Bão số 8 suy yếu nhanh thành vùng áp thấp
Sáng nay 29.10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi bản tin cuối cùng về cơn bão số 8
Theo đó, sau khi đi vào khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, bão số 8 đã suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp.
Trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng đông đông bắc, mỗi giờ đi được 10 km, suy yếu và tan dần.
Bão số 8 đã gây mưa vừa, mưa to đến rất to tại các tỉnh ven biển phía đông Bắc bộ, bắc và trung Trung bộ. Tổng lượng mưa đo được tính đến 7 giờ sáng nay 29.10 ở khu vực ven biển Bắc bộ phổ biến trong khoảng từ 100-200 mm. Một số nơi có lượng mưa trên 300 mm như Quảng Hà (Quảng Ninh) 375 mm, Cửa Cấm (Hải Phòng) 334 mm, Văn Lý (Nam Định) 330 mm, TP.Thái Bình 404 mm.
Ở các tỉnh bắc và trung Trung bộ, mưa phổ biến từ 50-100 mm.
Các tỉnh ven biển phía đông Bắc bộ đã có gió mạnh cấp 7 – cấp 8, giật cấp 9 – cấp 10. Một số nơi có gió mạnh hơn như đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14 Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 14…
Theo TNO
Video đang HOT
Bộ đội biên phòng cứu 29 ngư dân trôi dạt trong bão
Chiều nay 28.10, Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã thực hiện hai cuộc cứu hộ, cứu được 29 ngư dân gặp nạn trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng to gió lớn.
Lúc 13 giờ ngày 28.10, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng (BĐBP) TP.Hải Phòng nhận được tin tại khu vực cửa Đông, Bến Bèo, thị trấn Cát Bà có 5 bè nuôi trồng thủy sản, trên đó có 25 người, gồm 10 trẻ em, do sóng gió to bè bị trôi ra phía ngoài cửa vịnh Bến Bèo. Đây là tình huống hết sức nguy hiểm vì lồng bè có thể bị sóng đánh vỡ, những người trên bè, đặc biệt là trẻ em có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay lập tức, Bộ chỉ huy BĐBP thành phố đã chỉ đạo đồn BP Cát Bà điều động 1 tàu, 1 xuồng và 8 cán bộ chiến sĩ ra khu vực trên để cứu hộ cứu nạn.
Đến 14 giờ 50 phút cùng ngày, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã đưa được 5 bè nuôi trồng thủy sản vào khu vực neo đậu an toàn, đưa 15 người về trụ sở UBND thị trấn Cát Bà tập trung tránh bão, số người còn lại được phân công 2 người/bè để trông coi.
Trước đó, lúc 11 giờ ngày 28.10, BĐBP cũng điều 1 xuồng máy, trưng dụng 1 tàu cá của dân và 4 cán bộ chiến sĩ ra cửa sông Văn Úc, thuộc địa phận H.Kiến Thụy cứu 4 người trên một thuyền nan đang trôi dạt.
Đây là 4 lao động trên đường từ chòi nuôi nghêu khu vực cửa Nam Hải, xã Đoàn Xá, H.Kiến Thụy vào bờ để tránh bão. Khi đến khu vực cửa sông Văn Úc, thuộc địa phận H.Kiến Thụy thì thuyền bị hỏng máy, trôi dạt trong thời tiết sóng gió cấp 5, cấp 6 nguy hiểm đến tính mạng.
Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận được phương tiện bị trôi dạt, đưa 4 lao động sang xuồng của lực lượng cứu nạn và buộc dây lai dắt phương tiện về bến Quán Chánh, H.Kiến Thụy an toàn.
Đến chiều 28.10, hơn 2.000 tàu của Nam Định đã về nơi trú bão an toàn - Ảnh Hoàng Long
Quảng Ninh: TP.Hạ Long, Cẩm Phả mất điện chưa rõ nguyên nhân
Lúc 17 giờ ngày 28.10, do ảnh hưởng của bão số 8, tại Cẩm Phả có mưa nhỏ, nhưng gió mạnh cấp 8, giật trên cấp 8.
