Bão số 2 áp sát Nghệ An Thanh Hóa, các tỉnh đã sẵn sàng phòng, chống
Dự kiến trưa và đầu giờ chiều nay (2/8), bão số 2 sẽ áp sát Nghệ An – Thanh Hóa. Hiện các tỉnh đã sẵn sàng phòng, chống bão.
Sáng nay (2/8), Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai đã họp để đưa ra các phương án ứng phó với cơn bão số 2.
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 2 đang áp sát bờ biển các tỉnh Ninh Bình – Nghệ An, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự kiến trưa và đầu giờ chiều nay bão sẽ đi vào đất liền, với sức gió cấp 6 – 7, giật cấp 9.
Cũng trong sáng nay, đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 2 tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Biên phòng tỉnh Nghệ An kiểm tra công tác phòng, chống bão ven biển.
Tại Thanh Hóa, chiều hôm qua (1/8), Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Công điện khẩn số 17, chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan và các công ty thủy nông, triển khai nhiều giải pháp phòng chống bão.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng vừa tiếp tục có công điện khẩn về việc ứng phó với bão số 2 gửi các địa phương, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các sở ngành.
Các tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ban ngành cấp tỉnh cùng các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, trong đó chỉ đạo phải: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan; thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú; tổ chức kiểm đếm và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển; kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; trong đó cần lưu ý công tác phòng chống dịch bệnh COVID-1.
Các tỉnh cũng đã lên phương án di dời dân khi có lệnh, dự kiến Thanh Hóa – Nghệ An sẽ di dời dân tại chỗ cũng như sơ tán hàng nghìn hộ dân.
Nghệ An lên các phương án di dời dân khi có mưa lũ lớn do bão số 2
Nghệ An đang chủ động các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, trong đó đặc biệt lưu ý phương án di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở nếu có mưa lớn do ảnh hưởng bão số 2.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 có tên quốc tế là SINLAKU trên địa bàn Nghệ An đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến, tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 7 giờ ngày 2/8 phổ biến từ 70-200mm.
Thực hiện nghiêm túc nội dung các Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh Nghệ An ban hành 3 công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, cấm tàu thuyền ra khơi và công điện ứng phó với bão số 2 (SINLAKU). UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã cử nhiều đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó.
Thiếu tướng Hà Thọ Bình - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 và đoàn công tác đã về kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó với cơn bão số 2 tại Cửa Lò. Ảnh: Thu Huyền
Tính đến 7 giờ ngày 2/8, tất cả các phương tiện tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An (toàn tỉnh có 3.488 tàu thuyền với 17.440 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển) đã vào bờ trú, tránh bão số 2. Ngoài ra, có 27 phương tiện với 154 lao động của tỉnh khác vào địa bàn tỉnh Nghệ An để trú, tránh bão số 2.
Đến thời điểm này vụ hè thu - mùa, diện tích lúa đã gieo cấy 84.156,2 ha/KH 90.000 ha, (đạt 93,5%). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản: 18.670,0 ha. Tất cả các chủ hộ nuôi trồng thủy sản đã biết thông tin về cơn bão số 2 và đã chủ động các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Tại thời điểm hiện nay có khoảng 300 du khách đang lưu trú tại thị xã Cửa Lò. Tất cả các khách du lịch và chủ các cơ sở lưu trú đã nắm được thông tin về diễn biến của cơn bão số 2. Ảnh: Thu Huyền
Các công ty thủy lợi đang thực hiện vận hành các cống tiêu chính theo phương châm "gạn triều tiêu úng" để bảo vệ lúa và hoa màu, bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản; chống ngập úng ở vùng trũng. Các công trình thủy lợi đầu mối đang thi công như: Ba ra Đô Lương, Thủy lợi Bản Mồng và các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện khác đang thực hiện theo phương án phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt. Các trục tiêu chính và cống tiêu cuối hệ thống đã có phương án tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra. Hạng mục hệ thống tiêu lớn như cống Bara Nghi Quang có hư hỏng nhỏ, các đơn vị vận hành đã xây dựng phương án trong điều kiện bất lợi nhất.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Nghệ An, các địa phương đã rà soát các khu vực dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven suối ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn. Đặc biệt là tại 4 vị trí sạt lở đất các xã: Mường Típ, Mường Ải, Bảo Nam và khối 4, thị trấn Kỳ Sơn, địa phương đã sẵn sàng phương án di dời dân khi có mưa lũ đến nơi ở an toàn như: Trụ sở UBND xã, trường học, đồn biên phòng, ở nhờ các nhà dân có nơi ở an toàn.
Ngư dân Nghệ An khẩn trương chằng chống tàu thuyền. Ảnh Thu Huyền
Trên địa bàn tỉnh có 19 hồ chứa thủy điện đang vận hành khai thác. Trong đó, có 8 hồ chứa (Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mộ, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng) đang thực hiện vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả và các hồ còn lại vận hành theo quy trình đơn hồ, tất cả đã được phê duyệt các phương án PCTT và an toàn đập.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.061 hồ: trong đó có 97 hồ do doanh nghiệp quản lý, còn lại là của địa phương quản lý. Chỉ có 14 hồ đầy nước (trong đó có 2 hồ do doanh nghiệp quản lý, 12 hồ do địa phương quản lý); có 236 hồ đang bị cạn nước (trong đó có 14 hồ do doanh nghiệp quản lý, 222 hồ do địa phương quản lý); có 3 hồ dung tích lớn hơn 70% dung tích thiết kế, 13 hồ từ 50-70%, 79 hồ dung tích nhỏ hơn 50%; các hồ còn lại đạt dung tích từ 20 - 40%. Hiện nay, các hồ đã được phê duyệt phương án PCTT năm 2020.
Tàu thuyền neo đậu tránh bão số 2 tại cảng cá Cửa Hội. Ảnh: Thu Huyền
Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, tình hình thiệt hại tính đến 9 giờ 30' ngày 2/8, tại địa bàn Đồn Biên phòng Quỳnh Phương tàu cá NA93679TS của ông Lê Bá Tình, sinh năm 1981, thường trú tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, đang neo đậu ở Lạch Cờn trú tránh bão tàu bị nghiêng nước vào làm chìm tàu.
Mưa trắng trời, rát mặt ở TP HCM Do ảnh hưởng bão số 2 khiến thời tiết tại TP HCM đang có mưa to nặng hạt, nhiều nơi gió giật khá mạnh. Lúc 10 giờ 30 phút, ngày 2-8, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ phát bản tin khẩn về ảnh mây vệ tinh và ảnh Radar thời tiết ghi nhận mây đối lưu đang phát triển ở...