Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, sẽ gây tổ hợp liên hoàn các hệ quả cho miền Trung
Các chuyên gia nhận định bão số 9 là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm, sẽ đi vào đất liền trong 48 giờ tới, gây tổ hợp liên hoàn các hệ quả cho miền Trung.
Chiều 26/10, tại cuộc họp thông tin về cơn bão số 9 của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, sáng nay, bão Molave đã đi vào Biển Đông. Đây là cơn bão di chuyển nhanh, có thể đi vào đất liền trong 36 đến 48 giờ tới gây mưa to, gió mạnh trên đất liền.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 9.
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia nhấn mạnh, nước ta đang đối mặt với cơn bão lớn, mạnh nhất từ đầu năm và có thể là mạnh nhất trong mùa mưa bão năm nay.
Bão đang ở cấp 12, giật cấp 15. Đây là cơn bão di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng, khả năng ảnh hưởng đến vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ cũng rất sớm. Đến đêm mai, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Theo ông Năng, bão số 9 sẽ gây ra tổ hợp liên hoàn các hệ quả bao gồm gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước biển dâng và mưa lũ.
Về nguy cơ gió mạnh, ông Năng nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, có thể đạt cấp 13, giật cấp 15. Khi vào bờ cường độ có thể duy trì ở cấp 12, giật cấp 14, vùng trọng tâm từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia.
Về sóng lớn, cơn bão với cường độ cấp 12-13 gây ra sóng cao có thể đến 10m trên biển, khi đi vào Trung Bộ độ cao sóng ít suy giảm do địa hình thoáng, biển sâu. Vùng biển Quảng Bình đến Phú Yên, sóng có thể cao từ 4-7m. Do hoàn lưu bão lớn nên Hà Tĩnh đến Bình Định khả năng nước dâng do bão từ 0.5m đến 1m.
Bão số 9 cũng gây mưa lớn trong 2 giai đoạn, đợt thứ nhất là mưa trực tiếp do bão và đợt thứ hai là do hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh.
Cụ thể, từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt. Từ 28-31/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Nghệ An có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.
Các sông từ Nghệ An đến Phú Yên xuất hiện các đợt lũ, nguy cơ cao xảy ra ngập úng diện rộng trở lại, cùng với nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.
Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đưa ra mức độ cảnh báo thiên tai cấp 4, trọng tâm từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Video: Tang thương bao phủ khắp miền Trung
Quảng Nam chủ động các phương án ứng phó bão số 9
Trước diễn biến hết sức phức tạp của cơn bão số 9 (Molave), có khả năng cao đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam với gió rất mạnh, mưa to nên tỉnh này đã chủ động các phương án để ứng phó với bão số 9, trong đó có việc cho học sinh, sinh viên toàn tỉnh nghỉ học trong 2 ngày.
Sáng 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã có Công điện số 9/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó bão số 9 (tên quốc tế là Molave) và tình hình mưa lũ.
Theo đó, dự báo 1h ngày 28/10, vị tri tâm bão số 9 cách bờ biển các tỉnh từ Quang Nam đến Phú Yên khoang 240km về phia Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - cấp 13 (115 - 150km/giờ), giật cấp 15.
Công an xã chính quy tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam giúp đỡ người dân bắt lại ống nước tự chảy bị hư hỏng do mưa lũ.
Để chủ động ứng phó với bão Molave và tình hình mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị rà soát phương án, sẵn sàng lực lương, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường; chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ đươc giao. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài san ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xay ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để bao đam an toàn tinh mạng và tài san của Nhân dân và Nhà nước.
Bố tri lực lương canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chay xiết, ngầm, tràn; kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, các địa phương ven biển tiếp tục tổ chức nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm ca các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ).
Đình hoãn các cuộc họp không liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống bão, lũ cho đến khi bão tan. Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó theo địa bàn đã đươc phân công.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai ngay các biện pháp chỉ đạo Nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bao vệ trụ ăng ten,... đam bao an toàn; cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại do mưa lũ. Hoàn thành trước 18h ngày 27/10.
Các địa phương ven biển, cửa sông sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do anh hưởng của bão. Chỉ đạo triển khai các biện pháp đam bao an toàn cho người và tài san của Nhân dân và khách du lịch ven biển, các đao, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hai san. Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do anh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đam bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy san, hai san. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 18h ngày 27/10.
Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xay ra lũ quét, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn... để thực hiện các biện pháp canh báo (cắm biển báo, khoanh dây xác định khu vực nguy hiểm, bố tri lực lương canh gác, chốt chặn...) để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh, hạn chế đi lại; chủ động phương án thưc hiên sơ tán, di dơi Nhân dân đên nơi an toan đối với những khu vưc ngập sâu, khu vưc có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét.
Cán bộ Công an huyện Tây Giang thăm hỏi, động viên gia đình cán bộ Công an xã chính quy trên địa bàn bị thiệt hại nặng về tài sản trong mưa lũ.
Đồng thời, các địa phương kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo Nhân dân tự dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đam bao sinh hoạt từ 7 - 10 ngày.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trong sáng 26/10 đã ký ban hành công văn chỉ đạo cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để phòng, tránh bão Molave. Theo đó, trước diễn biến hết sức phức tạp của cơn bão số 9 (Molave), có khả năng cao đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam với gió rất mạnh, mưa to nên tất cả trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được nghỉ học 2 ngày (27 và 28/10).
Tùy theo tình hình thực tế của cơn bão này, UBND tỉnh Quảng Nam giao Giám đốc Sở GD&ĐT, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan quyết định việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục được nghỉ hay đi học trở lại theo thẩm quyền.
130 người chết trong mưa lũ ở miền Trung Hơn 3 tuần miền Trung hứng chịu mưa lũ đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề với 130 người chết, 18 người vẫn đang mất tích, tài sản, cơ sở vật chất giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tối nay (25/10) đã có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại...