Bao sức lực ngày trẻ, mẹ chồng phục vụ hết dâu cũ, tới lúc xế chiều thì em chịu lãnh đủ
Ly hôn xong, giờ chị ấy mập ra, trắng trẻo, chẳng biết ông Thuận có hối hận không… Em tủi thân quá chị ơi, bao sức lực ngày còn trẻ, mẹ chồng em phục vụ dâu cũ hết rồi, tới lúc xế chiều thì em lãnh đủ”.
Gặp tôi, Hải than: “Bà Linh vậy mà sướng! Ly hôn xong mang theo con gái lớn ra ngoài ở thảnh thơi, bao nhiêu vất vả em lãnh đủ”. Linh là vợ trước, Hải là vợ sau của Thuận. Thuận và Linh có hai con, sống chung với mẹ chồng, một thời tuy nghèo mà đầm ấm. Khi họ ly hôn, Linh ra đi, mang theo con gái lớn, chiếc xe máy và vài chục triệu. Vợ chồng thật ra cũng chẳng có dư, chỉ là mẹ chồng bán nhà, cho con dâu chút đỉnh, số còn lại bà mua căn nhà nhỏ hơn, để tránh xa hàng xóm cũ vì mặc cảm.
Chẳng bao lâu sau, Thuận cưới Hải, vẫn sống cùng mẹ Thuận, vì bà chỉ có anh là đứa con duy nhất. Chẳng biết có phải vì buồn phiền cảnh dâu, cháu tan tác, hay vì tuổi cao sức yếu mà bà đổ bệnh. Thời còn ở với Linh, bà khỏe lắm. Hai vợ chồng đi làm, bà ở nhà vừa trông hai đứa cháu nội, vừa giặt giũ, cơm nước, còn tranh thủ giờ các cháu ngủ chạy ra chợ mua thức ăn cho hôm sau. Chiều các con đi làm về, chỉ cần ngồi vào bàn, vui vẻ với bữa cơm gia đình.
Dâu mới về, bà trở bệnh nặng. Bệnh parkinson. Bà yếu đến nỗi phải ngồi xe lăn, không tự xúc cơm được, phải nhờ con dâu và các cháu bón từng thìa. Bà cũng không tự vệ sinh cá nhân được. Con trai đi làm suốt ngày, các cháu đi học, may mà con dâu mới làm việc qua mạng, có thời gian chăm sóc mẹ chồng. Cô mua tã giấy để mẹ mặc cho tiện, chịu khó trò chuyện với bà.
Vừa con nhỏ mới sinh, vừa mẹ chồng bệnh tật, Hải than: “Chăm bà vất vả còn hơn chăm trẻ. Số em khổ. Nói thì tội mẹ chồng, chứ vợ trước của chồng em đúng là số sướng. Ly hôn xong, giờ chị ấy mập ra, trắng trẻo, chẳng biết ông Thuận có hối hận không… Em tủi thân quá chị ơi, bao sức lực ngày còn trẻ, mẹ chồng em phục vụ dâu cũ hết rồi, tới lúc xế chiều thì em lãnh đủ”.
Cũng như Hải, vợ sau của anh H. là người lãnh đủ nhọc nhằn. Anh và chị K. ly hôn, K. nhận nuôi hai con, một trai một gái xấp xỉ tuổi nhau. Mẹ con sống chung được ba năm, K. bỏ về quê, giao lại hai con cho chồng cũ. Anh H. lấy vợ mới, sinh liền hai con trai. Gia đình lúc này lên đến sáu miệng ăn, một tay anh vất vả lo kinh tế. Hai con “đời lớn” tới tuổi ẩm ương, vui buồn bất chợt, nhiều lúc cũng đua đòi quần áo, xe cộ.
