Bão số 4 lại đổi hướng đổ bộ vào khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Bão số 4 đang giật cấp 11, hiện chỉ cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị khoảng 130 km về phía Đông. Bão số 4 tiếp tục đổi hướng và sẽ đổ bộ từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị vào sáng sớm mai 30-8.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đã có gió giật cấp 6-7; trên đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Ở Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to.
Dự báo hướng di chuyển và vị trí của bão số 4 – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia
Hồi 19 giờ ngày 29-8, vị trí tâm bão sối 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị khoảng 170 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.
Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20 km, từ sáng sớm mai 30-8 đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bắc Quảng Trị với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Hình ảnh mây vệ tinh của bão số 4 – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia
Đến 7 giờ ngày 30-8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão số 4, mưa dông khiến cây đô tại Hà Nội khiên 1 nam thanh niên tư vong
Đến 19 giờ ngày 30-8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 103,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Lào-Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 110,5 độ Kinh Đông
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Ở Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12.
Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng – Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 4 tại tỉnh Nghệ An vào chiều 29-8. Trong ảnh: Đoàn công tác kiểm tra tại Cảng cá Cửa Hội, thị xã Cửa Lò
Video đang HOT
Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao từ 2-4 m, vùng gần tâm bão sóng biển cao 3-5 m, biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Bình nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0 m.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ sáng sớm mai 30-8, ở các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn: Từ nay đến hết ngày 30-8, ở các tỉnh Trung Bộ có mưa to đến rất to; từ nay đến ngày 2-9 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ nay đến ngày 1-9 ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, Bắc Tây Nguyên mưa rất to.
Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: 250-400 mm; Thừa Thiên – Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ: 200-300 mm; Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Đà Nẵng: 100-200 mm; Trung du, vùng núi Bắc Bộ và tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi: 50-120 mm; Các tỉnh Nam Bộ: 100-150 mm; Các tỉnh Tây Nguyên: 150-250 mm.
Trực ban 24/24
Tại Hà Tĩnh, một trong các địa phương dự báo bão sẽ đổ bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có công điện khẩn số 12/CĐ-ƯBND yêu cầu các địa phương, đơn vị hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung ứng phó với bão số 4 với phương châm “4 tại chỗ”. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, động viên bà con nông dân, huy động lực lượng, phương tiện máy móc và nhân công thu hoạch nhanh nhất lúa hè thu, các loại cây ăn quả để tránh thiệt hại do mưa lũ với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Lực lượng chức năng giúp dân chằng, néo nhà cửa trước lúc bão vào.
Hiện tại, theo báo cáo nhanh của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, tính đến ngày 27-8, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được 15.990/43.522ha (đạt 36,7%). Nhiều địa phương có diện tích lúa hè thu lớn như Can Lộc 9.138 ha, Thạch Hà 7.633 ha, Cẩm Xuyên 8.961 ha nhưng tỷ lệ diện tích được thu hoạch còn thấp (Can Lộc đạt 16,4%, Thạch Hà 40,6%, Cẩm Xuyên 20,1%).
Ngoài ra, công điện cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, UBND các huyện, thị xã ven biển nắm chắc số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển. Đồng thời, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào; hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền tại các âu tránh trú bão đảm bảo an toàn, cấm biển không cho phương tiện ra khơi khi thời tiết còn diễn biến nguy hiểm. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động chằng néo nhà cửa, bảo vệ an toàn các cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản. Kiểm tra, rà soát cụ thể từng công trình thủy lợi, đê điều, hồ đập, nhất là những nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở để kịp thời có phương án bảo vệ công trình, nhất là các công trình đang triển khai thi công, bảo đảm an toàn tuyệt đối trước diễn biến của mưa, bão.
Lực lượng chức năng giúp dân thu hoạch lúa – Ảnh: Công an Hà Tĩnh
Chuẩn bị sẵn sàng, tùy theo tình hình diễn biến của bão số 4 để triển khai phương án sơ tán dân theo kịch bản đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhà nước, nhân dân.
Người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh cho thuyền lên bờ trước lúc bão đổ bộ vào đất liền.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị và Quân khu 4 để sẵn sàng ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện trực ban 24/24 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Văn Duẩn – Bảo Anh
Theo nld.com.vn
Bão số 4 đổ bộ dịp nghỉ lễ 2/9, máy bay và tàu hải quân ứng trực
Từ trưa đến chiều tối 30/8, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai ứng phó bão số 4 chiều nay, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, trong 6 giờ qua, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây (30km/h).
Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm
Hoàn lưu của bão số 4 rộng, có xu hướng đi lệch về phía Tây dẫn đến mưa đến trước bão 1 ngày.
