Bão số 2 gây thiệt hại ban đầu về công trình giao thông 55 tỷ đồng
Theo tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mưa lũ đã khiến các công trình giao thông tại một số tỉnh miền Trung bị thiệt hại ước tính ban đầu đến 55 tỷ đồng.
Mưa, lũ đã làm ảnh hưởng công trình giao thông trên các đường quốc lộ, ước tính thiệt hại 55 tỷ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo thiệt hại và công tác khắc phục do bão số 2 gây ra. Theo đó, tính đến 10h ngày 17.7, bão số 2 đã gây thiệt hại nhiều công trình giao thông trên đường quốc lộ (QL) và đường địa phương tại các tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Trong đó, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa được xác định là hai tỉnh thiệt hại nặng nhất. Tại tỉnh Thanh Hóa, trên QL 47, QL 217 xảy ra sụt lở 2 ta luy, làn hư hỏng 5.000m2 mặt đường. Tại tỉnh Nghệ An, nước ngập sâu và sụt lở ta luy trên QL 1, QL 16, QL46, QL 48, QL48E, QL 48D. Tổng kinh phí ước tính để khắc phục thiệt hại là 30 tỷ đồng.
Ngoài ra, tình trạng sạt lở ta luy và cây đổ cũng diễn ra trên nhiều đường tỉnh lộ của Thanh Hóa và Nghệ An. Tổng kinh phí ước tính để khắc phục thiệt hại bước 1 trên hệ thống đường địa phương là 25 tỷ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để tổ chức bảo đảm giao thông, Tổng cục đã chỉ đạo các Sở GTVT, các Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ tổ chức trực gác 24/24h tại những vị trí nguy hiểm, bố trí hệ thống an toàn giao thông tại hai đầu đoạn bị ngập, đồng thời làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều tiết bảo đảm giao thông; tập trung lực lượng vệ sinh mặt đường các đoạn đường bị ngập, kiểm tra hệ thống an toàn giao thông; sửa chữa các vị trí hư hỏng mặt đường và bị sụt lở ta luy âm để thông xe. Hiện nay Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật và báo cáo thiệt hại do bão số 2 gây ra.
Cũng theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do ảnh hưởng của bão số 2, trên đất liền các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11. Vùng biển ven bờ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 12 (đảo Hòn Ngư). Vùng ven biển từ Nam Định đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Ở ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình có gió giật cấp 6-7. Hoàn lưu bão số 2 đã gây mưa lớn cho khu vực ven biển Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Video đang HOT
Theo Danviet
Thuyền viên may mắn sống sót kể lại 7 giờ sinh tử trên biển
"Không hiểu vì lý do gì tàu lại nghiêng hẳn về phía bên mạn phải. Sóng đánh mạnh lắm, đợt sóng đầu tôi còn bám được vào tàu nhưng đến đợt thứ 3 thì tất cả bị đánh bay xuống nước. Lúc nổi lên tôi thấy xung quanh nhiều ánh đèn của áo phao. Nhìn thì rất gần nhưng lúc đó sóng to quá không thể lại gần được với nhau" - một thuyền viên tàu VTB 26 may mắn sống sót, kể lại.
Anh Sáng kể lại thời điểm tàu chìm
"Lúc đó, tôi vừa hoàn thành ca trực của mình, chuẩn bị đi ngủ. Khoảng 2h thì nghe thấy tiếng hô "tàu gặp sự cố". Tôi chỉ kịp vội lấy chiếc áo phao rồi lên boong" - May mắn sống sót sau hơn 7 giờ trôi dạt trên biển giữa sóng to gió lớn, anh Nguyễn Văn Sáng (SN 1980, trú tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, một trong 13 các thuyền viên trên tàu VTB 26) bàng hoàng nhớ lại.
Anh kể, khi thấy tàu rung động mạnh, mọi người tập trung để mặc áo phao vì biết sẽ gặp sự cố. Và chỉ trong chốc lát, con tàu chìm xuống, cả 13 người cũng chìm theo.
Anh Sáng may mắn sống sót, đang được chữa trị tại Bệnh viện đa khoa Cửa Lò.
"Lúc đó mọi người cùng tập trung một chỗ. Không hiểu vì lý do gì tàu lại nghiêng hẳn về phía bên mạn phải. Sóng đánh mạnh lắm, đợt sóng đầu tôi còn bám được vào tàu nhưng đến đợt thứ 3 thì tất cả bị đánh bay xuống nước. Lúc nổi lên tôi thấy xung quanh nhiều ánh đèn của áo phao. Nhìn thì rất gần nhưng lúc đó sóng to quá không thể lại gần được với nhau", anh Sáng nhớ lại giây phút bàng hoàng bị tàu chìm.
Ảnh hưởng bởi bão số 2, sóng biển từng con nổi lên như vòi rồng từ trên cao rồi ập xuống. Những con sóng lớn cứ chồm xuống những người thủy thủ.
Anh Nguyễn Anh Tuấn được tàu SAR411 cứu sống và đưa vào bờ an toàn.
Anh Sáng nói: "Lúc đó tôi cố ngoi lên qua từng đợt sóng lớn, uống nước biển vào rồi lại cố nôn ra để cầm cự. Những ánh sáng của phao cứu sinh, áo phao dần xa. Nhìn thấy những người bạn, anh em của mình nhưng không tài nào đến được. Tôi chỉ biết thả mình theo con nước, dựa theo dòng nước mà trôi để giữ sức".
Có thời điểm anh Sáng và một người thợ máy tên Tài trôi đến gần nhau. Hai người vừa bám vào nhau chưa được bao lâu thì bị sóng đánh bật ra.
Hơn 7 tiếng vật lộn giữa màn đêm với tiếng gió gào thét, sóng biển dữ dội, anh Sáng đã nghĩ không còn cơ hội gặp lại gia đình, người thân.
"Khi đó trời tối đen nên không thể xác định được phương hướng vì vậy tôi cũng chỉ biết cố nổi lên chờ đến sáng mong sao có tàu đi qua họ nhìn thấy sẽ cứu vớt mình. Khi ở giữa biển khơi tôi chỉ nghĩ về gia đình mình, người thân... Có lúc tôi như muốn buông xuôi... Rồi thật may mắn khi tôi được tàu Thanh Thành Đạt 35 cứu vớt. Khi được đưa lên tàu tôi mới biết mình còn sống", anh Sáng tâm sự.
Khoảng 9h sáng ngày 17/7, anh Sáng được tàu Thanh Thành Đạt 35 phát hiện và cứu sống. "Tôi được mọi người cứu, sau đó nối máy về với gia đình, báo tin cho mọi người là mình còn sống. Tôi rất cám ơn anh em tàu Thanh Thành Đạt đã cứu mình", anh Sáng xúc động nói.
Anh Cường - một thuyền viên sống sót - đang được điều trị tại BVĐK Cửa Lò.
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An vẫn đang khẩn trương tìm kiếm cứu hộ 3 thuyền viên mất tích. Anh Sáng cầu mong những thuyền viên này vượt qua "trận chiến sinh tử" và sống sót trở về.
Danh sách 13 người gặp nạn trên tàu VTB26.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Khẩn trương cứu 9 thuyền viên gặp nạn trên biển Nghệ An Tính đến 10h30, một thuyền viên tàu chở than gặp nạn đã bơi được vào đảo Hòn Ngư (Nghệ An). Như vậy, 4 thuyền viên thoát nạn, 9 người khác đang được lực lượng cứu hộ tìm kiếm. Sáng 17.7, trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, đơn...