Bão số 8 suy yếu và tan dần
Sáng sớm nay (19/9), sau khi đi vào địa phận các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Tuy nhiên, diễn biến sau bão còn phức tạp.
Bão số 8 tiến nhanh vào vùng ven biển miền Trung đã gây mưa to diện rộng trong những ngày qua. Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, vào sáng sớm nay, sau khi đi vào địa phận các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km suy yếu và tan dần.
Bão số 8 gây mưa to tại Huế. (Ảnh: Đại Dương)
Báo cáo từ cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 3 ngày qua ở tỉnh Hà Tĩnh, khu vực Trung Trung Bộ và các tỉnh bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150 – 350 mm, một số nơi có mưa lớn hơn như: Kỳ Lạc (Hà Tĩnh) 450mm; Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) 441mm; Lý Sơn (Quảng Ngãi) 392mm; EaHleo (Đắc Lắc) 367mm…Ở vùng ven biển các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7. Ở đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 19m/s (cấp 8); đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh 17m/s (cấp 7), giật 24m/s (cấp 9); đảo Cồn Cỏ gió mạnh 10m/s (cấp 5), giật 17m/s (cấp 7); đảo Lý Sơn gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 18m/s (cấp 8); đảo Phú Quý gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 19m/s (cấp 8)…
Cũng theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, tình hình sau bão tại miền Trung và khu vực Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp. Dự báo trong 12 – 24h tới, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam còn tiếp tục lên và ở mức cao, lũ trên các sông ở Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên có khả năng lên lại Đặc biệt, còn khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên.
Video đang HOT
Tối 18/9, thông tin từ UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 8 gây mưa rất to khiến cho đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Thượng Hóa bị ngập sâu, ách tắc cục bộ. Địa bàn các xã Thượng Hóa, Trung Hóa và Tân Hóa có lượng mưa rất lớn, nước đổ về nhanh khiến nhiều nơi bị ngập sâu, đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Thượng Hóa bị ách tắc. Hơn 20 nhà dân tại thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa cũng bị ngập trong nước. Tại xã Tân Hóa, rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão trước, người dân đã chuẩn bị hơn 170 nhà bè tránh lũ và gần 350 thuyền, bè để sẵn sàng ứng phó với lũ và lương thực dự phòng khi xảy ra hiện tượng ngập sâu dài ngày. UBND huyện Minh Hóa cũng chỉ đạo các địa phương khẩn trương hướng dẫn người dân chuẩn bị các phương án ứng phó với lũ. Ban Chỉ huy quân sự huyện cũng cử lực lượng, phượng tiện đến cắm chốt tại xã Tân Hóa để giúp dân sơ tán và ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Tại địa bàn huyện Lệ Thủy, lốc xoáy cũng đã làm gãy, đổ nhiều cột điện tại xã Lâm Thủy. Bên cạnh đó, mưa lớn khiến một cây ngô đồng tại xã Phong Thủy bị gió quật đổ, làm gãy cột điện, gây mất điện trong khu vực. Rất may không gây thiệt hại về người và tài sản. Đặng Tài
Phạm Thanh
Theo Dantri
Nơi chết rồi vẫn phải... cưới
Trong đời, một cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần. Thế nên có nhiều cặp vì lý do này khác sống với nhau trọn đời, thậm chí đã chết vẫn chưa cưới xong.
Đứng trên đường 12A nhìn xuống, thượng nguồn sông Gianh như một con rắn trườn mình hun hút dưới khe sâu. Dọc theo dòng sông là bản làng với những mái nhà sàn lúp xúp tựa lưng vào núi, quay mặt ra sông. Đó là địa bàn thuộc hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá (Minh Hoá, Quảng Bình), quê hương của người Khùa, một trong những tộc người ít nhất Việt Nam.
Bản làng người Khùa. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Ngồi bên bếp lửa trong căn nhà sàn ở bản La Trọng, ông Hồ Linh, người được coi là "bộ sách sống" của người Khùa, cho biết cuộc đời mỗi cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần thì mới được coi là thành vợ, thành chồng. Con trai, con gái người Khùa lớn lên, tìm hiểu nhau, ưng cái bụng rồi thì người con trai chủ động đi đến nhà con gái để "cướp vợ" vào lúc 3-4h sáng. Cướp được vợ, ngày hôm sau người con trai làm một cái lễ gồm 4 con gà, một mâm cơm, một hũ rượu cần tới nhà bố mẹ vợ "tạ tội", coi như lễ cưới đầu.
Đôi uyên ương về ở với nhau rồi khi nào có điều kiện thì tổ chức lễ cưới thứ hai. Cưới lần hai, lễ vật nhất thiết phải có một con lợn, một con bò để mổ thịt mời cả bản cùng chung vui. Và lễ cưới thứ ba mới là quan trọng nhất trong đời. Lễ vật lúc đó phải gấp đôi lễ vật của lễ cưới lần 2, tức là phải 2 con lợn, 2 con bò, hàng chục hũ rượu cần. Người Khùa mới chính thức thành vợ chồng sau lễ cưới này.