Trung tâm đã tham khảo các mô hình dự báo quốc tế và đều cho nhận định tương đồng nhau.
Khoảng từ trưa đến chiều tối 30/8, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Khi vào đất liền, bão số 4 sẽ có sức gió mạnh cấp 8-9, gió giật cấp 10-11.
Ông Khiêm đưa ra nhận định khu vực Bắc Biển Đông sẽ có sóng cao 4-6m, vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ sóng cao 3-5m, khu vực ven bờ sóng cao 2-3m.
Tại khu vực ven biển Thanh Hóa - Quảng Bình, độ cao mực nước do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều có thể ở mức 3,6-4,3m và từ 3-3,7m (với cường độ bão cấp 8 đổ bộ).
Từ đêm mai đến ngày 2/9, ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to.
Tổng lượng mưa cả đợt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị là 250-400mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ là 200-300mm; khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và Thừa Thiên Huế là 100-200mm; khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ, Đà Nẵng là 50-120mm.
Đỉnh lũ ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả có khả năng lũ báo động 2; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo về công tác ứng phó bão số 4
Chưa liên lạc được với 20 tàu của Quảng Trị
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài, khu vực bờ biển từ Nghệ An đến Bình Thuận hiện có 24 điểm/41,93km đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách, nhất là tại Quỳnh Thọ - Nghệ An, Quảng Phú - Quảng Bình, Hải Dương - Thừa Thiên Huế, Vĩnh Mốc - Quảng Trị, Hội An - Quảng Nam...
Hiện các đơn vị đã huy động trực gồm 6 tàu hải quân, 5 tàu cảnh sát biển, 5 tàu biên phòng, 4 tàu SAR và 4 máy bay.
Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng cho biết, đến 14h chiều nay, Bộ đội Biên phòng đã tổng hợp, hướng dẫn cho hơn 71.000 phương tiện với trên 300.000 người về diễn biến, hướng đi của cơn bão để tránh khỏi vùng nguy hiểm.
Ông Hữu thông tin, hiện tại còn 20 tàu với 146 lao động của Quảng Trị đang hoạt động ở vịnh Bắc Bộ chưa liên lạc được. Bộ đội Biên phòng đang phối hợp với địa phương và gia đình các tàu cố gắng liên lạc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng khẳng định, từ chiều nay tỉnh đã có công điện cấm biển, từ 5h sáng mai sẽ không cho tàu thuyền ra khơi nữa.
Về khách du lịch, hiện có hơn 1.000 khách đang cư trú ở Cửa Lò đã nắm bắt được thông tin để chủ động phòng tránh. Theo phương án xây dựng về tình hình mưa bão hiện tại, có thể sẽ di dời khoảng 26.000 dân ở các huyện.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng người và tài sản
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý bão số 4 xảy ra vào dịp nghỉ lễ 2/9, đây là thời gian lưu lượng người đi du lịch ở các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão rất lớn nên cần phải chú ý.
Bộ trưởng cho hay, những khu vực ảnh hưởng là những vùng vừa qua đã có tổn thương rất lớn nên phải đề phòng lũ ống, lũ quét xảy ra.
Ông đề nghị tất cả các lực lượng phối hợp với địa phương rà soát, không để tàu thuyền nào hoạt động trong phạm vi ảnh hưởng. Các địa phương từ Quảng Ninh - Quảng Nam lên kế hoạch di dời dân ở các vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan kiểm tra lại các hồ chứa xuống cấp, khu vực xung yếu, công trình xây dựng để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng người và tài sản. Các đơn vị, bộ ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão để chủ động triển khai các phương án ứng phó, tránh để tình trạng thiệt hại đáng tiếc như một số trường hợp trước đây.
Phó Thủ tướng lưu ý, căn cứ diễn biến bão để chủ động cấm biển và thông báo cho phép hoạt động trở lại. Đảm bảo an toàn trên biển, không để tàu bè và người dân ở vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 2/9. Rà soát các phương án sẵn sàng sơ tán người dân, lưu ý những khu vực có nguy cơ sạt lở.
Theo Phó Thủ tướng, sau bão thường có mưa lớn, lũ ống, lũ quét, vì vậy phải chủ động ứng phó và tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất khi sự cố xảy ra.
Hương Quỳnh
Theo vietnamnet
Diễn biến mới nhất của bão số 4 đang hướng vào Thanh Hóa đến Quảng Bình Bão số 4 đã mạnh thêm, gió giật cấp 11 đang hướng vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 4 - Podul. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG. Bão số 4 tăng cấp đang hướng vào đất liền Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc...