Bão số 9 tiếp tục mạnh lên, cảnh báo mưa lớn ở các tỉnh phía Nam
Chiều nay, bão số 9 tiếp tục mạnh lên. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 23/11 đến 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Nam Tây Nguyên có mưa rất to (300-500mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 300km, cách Phan Rang khoảng 310km, cách Vũng Tàu khoảng 470km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 80km tính từ tâm bão.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 9. (Ảnh: NCHMF).
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13h ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, ngay gần đảo Phú Quý, cách Phan Rang khoảng 120km, cách Vũng Tàu khoảng 210km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 80km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão nên ở khu vực phía Tây vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) đêm nay còn mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 7-8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13h ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Video đang HOT
Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Cảnh báo gió mạnh: Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa phía Tây hoàn lưu bão số 9, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 4-6m, vùng gần bờ cao 3-5m.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ ngày hôm nay (23/11) đến 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Nam Tây Nguyên có mưa rất to (300-500mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).
Cảnh báo lũ: Từ ngày 24-27/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức báo động (BĐ) 1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.
Nguyễn Dương
Theo Danviet
Cư dân đảo Phú Quý: 'Từ 2006 đến nay mới đối mặt cơn bão mạnh thế này'
Tại tâm điểm dự báo bão số 9 (Usagi) sẽ đổ bộ, người dân trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) cho biết đã di dời tàu bè, chằng chống nhà cửa chuẩn bị ứng phó với bão.
Ông Phạm Hai (một chủ tàu cá ở xã Long Hải, đảo Phú Quý) nói rằng từ hôm qua các tàu đánh bắt xa bờ đã chạy vào đất liền trú bão. Phần lớn các tàu trú bão tập trung về Phan Thiết đoạn ụ tàu ở cầu Thanh Hải. Đây là các tàu đánh bắt xa bờ từ đảo Trường Sa về, có khoảng 500 chiếc.
"Điều may mắn là tháng này biển động nên ngư dân nghỉ không đánh bắt nên việc di dời trú bão kịp thời. Năm 2006 bà con đảo Phú Quý chúng tôi hứng chiu trận bão cấp 12, mọi thứ bị quét sạch, thiệt hại vô số. Kể từ đó đến nay Phú Quý mới có nguy cơ đối mặt thêm một cơn bão mạnh như thế này" - ông Hai nói.
Toàn bộ tàu cáp đông và tàu đánh bắt xa bờ của gia đình ông Hai cũng đã được di tản khỏi đảo Phú Quý vào chiều hôm qua 22/11.
Hàng trăm tàu bè đảo Phú Quý đã di tản về neo đậu ở các âu tàu ở Phan Thiết.
Theo ghi nhận của VTC News, hiện tại trên đảo Phú Quý vẫn còn lại khoảng 200 chiếc tàu công suất nhỏ đậu ở ụ tránh trú bão xã Ngũ Phụng. Đây là ụ tàu nhỏ nên việc tránh bão không dành cho các tàu công suất lớn.
Điểm chú ý nhất là tại khu vực bè cá nơi hàng trăm bà con ngư dân đang nuôi trồng thuỷ hải sản đến vụ thu hoạch.
Điển hình như tại khu nhà bè trên biển ở xã Long Hải (Phú Quý) người dân đang khẩn trương vây lồng, chằng trụ kiên cố để tránh thiệt hại.
Nhiều hộ ngư dân di chuyển bớt hải sản lên các hồ chứa tự nhiên xung quanh đảo. Tuy nhiên số lượng di chuyển được rất ít ỏi.
Ông Huỳnh Ngợi, một chủ bè cá tại đây lo lắng khi 40-50 ô bè cá của ông trị giá hàng tỷ đồng đang vào vụ thu hoạch phải đối mặt với nguy cơ bị bão đánh tan.
"Nghe tin bão vào chúng tôi đã gia cố dây neo, giằng hết rồi nhưng không biết có trụ nổi hay không. Sáng nay thấy đài báo có thể bão vào giật cấp 12 nên tôi có huy động người di chuyển bớt hải sản vào hồ chứa sát đất liền nhưng ca nô lại hỏng nên mọi thứ đang rối quá" - ông Ngợi nói.
Hiện nay UBND huyện Phú Quốc liên tục phát loa hướng dẫn bà con chống bão, mọi lực lượng cứu hộ đã chuẩn bị, hoạt đồng tàu bè qua lại đã bị cấm.
Mọi phương tiện tàu bè tại đảo Phú Quý đã buộc ngưng hoạt động do ảnh hưởng của bão.
Theo dự báo của Trung Tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc Gia, bão số 9 (tên gọi Usagi) đang diễn biến phức tạp. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh thêm.
Hồi 4h ngày 23/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, cách đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 450km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm bão.
Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn thì đến 4h ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 230km về phía Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 130km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180km tính từ tâm bão.
HẢI MINH
Theo VTC
Bão số 9 sẽ đổ bộ đêm 24/11, tâm bão hướng thẳng Bà Rịa - Vũng Tàu Bão số 9 mở rộng phạm vi xuống các tỉnh phía Nam và sẽ đổ bộ vào đêm 24/11, tâm bão nằm giữa hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận, bão mạnh cấp 7-8 khi đổ bộ. Sáng nay (23/11), Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó bão số 9, ông...