Bão số 8 trên Biển Đông hướng vào Hà Tĩnh, Quảng Trị
Đến 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị khoảng 240km về phía Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 23/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 4 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,5 đến 118,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6-8m; biển động dữ dội.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 26/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3./.
Video đang HOT
Hàng trăm ngàn hộ dân ở Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình vẫn chìm trong nước lũ
Tính đến cuối ngày 20/10, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế vẫn còn hơn 185.000 hộ dân bị ngập.
106 người chết và 27 người mất tích do mưa lũ trong 2 tuần qua
Tối 20/10, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai có báo cáo cập nhật về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra tại miền Trung trong hơn 2 tuần qua. Thống kê mới nhất cho thấy, mưa lũ đã làm 106 người chết và 27 người mất tích. Quảng Trị đang là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất về người nhất với 49 trường hợp bị thiệt mạng và 8 người hiện đang bị mất tích.
Mưa lũ tại miền Trung khiến hàng vạn hộ dân phải đi sơ tán. Ảnh: Báo Lao Động.
Tại các tỉnh miền Trung hiện có 16 tuyến quốc lộ, 163km đường quốc lộ, gần 162km đường giao thông thuộc các địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng, tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Hiện, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (tỉnh Quảng Bình) còn 7 vị trí ngập, sạt lở và nhiều tuyến đường nội tỉnh đang bị ngập lụt, chia cắt. Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) vẫn ngập trong nước lũ.
Mưa lũ còn gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp khi 370ha lúa và gần 7.000ha hoa màu bị ngập, hư hại. Hơn 5.800 con gia súc và 685.000 con gia cầm bị chết. Nông dân nhiều địa phương rơi vào tình cảnh trắng tay sau đợt mưa lũ lịch sử kéo dài nhiều ngày.
Tính đến cuối ngày 20/10, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế vẫn còn hơn 185.000 hộ dân bị ngập. Theo báo cáo, lực lượng chức năng các tỉnh đã phải sơ tán 57.500 hộ với hơn 200.000 người ra khỏi vùng trũng thấp, ngập lụt và có nguy cơ mất an toàn.
Thành phố Hà Tĩnh ứng cứu hơn 1.000 hộ dân bị lũ chia cắt
Với phương châm "Không để một người dân nào bị thiếu đói do mưa lũ", công tác ứng cứu được TP Hà Tĩnh liên tục triển khai. Đến chiều 20/10, hơn 1.000 hộ đã nhận được mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm...
3000 thùng mì tôm được cứu trợ cho người dân Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Đến chiều 20/10, toàn thành phố Hà Tĩnh vẫn còn 3.200 hộ dân bị ngập sâu. Khó khăn nhất hiện nay là nhiều hộ gia đình sống trong các ngõ nhỏ, đường nhỏ, rất khó khăn để các phương tiện ca nô, thuyền máy tiếp cận, hỗ trợ cứu trợ.
Theo đó, hơn 1.000 hộ gia đình đã được nhận cứu trợ với 3.000 thùng mì tôm, 500 thùng nước, 50 thùng lương khô và hàng chục áo phao cứu sinh. Trước mắt, số lương thực này sẽ cứu giúp bà con trong những ngày bị ngập sâu, không thể ra ngoài mua thực phẩm.
Tuy nhiên, trên địa bàn nước đang ở mức cao, cùng với việc không có điện, mạng điện thoại yếu, đứt quãng nên công việc cứu hộ, cứu nạn vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Quảng Bình: Mưa lũ khiến 100.000 nhà dân ngập, bác tin đồn vỡ đập
Tại Quảng Bình, mưa lũ đã làm 100.000 nhà dân đang bị ngập, 256 thôn bản bị cô lập, chia cắt, gần 30.000 hộ dân phải di dời. Tính đến thời điểm này, mưa lũ đã làm 6 người tử vong, trong đó 2 trường hợp ở xã Thanh Thủy (Lệ Thủy); 2 người ở các xã Gia Ninh và xã Hiền Ninh (Quảng Ninh); 1 người ở xã Quảng Minh (TX. Ba Đồn); một người tại thôn Bàu Sỏi, xã Văn Hóa (Tuyên Hóa).
Quảng Bình vẫn ngập trong nước lũ
Lệ Thủy là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của Quảng Bình khi có khoảng 32.000 nhà bị ngập nước ở hầu hết các xã của huyện này. Những ngày qua, một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng, có hiện tượng vỡ đập khiến nước lũ lên cao. Tuy nhiên, qua xác minh của phóng viên, thông tin đó hoàn toàn không chính xác.
Huế vẫn chìm sâu trong nước lũ
Những ngày này, lũ vẫn nhấn chìm hàng ngàn nhà dân ở Thừa Thiên- Huế. Cuộc sống của vạn con người đang bị đảo lộn vì khó khăn, nhiều tuyến đường còn bị ngập sâu và chia cắt. Có những nơi nước ngập gần cả 1 mét. Ông Trần Xuân Anh, Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Trà cho biết, đã có1.800 lồng cá của người dân nuôi trên sông Bồ hư hỏng và cá chết do ngọt hóa. Hàng chục lồng cá đã bị nước lũ cuốn trôi.
Huyện Quảng Điền cũng có gần 100 tấn cá bị trôi và hàng chục tấn lúa của người dân bị ngâm nước lâu ngày hư hỏng hoàn toàn.
Theo ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), trước khăn của người dân, địa phương này đã xuất hơn 6 tấn gạo, 1.200 thùng mì tôm, 1 000 lít nước cùng với nhiều thuốc men, thuốc khử trùng để cấp phát kịp thời,cứu trợ người dân.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, mưa lũ những ngày qua đã làm 27 người chết, 15 người mất tích, hơn 85 ngàn ngôi nhà bị ngập; thiệt hại khoảng 1.126 tỷ đồng.
Mưa lũ lịch sử tại miền Trung khiến 106 người chết, gần 190.000 nhà dân bị ngập Mưa lũ kéo dài ở miền Trung từ ngày 5/10 đến nay đã làm 106 người chết, 27 người còn đang mất tích. Các địa phương phải sơ tán hơn 200.000 người ra khỏi nơi có nguy cơ mất an toàn trước diễn biến của thiên tai. Mưa lũ tại miền Trung khiến hàng vạn hộ dân phải đi sơ tán. Ảnh: Báo...