Bao tải tiền của người Việt và dự định bán nhà của Phó TT Mỹ
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường nhưng ở nước Mỹ thì khác.
Viết câu chuyện này tôi nhớ người quen sang Washington DC, nhờ đưa đi mua sắm. Khi vào trung tâm mua sắm Potomac Mills lớn nhất của Virginia, anh ta tìm mua cái thắt lưng giá khoảng 500-700 đô la Mỹ.
Hồi đó tôi đã công tác ở DC được 5 năm, khá thuộc khu mua sắm này vì đồng hương sang nhất định phải đến đó. Nhưng tôi chưa bao giờ biết cái thắt lưng 500 đô la.
Cái có giá nhất mà tôi nghiến răng mua là đồ của Brooks Brothers khoảng 60 đô la thì phải. Còn lại dùng đồ của Bostonian khoảng 14-16 đô la.
Tìm không nổi, người quen tỏ vẻ coi thường nước Mỹ. Đương nhiên do lỗi của tôi không biết những cửa hàng sang trọng chứ không phải nước Mỹ không có những thắt lưng hàng ngàn đô la.
Lần khác có cô bạn từng là đồng nghiệp ở viện cũ sang nhà chơi cùng với các bạn khác. Cô ngạc nhiên thấy nhà tôi bé (townhouse – nhà liền kề) chỉ có ba phòng bé, phòng ăn và phòng khách.
Đối với tôi một người làm công ăn lương đó là hết khả năng chi trả tiền vay ngân hàng hàng tháng.
Cô bảo, Mỹ chán nhỉ, nhà thì bé tý, thấy anh chị phải đi chợ, rửa bát lau nhà, lo hết mọi việc gia đình. Chả bù cho nhà cô, có osin lo mọi việc, nhà 4 tầng mặt bằng hàng trăm m2, lúc nào cũng như khách sạn 5 sao.
Nghe cô nói tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Đối với người Mỹ làm công ăn lương thì việc sở hữu một ngôi nhà thật của mình là rất khó. Họ chỉ có thể vay ngân hàng để mua nhà trả góp.
Thông thường ngân hàng sẽ kiểm tra khả năng tài chính và cho vay để mua một ngôi nhà mà tiền trả hàng tháng bằng khoang 1/3 tháng lương.
Ngân hàng khôn chán, ngoài chi trả tiền nhà (mua trả góp hay thuê) thì gia đình còn phải chi tiền cho ăn uống, đi lại, xe hơi và các nhu cầu khác. Cho vay vượt khả năng tài chính thì ngân hàng sẽ mất tiền vì người vay vỡ nợ.
Video đang HOT
Một ngôi nhà giá 500 ngàn đô la có thể ước tính ra lương của chủ là bao nhiêu. Cứ cho là mỗi tháng phải chi 2 ngàn đô la cho cả tiền lãi và gốc cho cái nhà thì lương phải cỡ 6 ngàn đô la/tháng.
Ngân hàng cho vay khoảng 450 ngàn và trả trong vòng từ 20 đến 30 năm vì 50 ngàn (10%) là tiền trả trước, nếu không có thì lãi suất rất cao.
Trong suốt cuộc đời làm việc nếu may mắn sẽ trả hết nợ lúc về hưu. Phần đông lúc hưu phải bán nhà to mua nhà bé hay chuyển vào căn hộ rẻ tiền mới đủ chi trả.
Người ta ước tính khoảng 25% dân Mỹ thực sự làm chủ ngôi nhà của mình, còn lại họ nợ ngân hàng tới lúc rời bỏ thế giới này.
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường. Nhà có giá hàng trăm ngàn đô hay vài triệu đô vẫn dùng tiền mặt. Mua đứt bán đoạn, ít khi vay ngân hàng để trả góp.
Người giàu dư tiền mặt chẳng cần ngân hàng, người nghèo không đủ tín chỉ để ngân hàng cho vay.
Dài dòng thế để hiểu việc ông Joe Biden định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho con. Nhưng phần ông lấy về sau khi bán sẽ không được bao nhiêu vì phần còn nợ ngân hàng phải trả lại ngân hàng.
