Bão số 2 có thể quét sạch đảo nhân tạo TQ xây trái phép
Những hòn đảo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông sẽ phải hứng chịu liên tiếp những trận bão có sức gió trên 185km/giờ và sóng biển cao trên 6m ập vào.
Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Cơn bão Nida (ở Việt Nam gọi là cơn bão số 2) đang tiến vào Biển Đông sau khi càn quét qua Philippines khiến lượng mưa nơi đây vọt mức 300mm. Các chuyên gia cảnh báo những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép thời gian qua có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn sau trận bão này.
Ngày 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết phủ nhận cái gọi là “quyền lịch sử” của đường 9 đoạn mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố trên Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh lớn tiếng phủ nhận kết quả của phiên tòa và tiếp tục các hoạt động bồi lấp trái phép đảo nhân tạo.
Vài tháng sau khi xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc phải sửa một góc đảo nhân tạo do sụt lún xuống biển. Sóng dữ, bão và mực nước biển dâng cao khiến những công trình trái phép ở đây không thể chống đỡ.
Năm 2014, một báo cáo được tạp chí Nature Communications đưa ra cho thấy tác dụng hữu hiệu của những rạn san hô trong việc giảm bớt phá hoại của tự nhiên lên các đảo. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trái phép, rạn san hô ở đây đã bị cày xới và phá tan tành nên lá chắn bảo vệ không còn chức năng vốn có của nó.
Video đang HOT
Nghiên cứu chỉ ra san hô giúp giảm tới 97% năng lượng từ sóng biển. Lớp đê chắn tự nhiên mất đi đồng nghĩa đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những đợt sóng đại dương với sức công phá khủng khiếp.
San hô ở Biển Đông bị người Trung Quốc tàn phá để săn trai tượng.
Chưa hết, nếu mực nước biển dâng cao, rạn san hô bị phá hủy mỗi ngày sẽ không đủ vững chãi để đỡ những gì xây dựng trên đó. Khi phần đỉnh san hô bị yếu dần do những công trình bê tông kiên cố xây ở trên, lớp san hô này sẽ không thể phát triển và tiếp tục mọc bình thường. Thông tin trên được nhà sinh vật biển John McManus, giáo sư đại học Miami đưa ra.
Bão và siêu bão thường xuyên tấn công Biển Đông, đặc biệt trong những tháng mùa hè. Cấu trúc xây dựng lỏng lẻo trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam rất dễ “dính đòn” trong thời tiết khắc nghiệt trên biển. Với siêu bão mang gió giật 185km/giờ, sóng biển cao 6m, những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép sẽ dễ dàng biến mất.
Nhiều công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang hứng chịu những đợt bão biển đầu tiên. Cơn bão số 2 sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông và có thể gây mưa cấp độ 2 ở đại lục Trung Quốc.
Phán quyết của tòa trọng tài đưa ra hôm 12.7 bày tỏ quan ngại trước môi trường biển bị tàn phá, nhấn mạnh những rạn san hô ở các đảo nhân tạo phi pháp “bị phá hủy và gây tổn hại lâu dài”.
Các đảo và đá bị Trung Quốc xây dựng trái phép gồm đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Ga Ven, đảo Gạc Ma, đá Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Tư Nghĩa, đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo Danviet
Trung Quốc tự vẽ 'vùng biển' ở Biển Đông, dọa bỏ tù người xâm phạm
Tòa án Tối cao Trung Quốc ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc", dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây.
Các tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm nay ban hành một bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc". Bản diễn giải không nhắc đến phán quyết từ Tòa Trọng tài ngày 12/7 và tự cho rằng nó phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc lẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
"Sức mạnh tư pháp là thành phần quan trọng trong chủ quyền quốc gia", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết, theo Reuters. "Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực hiện quyền tài phán đối với các vùng lãnh hải Trung Quốc, hỗ trợ cơ quan hành chính quản lý trên biển về mặt pháp lý... bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích của Trung Quốc".
Các vùng biển có quyền tài phán theo cách diễn giải của Trung Quốc bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trung Quốc cảnh báo những người đi trái phép vào lãnh hải Trung Quốc và từ chối rời đi khi bị đuổi hoặc tiếp tục xâm nhập sau khi bị đuổi ra sẽ được coi là phạm tội hình sự "nghiêm trọng" và lĩnh án tối đa một năm tù.
"Cách giải thích này tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực thi luật đánh bắt cá trên biển", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết thêm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, đi sát vào vùng biển các quốc gia láng giềng. Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử với tài nguyên bên trong cái gọi là "đường lưỡi bò". Tòa còn kết luận không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm phi pháp có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho nước này.
Trung Quốc hàng năm còn đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Việt Nam khẳng định việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc có thể đang chờ thời khuấy bão Biển Đông Trung Quốc có thể đang kiềm chế, tránh gây rắc rối ở Biển Đông trước khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20, đồng thời chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn gay cấn nhất. Hình ảnh được cho là oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough. Ảnh: Weibo Trên Washington Post,...