Cô vợ sau chất chứa lắm nỗi niềm vì “thấy hai đứa không biết thương cha, mình cũng dễ… nổi máu. Nói thì sợ mang tiếng mẹ ghẻ con chồng, mà không nói lại thấy tội nghiệp chồng mình, phải nai lưng làm nuôi sáu miệng ăn, trong khi con cái thiếu ý thức. Bà vợ trước coi vậy mà sướng, ngay chuyện con gái dậy thì, những việc tế nhị cũng phải do mình bày vẽ…”.
Video đang HOT
Chợt nhớ, ngày người chị họ của tôi ở quê đồng ý làm vợ sau của một người đàn ông, ai cũng bàn ra, sợ chị khổ thêm lần nữa. Gia đình anh nghèo, anh em đông, cha mẹ già yếu, chị thì từng lỡ một lần đò. Chị bất chấp, lập luận: “Anh em ai có phần nấy. Cha mẹ đâu phải cha mẹ của riêng ai”.
Anh vốn là tình đầu của chị, chia cách 15 năm mới gặp lại nhau. Anh cũng từng có vợ con, đã ly hôn khi con gái lên hai, con gái đã theo mẹ về sống ở Hải Phòng. Hai người gặp nhau khi ai cũng tròm trèm 50, không nghĩ đến chuyện sinh nở, chỉ là chắp nối tình cảm để được sống những ngày còn lại bên nhau.
Chị vốn khéo bán buôn nên có số vốn lớn. Về làm dâu, chị không ngại xây cho cha mẹ chồng ngôi nhà to nhất làng. Gia đình chồng từ đó rất trọng vọng chị, từ cha mẹ tới anh em, các cháu, chuyện gì cũng hỏi ý kiến chị. Ban đầu chị có phần hãnh diện, tự nhủ đừng quá chi li tiền bạc với những người đã thương yêu, tin cậy mình. Dần dần, chị mới nhận ra, dường như mọi người chỉ lợi dụng chị, ngay đến người chồng cũng trở nên ỷ lại. Anh còn hay xin chị những khoản tiền lớn để gửi cho con, rồi thường xuyên nói chuyện với vợ cũ về con gái. Việc giỗ chạp, tết nhất, mọi người đều trông vào sự “tài trợ” của chị.
Chị kể, đã mấy lần chị “quăng cục lơ” với gợi ý tiền bạc của các thành viên gia đình chồng, sau đó chị nghe phong thanh “có tiền mà ki bo”. Thỉnh thoảng, mọi người lại nhắc về nàng dâu trước như thể nuối tiếc người cũ, khiến chị tức điên.
Nhắc chuyện cũ, chị bảo, ngay cả ngày chị ra mắt gia đình chồng, cha mẹ chồng cũng lặng thinh vì lý do con trai lấy vợ lần hai, không cần rườm rà. Chị bàn với chồng phải làm vài bàn cho tử tế, xem như duyên muộn của chị cũng… chưa đến nỗi nào, 50 tuổi tuổi chẳng lẽ không có quyền được cưới hỏi đàng hoàng sao?
Chị chia sẻ, để sống cho thanh thản, giữ được mái ấm của mình không bị vướng vào những chuyện thị phi của gia đình chồng, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng, chị không muốn so bì với người cũ, không đề cập chuyện con chung con riêng. Ngay cả chuyện dấu tích người cũ trong nhà, chị cũng loại ra khỏi bộ nhớ. Chị tự nhắc mình, đó chính là “ngòi nổ” có thể phá nát tình yêu.
Chị còn vận dụng kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân trước vào cuộc hôn nhân mới để ứng phó với những vấn đề nhạy cảm. Có lẽ nhờ vậy mà đến nay, sau gần bốn năm “dấn bước vào tập hai” chị vẫn “sống tốt” với anh, ngay trong nhà chồng, nơi những cảm xúc yêu ghét cứ chuyển biến từng ngày.
Theo Afamily
Bao sức lực ngày trẻ, mẹ chồng phục vụ hết dâu cũ, tới lúc xế chiều thì em lãnh đủ
Ly hôn xong, giờ chị ấy mập ra, trắng trẻo, chẳng biết ông Thuận có hối hận không... Em tủi thân quá chị ơi, bao sức lực ngày còn trẻ, mẹ chồng em phục vụ dâu cũ hết rồi, tới lúc xế chiều thì em lãnh đủ".