Có lẽ ông Joe Biden bán nhà riêng vì muốn ở nhà bé hơn, chi phí thấp hơn.
Theo thông lệ, gia đình Phó tổng thống được dinh cơ do chính phủ trả tiền trong thời gian tại nhiệm. Tổng thống ở trong Nhà Trắng, nhưng Phó tổng thống phải ở ngoài vì lý do an ninh, hai người không thể ở cạnh nhau.
Dinh thự của Phó tổng thống nằm ở trong khu gọi là đài thiên văn Hải quân Mỹ (United States Naval Observatory) ở phía đông bắc thủ đô Washington DC, được bảo vệ cẩn mật không khác gì Nhà Trắng.
Hết nhiệm kỳ, Tổng thống hay Phó tổng thống đều phải về “quê” hưởng thú điền viên. Tổng thống được hưởng lương hưu khoảng 200 ngàn đô la/năm, tương đương với lương của Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới.
Phó tổng thống không được hưởng lương hưu một cách tự động như Tổng thống mà phụ thuộc vào số năm làm tại Hạ viện hay Thượng viện. Phó tổng thống phải có ít nhất 2 năm làm việc mới được hưởng chế độ hưu.
Năm 2008, khi tranh cử cùng với Tổng thống Obama, Joe Bidden thông báo về lương năm của hai ông bà là 245 ngàn đô la trong 10 năm liền. Làm Phó tổng thống lương của ông là 230 ngàn đô la.
Như ông nói với báo chí, ông không có tiền tiết kiệm hay cổ phiếu, hết nhiệm kỳ sẽ sống dựa hoàn toàn vào tiền hưu trí do một số năm tại nhiệm ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tin cho hay, trong chương trình phỏng vấn của Đài CNN hôm 11-1, ông Joe Biden cho biết có lần chia sẻ với cấp trên trong một bữa ăn trưa cùng nhau rằng:
Nếu con trai Beau Biden buộc phải từ chức Tổng chưởng lý bang Delaware vì căn bệnh ung thư não, ông Biden và phu nhân Jill sẽ phải bán nhà để chi trả viện phí.
Khi đó Tổng thống Obama đã có một lời đề nghị xúc động:
“Tôi sẽ đưa anh tiền, bất cứ điều gì anh cần, tôi sẽ giúp đỡ. Đừng bán nhà, anh Joe. Tôi không nghĩ chúng ta phải dùng cách này. Hãy hứa với tôi điều đó” – ông Biden trích lại lời của Tổng thống Obama trong cuộc phỏng vấn.
Đối với người Mỹ thì điều đó không có gì ngạc nhiên nếu Phó tổng thống phải bán nhà chữa chạy cho con. Bởi trong một hệ thống quản lý minh bạch, những gì thuộc về tài sản chung không được động đến.
Tiền thuế của dân không thể dùng cho mục đích cá nhân, không thể là cái kho vàng lộ thiên để các quan chức đào bới.
Người thân trong gia đình bị ốm đau, Phó tổng thống phải tự bỏ tiền chi trả. Không có bệnh viện nào chữa chạy miễn phí cho con của một người chỉ vì ông ta là Phó tổng thống.
Với lương 230 ngàn đô la/năm, ông Biden khó mà đủ tiền trả viện phí cho con, nếu như biết rằng mỗi lần chạy xạ tốn kém từ 5 nghìn đến 10 nghìn đô la tùy ca bệnh.
Dù được bảo hiểm chi trả 80% nhưng phần 20% còn lại cũng là con số rất lớn nếu việc đó kéo dài vài năm. Nếu phải bán nhà chẳng có gì ngạc nhiên vì cái nhà đang ở vượt quá chi trả của gia đình.
Một người sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để mua cái thắt lưng da sẽ không thể hiểu tại sao Joe Biden không có sổ tiết kiệm, không có cổ phiếu, sống dựa vào lương hưu ít ỏi sau khi rời nhiệm sở.