Một lồng bè của hộ gia đình bà Nga, trú tại P.Cẩm Trung, Cẩm Phả bị sóng và gió đánh bật ra giữa biển. Tuy nhiên, cơ quan chức năng địa phương xác định không có người trên lồng bè bị trôi dạt.
Đến thời điểm này, toàn bộ tàu bè tại 3 cụm cảng trọng yếu của Cẩm Phả là: cảng Cửa Ông, cảng Kho vận và cảng Hòn Nét đã được neo đậu an toàn trong khu vực tránh, trú bão.
Tại các mỏ than của Vinacomin trên địa bàn TP.Cẩm Phả, lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu mỏ được lệnh ứng trực 24/24 giờ để kịp thời đối phó và xử lý các tình huống phát sinh do mưa bão.
Trao đổi với Thanh Niên Online lúc 17 giờ 30 phút, ông Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch UBND TP.Cẩm Phả, cho biết, khoảng 17 giờ 15 phút, toàn TP.Cẩm Phả bị mất điện mà chưa rõ nguyên nhân.
Không chỉ riêng TP.Cẩm Phả, toàn bộ địa bàn TP.Hạ Long cũng bị mất điện chưa rõ nguyên nhân. Theo ông Hoàng Quang Hải, Phó chủ tịch UBND TP.Hạ Long, Hạ Long hiện đang có gió cấp 6, mưa không đáng kể. Với tình hình như trên, thông thường ngành điện lực sẽ chưa cắt điện cho đến khi mưa bão diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, nguyên nhân gây mất điện hiện đang được làm rõ.
Với gió cấp 6, giật trên cấp 6, TP.Hạ Long cấm các phương tiện xe máy lưu thông qua cầu Bãi Cháy. Theo ông Hải, việc vận chuyển người và xe máy qua cầu Bãi Cháy sẽ do một đơn vị thuộc Công an TP.Hạ Long đảm nhiệm.
Trước đó, từ sáng 28.10, TP.Hạ Long đã tiến hành di dời dân cư ở khu vực các làng chài Ba Hang, Vung Viêng cùng dân cư ở các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao về các điểm sơ tán, tránh bão an toàn.
Hoãn lễ khởi công dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô do bão số 8
Tại Cô Tô, từ 18 giờ chiều 28.10, gió đã bắt đầu mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 9 sóng cấp 7, biển động mạnh.
Theo ông Trần Phong, Chánh văn phòng Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, lễ khởi công dự án kéo điện lưới ra huyện đảo Cô Tô dự kiến diễn ra vào sáng 28.10 đã phải hoãn lại do bão số 8.
Cũng theo ông Phong, lễ khởi công sẽ được dời lại vào một ngày khác.
Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô được tỉnh Quảng Ninh chính thức khởi động các bước triển khai năm 2011 có tổng chiều dài 65 km, tổng số vốn hơn 1.000 tỉ đồng.
Bộ đội biên phòng Nam Định buộc tàu ngư dân vào tàu lớn của lực lượng để giúp dân đưa phương tiện vào nơi trú bão an toàn - Ảnh: Hoàng Long
Nam Định: Hoàn thành sơ tán hơn 4.400 người
Đến 11 giờ ngày 28.10, Bộ đội biên phòng Nam Định xác nhận đã hoàn thành sơ tán xong 4.417 người ở khu ngoài đê chính và các cửa sông về các điểm tránh bão.
Cùng với thuyết phục, đến 18 giờ ngày 28.10, Bộ đội biên phòng Nam Định đã buộc phải dùng biện pháp cưỡng chế đối với trên 100 người, đưa toàn bộ 751 người là chủ các chủ ki-ốt, hộ kinh doanh và khách du lịch ở hai bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy) và Thịnh Long (Hải Hậu) sơ tán vào khu vực an toàn.
Theo TNO
Bão số 8 đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng Trong đêm 28/10, bão Sơn Tinh hoành hành trên bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Nam Định đã gây ra nhiều thiệt hại. * Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa, do nằm gần vùng tâm bão nên các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và Hậu Lộc có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, điện mất làm cả vùng chìm trong bóng tối. Trường...