ảnh minh họa
Gặp tôi, Hải than: "Bà Linh vậy mà sướng! Ly hôn xong mang theo con gái lớn ra ngoài ở thảnh thơi, bao nhiêu vất vả em lãnh đủ". Linh là vợ trước, Hải là vợ sau của Thuận. Thuận và Linh có hai con, sống chung với mẹ chồng, một thời tuy nghèo mà đầm ấm. Khi họ ly hôn, Linh ra đi, mang theo con gái lớn, chiếc xe máy và vài chục triệu. Vợ chồng thật ra cũng chẳng có dư, chỉ là mẹ chồng bán nhà, cho con dâu chút đỉnh, số còn lại bà mua căn nhà nhỏ hơn, để tránh xa hàng xóm cũ vì mặc cảm.
Chẳng bao lâu sau, Thuận cưới Hải, vẫn sống cùng mẹ Thuận, vì bà chỉ có anh là đứa con duy nhất. Chẳng biết có phải vì buồn phiền cảnh dâu, cháu tan tác, hay vì tuổi cao sức yếu mà bà đổ bệnh. Thời còn ở với Linh, bà khỏe lắm. Hai vợ chồng đi làm, bà ở nhà vừa trông hai đứa cháu nội, vừa giặt giũ, cơm nước, còn tranh thủ giờ các cháu ngủ chạy ra chợ mua thức ăn cho hôm sau. Chiều các con đi làm về, chỉ cần ngồi vào bàn, vui vẻ với bữa cơm gia đình.
Dâu mới về, bà trở bệnh nặng. Bệnh parkinson. Bà yếu đến nỗi phải ngồi xe lăn, không tự xúc cơm được, phải nhờ con dâu và các cháu bón từng thìa. Bà cũng không tự vệ sinh cá nhân được. Con trai đi làm suốt ngày, các cháu đi học, may mà con dâu mới làm việc qua mạng, có thời gian chăm sóc mẹ chồng. Cô mua tã giấy để mẹ mặc cho tiện, chịu khó trò chuyện với bà.
Vừa con nhỏ mới sinh, vừa mẹ chồng bệnh tật, Hải than: "Chăm bà vất vả còn hơn chăm trẻ. Số em khổ. Nói thì tội mẹ chồng, chứ vợ trước của chồng em đúng là số sướng. Ly hôn xong, giờ chị ấy mập ra, trắng trẻo, chẳng biết ông Thuận có hối hận không... Em tủi thân quá chị ơi, bao sức lực ngày còn trẻ, mẹ chồng em phục vụ dâu cũ hết rồi, tới lúc xế chiều thì em lãnh đủ".
Cũng như Hải, vợ sau của anh H. là người lãnh đủ nhọc nhằn. Anh và chị K. ly hôn, K. nhận nuôi hai con, một trai một gái xấp xỉ tuổi nhau. Mẹ con sống chung được ba năm, K. bỏ về quê, giao lại hai con cho chồng cũ. Anh H. lấy vợ mới, sinh liền hai con trai. Gia đình lúc này lên đến sáu miệng ăn, một tay anh vất vả lo kinh tế. Hai con "đời lớn" tới tuổi ẩm ương, vui buồn bất chợt, nhiều lúc cũng đua đòi quần áo, xe cộ.
Cô vợ sau chất chứa lắm nỗi niềm vì "thấy hai đứa không biết thương cha, mình cũng dễ... nổi máu. Nói thì sợ mang tiếng mẹ ghẻ con chồng, mà không nói lại thấy tội nghiệp chồng mình, phải nai lưng làm nuôi sáu miệng ăn, trong khi con cái thiếu ý thức. Bà vợ trước coi vậy mà sướng, ngay chuyện con gái dậy thì, những việc tế nhị cũng phải do mình bày vẽ...".
