Bão số 7 sẽ mạnh thêm trong 2 ngày tới
Bão số 7 sẽ mạnh lên cấp 13 – 14 trong 2 ngày tới, gây mưa lớn cho miền núi và các tỉnh Đông Bắc.
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp đối phó với bão số 7 có cường độ rất mạnh đang hoạt động trên biển Đông và gây ảnh hưởng lớn tới khu vực Đông Bắc nước ta.
Tại cuộc họp, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sau khi vượt qua bán đảo Luzon (Philippines), bão có giảm cường độ xuống cấp 13 (trước đó là 14, 15, giật cấp 16, 17). Tuy nhiên, trong 2 ngày tới, bão sẽ mạnh lại cấp 14.
Hiện nay, cả Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các đài dự báo khí tượng quốc tế đều đưa ra những dự báo khá thống nhất về diễn biến, hướng đi cũng như cường độ của cơn bão này.
Theo đó, nhiều khả năng (60-70%) là vùng tâm bão sẽ đi qua bán đảo Lôi Châu rồi đi vào tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Khả năng còn lại (thấp hơn) là vùng tâm bão sẽ đi vào phía đông bắc của Vịnh Bắc Bộ. Dự báo khi đi vào đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu, bão vẫn mạnh cấp 14. Nếu bão đi vào Vịnh Bắc Bộ, bão vẫn mạnh cấp 10, vùng tâm bão gió mạnh cấp 11-12. Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, không nên chỉ quá quan tâm đến vùng đổ bộ của tâm bão mà cần quan tâm cả đến vùng ảnh hưởng của cơn bão này.
Video đang HOT
Do đây là cơn bão rất mạnh, đi rất sát vịnh Bắc Bộ và khả năng ảnh hưởng đến vùng Đông Bắc là rất lớn nên vùng ảnh hưởng của bão rất rộng. Dự báo gió mạnh cấp 10 có thể bao trùm hết khu vực đông bắc của Vịnh Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh. Gió mạnh cấp 6 có thể bao trùm hết toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh khu Đông Bắc (Nam Định, Thái Bình, …).
Về thời điểm ảnh hưởng, ông Hải cho biết dự báo khoảng chiều thứ 5 (15/8) bão sẽ bắt đầu quét đến vịnh bắc Bộ (với gió mạnh cấp 6), sau đó gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10.
Ngoài ra, sẽ có một đợt mưa to đến rất to trên diện rộng, chủ yếu tập trung khu vực miền núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Đông Bắc từ ngày 15 đến hết ngày và đêm 17/8. Ông Hải cảnh báo, tình hình mưa đối với khu vực này sẽ rất đáng ngại.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, việc cần làm ngay ở thời điểm này là thông báo, hướng dẫn tàu thuyền ở quần đảo Hoàng Sa hoặc phải lên bờ hoặc phải vào nơi trú tránh an toàn. Đến sáng 15/8 bão đã gây gió mạnh cấp 6 rồi tăng lên cấp 9, cấp 10 nên thời gian đang rất gấp rút.
Riêng Quảng Ninh, Hải Phòng cần xem xét cẩm biển. Mưa lớn tại miền núi phía Bắc sẽ khiến nguy cơ lũ trở lại trên hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng. Các tỉnh miền núi phía Bắc cần đề phòng lũ lớn, các tỉnh ven sông lớn cần gấp rút khắc phục sự cố để chuẩn bị chống đợt lũ mới.
Theo VietNamNet
Khẩn trương tìm kiếm 23 người mất tích do bão số 8
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương khẩn trương tìm kiếm người bị mất tích do bão số 8.
Tại cuộc họp khẩn sáng 29.10 tại Hà Nội nhằm đánh giá, khắc phục hậu quả do bão số 8 gây ra, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết mặc dù bão không đổ bộ hoàn toàn vào đất liền nhưng đã gây ra thiệt hại nặng nề tại các địa phương ven biển ở miền Bắc.
Theo thống kê ban đầu, đã có 23 người mất tích, nhiều công trình hạ tầng của nhà nước và nhà cửa của người dân bị hư hỏng, hàng trăm tàu thuyền bị chìm và hư hại, hàng nghìn ha cây trồng bị ngập úng.
Tàu cá NĐ 2546 với 10 lao động neo đậu tại cảng Trà Lý (Thái Bình) bị đứt dây neo trôi dạt. Đến sáng 29.10, các lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã và đang khẩn trương huy động mọi phương tiện tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết dự báo mưa không nhiều trong 24 giờ tới, tình hình mưa, lũ ở Trung bộ sẽ không đáng lo ngại.
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu chính quyền địa phương các cấp khẩn trương phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng triển khai công tác tìm kiếm người bị mất tích, cứu hộ cứu nạn các ngư dân. Đồng thời, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, thực hiện các biện pháp tiêu úng, bảo vệ hoa màu vụ đông.
Bộ trưởng nhấn mạnh, công việc quan trọng nhất là khảo sát, kiểm tra những nơi có nhà cửa đổ sập để cứu chữa kịp người bị thương vong. Cùng với đó, tập trung lực lượng để cứu hộ giao thông, thông tuyến gấp rút khôi phục hệ thống điện cho Thái Bình và Nam Định, bơm tiêu úng cứu cây vụ đông.
Các thành viên Ban chỉ đạo cho biết một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý chủ quan đối phó cơn bão số 8. Mặc dù chính quyền địa phương liên tục kêu gọi người dân không ở lại trên thuyền và sơ tán đến nơi an toàn, nhưng nhiều người vẫn cố tình quay trở lại.
Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng cho biết công tác ứng phó với bão cho thấy một số vấn đề phải rút kinh nghiệm, mà trước hết là tâm lý chủ quan.
Một ví dụ là giàn khoan GFS KEY HAWAI tại Hải Phòng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được thông báo về bão nhưng chỉ di dời 2/3 trong tổng số 90 người. Bão đã làm đứt neo 3 tàu lai kéo lớn khiến giàn khoan này bị trôi giạt trên biển, hiện những người trên giàn khoan vẫn an toàn, đang chờ được cứu hộ vào bờ.
Theo laodong
"Đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du" Chiều nay 5.10, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp đối phó vớibão số 7. Phó thủ tướng đặc biệt lưu ý, phải cử lãnh đạo và người trực tại các hồ thủy điện, thủy lợi để kịp thời phát hiện, xử lý khi các sự cố xảy ra, đảm bảo an...