Mua nhà bằng bao tải tiền, người Việt ngạc nhiên khi thấy đồng bào mình nai lưng ra kiếm tiền để có giấc mơ Mỹ, thì họ sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy một Phó tổng thống Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới phải bán nhà chạy chữa cho con.
Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã viết “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, nghĩa là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật.
Dân thường phải bán cơ nghiệp chữa chạy cho con thì tại sao Phó tổng thống không phải làm chuyện đó? Không hiểu đó là sức mạnh hay sự yếu kém của nước Mỹ, xin nhường lời cho bạn đọc.
Theo_VietNamNet
Hai người Việt ở Singapore hầu tòa vì môi giới kết hôn giả
Hai phụ nữ người Việt hôm 12-1 bị tòa án Singapore đưa ra xét xử với cáo buộc dàn xếp hôn nhân bất hợp pháp cho một phụ nữ đồng hương và một người đàn ông Singapore.
Theo Yahoo news, Nguyen Thi Yen và Le Thi Tra My bị truy tố vì vi phạm Đạo luật Di trú của Singapore khi dàn xếp cho ông Tan Teck Heng, 48 tuổi, kết hôn giả với Nguyen Thi Tu, 34 tuổi, người Việt.
Nguyen Thi Yen (áo xanh) rời tòa hôm 12-1 (Ảnh: Yahoo News)
Tan, người hôm qua ra tòa làm nhân chứng, cho biết ông đã bị cháu trai là Tan Eng Hua dụ dỗ tham gia vào phi vụ trên. Ông này khai rằng mình nợ Eng Hua 2.000 đô la Singapore (SGD) và cần tiền trả nợ nên đã nhận lời.
Trước tòa, ông Tan, người đang làm nghề rửa bát, khai đã gặp Thi Yen, Tra My, Thi Tu và cháu trai tại một quán cafe ở Ang Mo Kio hồi tháng 1-2013 và trao đổi về chuyện kết hôn. Ông này thừa nhận ông biết rằng đó là một cuộc hôn nhân giả mạo và ông không hề có tình cảm với cô gái Việt kia.
Ông cũng biết rằng việc Tu kết hôn giả với ông sẽ giúp cô tiếp tục được ở lại Singapore làm tiếp viên cho quán karaoke. Lúc đó, cô này cũng đồng ý trả cho người "chồng hờ" mỗi tháng 400 SGD.
Tan và Tu đăng ký kết hôn vào 18-3-2013 và thậm chí còn tổ chức một bữa tiệc báo hỷ tại nhà hàng cùng ngày. Theo thỏa thuận, hằng tháng Tan sẽ đưa "vợ" mình đến cơ quan quản lý nhập cư của Singapore để đóng dấu và gia hạn hộ chiếu.
"Tuy nhiên, tôi chỉ làm điều đó được hai lần trước khi bị bắt vào tháng 6-2013 và sau đó bị giam giữ" - ông này nói.
Tan khai rằng đã nhìn thấy một người đàn ông lạ mặt đưa tiền cho cháu trai vào ngày cưới. Tan khai Eng Hua nói rằng anh ta được người đàn ông trên đưa khoảng 2.000 SGD nhưng ông Tan chỉ nhận 1.150 SGD sau ba lần thanh toán riêng rẽ và không biết gì về số tiền còn lại. Vụ xét xử dự kiến kéo dài bảy ngày và tiếp tục vào sáng 13-1.
Nếu bị kết tội theo Đạo luật Di trú, Yen, 40 tuổi và My, 29 tuổi, có thể lĩnh án 10 năm tù và bị phạt 10.000 SGD.
Ngọc Như
Theo_PLO
Người Việt ở Séc hy vọng năm 2016 bớt khó khăn Năm 2015 là một năm khó khăn đối với những người Việt kinh doanh tại CH Séc. Phần lớn những người được phóng viên TTXVN hỏi thăm về doanh thu, dù là ở thủ đô Praha hay ở vùng sâu, vùng xa, dù bán hàng vải hay thực phẩm, đều trả lời tương đối giống nhau: "Bằng nửa năm ngoái". Xâm nhập thực...