với sự bình yên, giản dị nơi bản làng quê xưa cũ ngay giữa lòng thủ đô.
Nơi đây cất giữ những giá trị lịch sử của hơn 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, xoay quanh đa dạng các nền văn hóa của các dân tộc. Tại đây còn xây dựng những khu tham quan mở tái hiện lại cảnh sinh hoạt các dân làng cùng mái nhà tranh mộc mạc, tiếng suối chảy róc rách qua từng khe đất. Một nơi tuyệt vời như vậy thì chờ gì mà chưa xách xe đi trải nghiệm ngay thôi!
Nhà truyền thống của các dân tộc được tái hiện lại tại bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: Lữ hành Việt Nam, Duc Anh Nguyen, Halo Travel.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy
Giờ mở cửa: 8h30-17h30 (thứ hai - chủ nhật)
Giá vé: 10.000-40.000 đồng/người
Bảo tàng Quảng Ninh Điểm sống ảo 'triệu like" của giới trẻ Đến với Quảng Ninh, ngoài tham quan Vịnh Hạ Long thì còn một điểm đến nhất định bạn phải ghé thăm đó là bảo tàng Quảng Ninh. Kiểu cách thiết kế bắt mắt và đầy sáng tạo của địa điểm này chắc chắn sẽ giúp bạn có những tấm hình sống ảo "triệu like". 1. Giới thiệu đôi nét về viện bảo tàng...