“Bão số 13″ sẽ là tên gọi cho cơn bão tiếp theo
Đêm qua (6/11), áp thấp nhiệt đới đã không mạnh thành bão như dự báo. Do đó tên bão số 13 được “để dành” cho cơn bão tiếp theo.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ – cho biết, áp thấp nhiệt đới đêm qua (6/11) đã đi vào vùng ven biển Khánh Hòa – Bình Thuận rồi suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, hoàn lưu áp thấp còn gây mưa to khắp các địa phương Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Ông Hải khẳng định đây là áp thấp nhiệt đới mạnh và nguy hiểm bởi ranh giới từ áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão rất nhỏ, trong khi đó vùng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực quần đảo Hoàng Sa – khu vực tập trung đông tàu thuyền của bà ngư dân đang mùa đánh bắt. Khi vào đến đất liền, áp thấp nhiệt đới lại gây mưa to, gió giật mạnh tại Nam Bộ – vùng ít khi bão vào, nhà cửa không kiên cố bằng các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Hiện hoàn lưu của áp thấp vẫn đang gây mưa cường độ lớn trên diện rộng.
Lý giải về việc cơ quan khí tượng sớm đặt tên áp thấp nhiệt đới là bão số 13, ông Hải cho biết: “Trong suốt thời gian đưa ra các bản tin dự báo, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ luôn nói rõ, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Hơn thế, giới hạn nâng cấp từ áp thấp nhiệt đới (mức gió giật 18,1m/s) lên thành bão (18,2m/s) là rất nhỏ. Trong thời gian đó, đài khí tượng Mỹ luôn nhận định đó là bão, còn đài khí tượng Việt Nam thì vẫn để ở mức độ áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão, nhưng cuối cùng tên bão số 13 vẫn chưa được dùng đến. Do đó, tên gọi bão số 13 sẽ được “để dành” cho cơn bão tiếp theo vào biển Đông”.
Về “siêu” bão mang tên quốc tế Haiyan ( Hải Yến), sáng nay 7/11, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã tổ chức họp khẩn để chuẩn bị ứng phó với cơn bão được dự báo là mạnh nhất trong vòng 10 năm gần đây. Bão hiện đang ở cấp 17 và di chuyển rất nhanh; dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung nước ta trong khoảng thời gian từ tối ngày 10 đến rạng sáng ngày 11/11. Khi vào bờ, bão sẽ ở cấp 12 đến 13, giật cấp 14 đến 15.
Vị trí và đường đi của bão Haiyan. Nguồn: Trang dự báo của Hải quân Mỹ (Theo Người lao động)
Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý các địa phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó siêu bão, đảm bảo an toàn tính mạng người dân, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản trước trong và sau bão.
Theo Dantri
TP.HCM: Đường ngập nặng, dân ì ạch đẩy xe
Mặc dù cơn bão số 13 không được hình thành, nhưng sáng nay, nhiều tuyến đường TP.HCM vẫn ngập trong biển nước do triều cường kết hợp với mưa lớn trong nhiều giờ sáng nay (7/11).
Video đang HOT
Trên đường Bình Tiên (quận 6), ngay từ sáng sớm, nước đã dâng cao hơn đầu gối. Nhiều hộ dân tại khu vực này bị bất ngờ khi triều cường dâng cao như vậy nên đã không có biện pháp gì để phòng tránh, ngăn nước vào nhà.
Ông Lý A Lìn, một người dân nơi đây cho biết: "Hơn 6 giờ sáng nước đã tràn vào nhà rồi, chúng tôi ở đây đã lâu nhưng chưa bao giờ thấy nước to như thế này. Từ sáng tới giờ, cả nhà toàn lo kiếm đồ để chắn không cho nước tràn vô thêm, chứ không thì trong nhà ngoài đường cũng như nhau thì chết".
Tương tự, tại khu vực đường Phạm Phú Thứ (quận 6) cũng ngập sâu trong nước làm cho nhiều phương tiện bị tắt máy.
Tại đường Hòa Bình (quận 11), giao thông gần như tê liệt bởi nước gần như đã ngập hết bánh xe. Hầu hết những xe máy đi qua đoạn đường này đều bị vô nước, chết máy. Nhiều người đành phải xuống xe, đắt bộ lên lề đường mới có thể đi qua được khu vực này. Không chỉ riêng xe máy, mà cả ô tô cũng chết máy khi qua đây.
Nhiều tuyến đường ngập sâu
Anh Hồ Ngọc Kỳ, một người dân ở đây cho biết: "Cách mấy hôm trước ở đây cũng đã ngập rồi, nhưng hôm nay thì kinh khủng quá. Mọi người giờ chẳng ai dám ra đường, mà có muốn đi cũng chẳng được nữa, nước sâu thế này, chạy được vài mét là tắt máy ngay".
Hiện tại, nước cũng đã ngập một số đoạn trên đường Hồng Bàng (quận 5). Tại Bùng binh Cây Gõ, nhiều người đã phải vòng lên cây cầu sắt mới được thành lập để tránh nước, dễ dàng đi lại.
Các tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè), Tân Vĩnh (quận 4) có nơi xe ngập đến hơn nửa mét, việc lưu thông qua đây hết sức khó khăn do nhiều xe máy bị chết máy...
Đến 9 giờ sáng nay, TP.HCM vẫn còn mưa nhẹ, nhiều tuyến đường vẫn còn ngập nước.
Ngay từ sáng sớm, nhiều tuyến đường ở TP.HCM đã bị ngập nặng (ảnh chụp tại đường Hùng Vương, Bình Tiên, Phạm Phú Thứ)
Nhiều phương tiện giao thông bị chết máy do nước ngập quá cao (ảnh chụp tại đường Phạm Phú Thứ, Hòa Bình, Bình Tiên)
Xích lô cũng không thể chạy (đường Hòa Bình, quận 11)
Ô tô cũng chịu chung số phận ... chết máy (đường Hòa Bình, quận 11)
Nước ngập gần hết xe máy tại đường Hòa Bình (quận 11)
Theo Khampha
Dân Cần Giờ tránh "bão hụt" trong yên bình Thay vì trú bão, đêm qua và sáng nay, hơn 1.600 người đang tránh mưa tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Lãnh đạo huyện này cho biết vẫn để dân trú tránh nơi an toàn đến khi thời tiết tốt hơn. Người dân huyện Cần Giờ đã có một đêm tránh bão "hụt" yên bình tại các điểm trú bão do UBND huyện Cần...