Bão số 3 đổ bộ vào đất liền: Các địa phương dốc sức chống bão
Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp các ngành theo dõi chặt chẽ để ứng phó với cơn bão số 3 như tháo kiệt nước đồng, khơi thông các dòng chảy…
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, cơn bão số 3 với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11, 12 sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Thái Bình được nhận định là địa phương sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 và là một trong những tỉnh nằm trong tâm bão đổ bộ từ sáng 19/8.
Để ứng phó với cơn bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp các ngành theo dõi chặt chẽ để ứng phó với cơn bão số 3, đặc biệt là chỉ đạo các địa phương tháo kiệt nước đồng, khơi thông các dòng chảy để khi có mưa bão sẽ không ảnh hưởng đến cây lúa mới cấy.
Cán bộ chiến sỹ Ban chỉ huy quân sự huyện Tiền Hải dọn lục bình khơi thông dòng chảy (Ảnh: Phi Long)
Để chủ động phòng chống cơn bão số 3, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục yêu cầu các huyện, nhất là huyện, các xã vùng ven biển khẩn trương rà soát, tổng hợp số lượng lao động canh coi trên các chòi ngao, lao động lưu động trên biển, tìm mọi giải pháp để tiếp cận bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động người dân vào nơi trú ẩn, trường hợp cố tình chống đối phải tiến hành cưỡng chế di dời ngay, tuyệt đối không để người dân nào còn ở lại biển. Bên cạnh đó, yêu cầu ngành thủy lợi tháo kiệt nước đồng để khi mưa bão cây lúa không bị ngập úng, đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt.
Trong ngày 18/8, lực lượng cán bộ chiến sỹ Ban chỉ huy quân sự huyện Tiền Hải cũng đã đồng loạt ra quân giúp dân chằng chống nhà cửa, di chuyển đồ đạc của nhân dân từ vùng ngoài bãi vào các điểm an toàn; phối hợp với lực lượng dân quân, cán bộ thủy nông trong huyện ra quân phát cây bụi, vớt bèo lục bình tại cống 4 cửa thuộc xã Nam Thịnh. Đây là cửa cống thoát nước quan trọng ở khu vực phía nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Thượng tá Vũ Văn Định, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho biết: “Lực lượng quân sự huyện Tiền Hải tổ chức lực lượng tuyên truyền các ngư dân, đánh bắt cá nuôi trồng thủy sản ngoài biển vào nơi tránh trú an toàn. Lực lượng huy động tại khu vực này khoảng 50 đồng chí và khu vực đê nội của Nam Hải – Tiền Hải là 30 đồng chí cùng với Trung đoàn 8 để kè những chỗ có nguy cơ vỡ, sạt để đảm bảo an toàn chống vỡ đê”.
Trước đó, tỉnh Thái Bình cũng đã có công điện yêu cầu các huyện cần tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu nước triệt để trên tất cả hệ thống mương máng, sông trục nội đồng. Ngành nông nghiệp chỉ đạo các công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình phân công cán bộ túc trực 24/24h tại các cống dưới đê, tranh thủ mực nước thủy triều để tiêu nước.
Xây dựng phương án, kế hoạch chống úng đề phòng khi có mưa lớn. Chủ động rà soát các hạng mục đê, kè cống xung yếu để có phương án đối phó khi có tình huống xảy ra.
** Tối qua (18/8), do ảnh hưởng của bão số 3, tại thủ đô Hà Nội đã có mưa to và gió lớn trên diện rộng. Hiện tượng ngập cục bộ, cây đổ cũng đã xuất hiện tại một số khu vực trên địa bàn thành phố. Mưa kèm gió lốc đã khiến người đi đường “chao đảo”, nhất là khi di chuyển qua khoảng trống giữa các tòa nhà cao tầng. Mưa lớn khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn, nhiều tuyến phố đã bị tắc nghẽn.