Phần lớn dân bản người Khùa còn nghèo, hàng năm Nhà nước vẫn phải phát gạo cứu đói. Khó khăn thế nhưng cuộc đời của một nam giới nhất nhất phải tổ chức cưới 3 lần dù nhà đó giàu hay nghèo. Ai có đủ lễ vật để mời bà con thì tổ chức sớm. Nhà nào chưa có điều kiện, đợi cho đến khi đủ trâu, bò, lợn sẽ tổ chức tiếp. Không may ai qua đời mà chưa cưới được lần 3 thì con cháu sẽ làm thay.
Nhà Hồ Thon nằm giữa bản Hà Vi. Nhà Thon nghèo, bữa cơm hàng ngày chưa được no, con cái chưa có đủ quần áo để mặc. Vậy mà Thon vẫn còn phải lo một chuyện lớn là cưới lần thứ 3 cho bố. Ông Hồ Khun, bố của Thon, đã chết cách đây mấy năm. Sau bao năm làm lụng vất vả, ông Khun mới lo cưới cho mình đến lần 2. Tuổi già, sau trận ốm nặng, ông đã qua đời. Chiểu theo lệ của bản, Hồ Thon phải đứng ra tổ chức cưới lần thứ 3 cho bố.
Bố mất được 3 năm rồi, giờ Hồ Thon đã nuôi được con bò, con trâu to. Đây là tài sản lớn nhất của nhà Thon. Nếu bán đi Thon có thể mua được nhiều gạo, quần áo ấm cho các con. Nhưng để làm tròn trách nhiệm với bố, Thon quyết định mổ trâu, mổ bò mời bà con dân bản đến ăn cưới lần thứ 3 của bố. Cả bản hôm đó được ăn uống linh đình, chỉ có Thon là buồn so. Thon bảo, đời bố vất vả nhiều, bố chẳng sống được đến ngày hôm nay mà hưởng lễ cưới lần thứ 3.
Vợ chồng người Khùa phải tổ chức đám cưới 3 lần. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Có lẽ do cưới nhau cực khổ nên người Khùa không bao giờ tính đến chuyện bỏ nhau, dù có nhiều lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Theo ông Hồ Linh, người Khùa là một tộc người thông minh, hồn nhiên và hiếu khách. Đàn ông người Khùa giỏi làm rẫy, đan lát, đàn bà thì giỏi câu cá, trỉa ngô...
Trong đời sống hàng ngày, người Khùa thường gặp gỡ nhau ở trên rẫy, dưới suối nên nhiều khi có một số người cảm tình nhau mà quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Thấy vợ mình thay đổi bất thường, Hồ Ton ở bản La Trọng (xã Dân Hóa) đã theo dõi và biết vợ có quan hệ tình cảm với Hồ Kha ở bản Hà Vi. Biết chính xác nơi Hồ Kha và vợ mình thường xuyên hẹn hò nhưng Hồ Ton không đến "bắt tại trận". Ngay cả việc nói nặng lời với vợ một câu cũng không.
Hồ Ton lặng lẽ trở về nhà mua con gà luộc sẵn và chai rượu, sau đó mời Hồ Kha đến nhà chơi, uống rượu. Hồ Kha đến, sau một tuần rượu, Hồ Ton mới bắt đầu nói: "Tao biết chuyện của mày với vợ tao rồi. Từ nay mày đừng làm rứa nữa mà tao buồn cái bụng". Ba mặt một lời, Hồ Kha không chối cãi mà xin lỗi Hồ Ton và hứa sẽ không làm việc đó nữa.
Người Khùa đã hứa là làm, và từ đó Hồ Kha không bao giờ "léng phéng" với vợ Hồ Ton nữa. Cuộc sống của vợ chồng Hồ Ton trở lại yên ấm. Còn Hồ Ton và Hồ Kha qua một thời gian đã hiểu nhau hơn, họ làm lễ buộc chỉ cổ tay cho nhau. Người Khùa đã buộc chỉ cổ tay với nhau thì đã xem nhau như anh em.
Khi nghe câu chuyện "đánh ghen" của Hồ Ton, ông Hồ Tuân, Chủ tịch UBND xã Dân Hoá xác nhận: "Đó là cách giải quyết của người Khùa. Tôi làm chủ tịch xã 2 nhiệm kỳ rồi, chuyện như vậy tôi đã gặp nhưng chưa bao giờ phải giải quyết ly hôn cho cặp vợ chồng nào cả".
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Xóm 'người rừng' Dưới chân dãy Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, mấy hộ dân người Mày ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) sống theo phương thức săn bắn, hái lượm. Đêm họ không đèn, ốm không thuốc, con cái lớn lên không học hành. Từ trạm biên phòng bản Dộ, vượt qua mấy con suối mới tới được xóm "người rừng"....