Chợt nhớ, ngày người chị họ của tôi ở quê đồng ý làm vợ sau của một người đàn ông, ai cũng bàn ra, sợ chị khổ thêm lần nữa. Gia đình anh nghèo, anh em đông, cha mẹ già yếu, chị thì từng lỡ một lần đò. Chị bất chấp, lập luận: "Anh em ai có phần nấy. Cha mẹ đâu phải cha mẹ của riêng ai".
Anh vốn là tình đầu của chị, chia cách 15 năm mới gặp lại nhau. Anh cũng từng có vợ con, đã ly hôn khi con gái lên hai, con gái đã theo mẹ về sống ở Hải Phòng. Hai người gặp nhau khi ai cũng tròm trèm 50, không nghĩ đến chuyện sinh nở, chỉ là chắp nối tình cảm để được sống những ngày còn lại bên nhau.
Chị vốn khéo bán buôn nên có số vốn lớn. Về làm dâu, chị không ngại xây cho cha mẹ chồng ngôi nhà to nhất làng. Gia đình chồng từ đó rất trọng vọng chị, từ cha mẹ tới anh em, các cháu, chuyện gì cũng hỏi ý kiến chị. Ban đầu chị có phần hãnh diện, tự nhủ đừng quá chi li tiền bạc với những người đã thương yêu, tin cậy mình. Dần dần, chị mới nhận ra, dường như mọi người chỉ lợi dụng chị, ngay đến người chồng cũng trở nên ỷ lại. Anh còn hay xin chị những khoản tiền lớn để gửi cho con, rồi thường xuyên nói chuyện với vợ cũ về con gái. Việc giỗ chạp, tết nhất, mọi người đều trông vào sự "tài trợ" của chị.
Chị kể, đã mấy lần chị "quăng cục lơ" với gợi ý tiền bạc của các thành viên gia đình chồng, sau đó chị nghe phong thanh "có tiền mà ki bo". Thỉnh thoảng, mọi người lại nhắc về nàng dâu trước như thể nuối tiếc người cũ, khiến chị tức điên.
Nhắc chuyện cũ, chị bảo, ngay cả ngày chị ra mắt gia đình chồng, cha mẹ chồng cũng lặng thinh vì lý do con trai lấy vợ lần hai, không cần rườm rà. Chị bàn với chồng phải làm vài bàn cho tử tế, xem như duyên muộn của chị cũng... chưa đến nỗi nào, 50 tuổi tuổi chẳng lẽ không có quyền được cưới hỏi đàng hoàng sao?
Chị chia sẻ, để sống cho thanh thản, giữ được mái ấm của mình không bị vướng vào những chuyện thị phi của gia đình chồng, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng, chị không muốn so bì với người cũ, không đề cập chuyện con chung con riêng. Ngay cả chuyện dấu tích người cũ trong nhà, chị cũng loại ra khỏi bộ nhớ. Chị tự nhắc mình, đó chính là "ngòi nổ" có thể phá nát tình yêu.
Chị còn vận dụng kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân trước vào cuộc hôn nhân mới để ứng phó với những vấn đề nhạy cảm. Có lẽ nhờ vậy mà đến nay, sau gần bốn năm "dấn bước vào tập hai" chị vẫn "sống tốt" với anh, ngay trong nhà chồng, nơi những cảm xúc yêu ghét cứ chuyển biến từng ngày.
Theo PNO
Màn đáp trả đầy hả hê của vợ trước khi "xổ toẹt" vào mặt chồng đơn li hôn Nhìn vẻ mặt điên cuồng của chồng, Trinh thấy hả hê vô cùng. Vậy là đã 2 tháng kể từ ngày Trinh phát hiện Dũng - chồng cô ngoại tình. 2 tháng cô sống không bằng chết, 2 tháng cô lấy nước mắt chan cơm, 2 tháng cô không đêm nào được ngon giấc vì hễ cứ nhắm mắt lại là những cảnh...