Nhiều tuyến phố Hà Nội bị ngập do mưa lớn
Video đang HOT
Lực lượng cảnh sát giao thông ứng trực tại các ngã tư phải vất vả phân luồng để không xảy ra ùn tắc.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Công điện khẩn đối phó cơn bão số 3, yêu cầu Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố hướng dẫn và đảm bảo giao thông, đặc biệt là khu vực nội đô, các đường giao thông huyết mạch và các điểm thường xảy ra úng ngập đã có trong phương án để đảm bảo giao thông.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội triển khai phương án tiêu thoát nước đô thị; Các công ty thuỷ lợi kiểm tra thiết bị, máy móc, chủ động tiêu nước đệm và triển khai phương án tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống úng ngập cho diện tích lúa mùa, cây mầu vụ hè thu và các dự án, công trình.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tổ chức lực lượng kiểm tra các cây đã được khôi phục do bị ảnh hưởng sau cơn bão số 1 để có biện pháp đảm bảo an toàn cho cây phát triển; có kế hoạch tổ chức lực lượng sẵn sàng giải tỏa cây đổ trên địa bàn thành phố khi có mưa dông lớn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra./.
Theo_VOV
Su-30MK2 gặp nạn: Huy động hơn 55 tàu ra khơi tìm Thượng tá Khải
Ban Chỉ huy quân sự đang tích cực họp bàn cùng Thiếu tá-phi công sống sót Nguyễn Hữu Cường để tìm kiếm người đồng đội còn lại trên chiếc Su-30MK2.
16 giờ 40
Chiều nay, tại Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn của Quân Khu 4 và Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An (đóng tại Hội trường Đoàn điều dưỡng Quân khu 4, thị xã Cửa Lò), Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng dồn toàn lực để tìm kiếm chiếc Su-30 mất tích và Thượng tá Trần Quang Khải. Hiện lực lượng quân sự, kiểm ngư và tỉnh Nghệ An đang huy động hơn 55 con tàu ra khơi tìm kiếm, cứu nạn. Đồng thời, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã huy động phương tiện gồm máy bay tìm kiếm. Phạm vi tìm kiếm ngoài tìm kiếm kỹ càng tại vùng biển chiếc Su-30 gặp nạn còn đang được mở rộng vùng tìm kiếm. Ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu 5 địa phương ven biển Nghệ An gồm thị xã Cửa Lò, Thị xã Hoàng Mai, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, mỗi địa phương cử 10 tàu cá đồng loạt ra biển tìm kiếm. Trên mỗi tàu cá, ngoài các ngư dân còn có 1 cán bộ biên phòng, một chiến sĩ bộ đội cùng phối hợp tìm kiếm.
16 giờ 20
Chiều nay, ngư dân Phạm Văn Lệ - người đã cứu được phi công Cường khi anh lênh đênh trên biển đã cùng vợ, con và các ngư dân đã đến Nhà điều dưỡng Quân khu 4 (thị xã Cửa Lò) để mong gặp lại anh Cường.
Ông Lệ cùng các ngư dân trên tàu mong muốn cung cấp chính xác vị trí phát hiện, cứu Thiếu tá Cường để cuộc tìm kiếm Thượng tá Khải có thêm thông tin. Đồng thời, ông Lệ cùng các ngư dân mong muốn cùng tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Ngư dân Lệ đến thị xã Cửa Lò
Đại diện Bộ Quốc Phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 4, Quân Chủng Phòng không không quân, Bộ Chỉ huy QS tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã tặng quà, động viên khen thưởng ông Lệ vì có thành xuất sắc trong cứu hộ, cứu nạn trên biển.
16 giờ 15
Nhiều bà con đến mừng cho gia đình ông Ngọ
Hiện tại rất đông nguời đến chúc mừng gia đình ông Nguyễn Hữu Ngọ - cha của thiếu tá Cường. Trong đó, đại diện chính quyền địa phương cũng đã có mặt. Gia đình vẫn chưa hết hoang mang sau 30 tiếng đồng hồ như ngồi trên lửa cho đến khi nhận được tin anh Cường từ cõi chết trở về.
Ông Ngọ, người cha già cho đến lúc này vẫn chưa dám vui mừng vì biết tin vẫn còn một đồng đội của con ông mất tích.
Nói về phi công Khải, ông Ngọ kể anh từng đến nhà ông chơi nên có biết. Bây giờ dù con mình đã bình an, ông vẫn đang rất lo lắng cho anh Khải.
Bà Lương Thị Đài, mẹ thiếu tá Cường, cho biết bố mẹ anh Khải đều đã cao tuổi, đến giờ vẫn chưa có thông tin gì của anh nên rất lo lắng cho sức khỏe của hai cụ.
15 giờ 45 phút
Ngay sau khi trở về đất liền, Thiếu tá Cường đã nhanh chóng cùng ban chỉ huy họp bàn phương án cứu nạn, tìm kiếm, xác định chính xác hơn vị trí Su-30MK2 gặp nạn và tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ là tìm kiếm Thượng tá Khải vẫn còn đang mất tích.
Thiếu tá Cường (ngồi) họp bàn cùng đồng đội. Ảnh: Đắc Lam
Thượng tá Khải là phi công cấp 1, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, vốn là người dày dạn kinh nghiệm. Được biết anh Khải có vợ và con gái năm nay vừa tròn ba tuổi.
Thượng tá Khải trong một lần bay.
Lúc này, trong khi ban chỉ huy đang khẩn trương họp bàn phương án tác chiến, tìm kiếm cứu nạn thì tại nhà Thượng tá Khải ghi nhận không khí khá im ắng. Tất cả thành viên trong đình anh Khải đều có mặt. Một số người ở trong nhà, một số khác lại hồi hộp ra đứng trước cửa. Mọi người đều rất căng thẳng chờ đợi tin tức. Ánh mắt nhìn xoáy về phía xa, trông ngóng một tin tốt lành.
Nhà của phi công Khải ở Bắc Giang. Ảnh: Phi Hùng
Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, người cháu ruột của anh Khải cho biết hiện tại một số chị gái và một em trai đang vào miền Trung, trực tiếp chờ tin tức của anh.
Ban chỉ huy đang xác định lại vị trí, tọa độ điểm rơi. Ảnh: Đắc Lam
Theo Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại việc tập tìm kiếm phi công Khải ngoài các tàu thuyền trên biển, lực lượng duy trì một máy bay thường xuyên trực bay tìm kiếm, khi có lệnh yêu cầu mới dừng.
Việc tìm kiếm tiếp tục được mở rộng ra hai bên tọa độ 19,4 độ vĩ Bắc - 106,28 độ kinh Đông. Đây là tọa độ mà tàu cá đã phát hiện và cứu được phi công Cường vào rạng sáng nay.
Trước đó, sáng 14-6, máy bay quân sự Su-30MK2 gặp nạn trên biển vào khoảng 7 giờ 30 khi cách TP Vinh (Nghệ An) khoảng 40 km. Sau đó, máy bay này được xác định rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ Bắc, 106,4 độ kinh Đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 km.
Trên máy bay lúc đó có hai phi công là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (Lục Ngạn, Bắc Giang) và Thượng tá Trần Quang Khải (Lạng Giang, Bắc Giang).
Sau một ngày đêm tìm kiếm, hôm nay (15-6), tàu cá của ngư dân đã cứu, vớt được Thiếu tá Cường. Ngay lập tức, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã cử tàu ra biển, tiếp cận tàu cá để đưa Thiếu tá Cường an toàn trở về. Thượng tá Khải đến thời điểm này vẫn chưa rõ tung tích.
PHI HÙNG-ĐẮC LAM
Theo_PLO
Hơn 16 triệu con tôm giống ở Thái Bình chết trong vụ xuân hè Từ đầu tháng 4 vừa qua, bệnh đốm trắng trên con tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã xuất hiện và lan rộng ở hai huyện ven biển tỉnh Thái Bình. Hết ngày 22/5, hiện tượng tôm chết đã xảy ra tại 451 ao nuôi. Từ đầu tháng 4 vừa qua, bệnh đốm trắng trên con tôm sú và tôm thẻ chân...