Bão số 12 áp sát đất liền, Quảng Nam-Khánh Hòa bắt đầu mưa to
Bão số 12 gió giật cấp 15 đang hướng về đất liền nước ta, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã bắt đầu có mưa to.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 12 – Damrey. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 19 giờ tối nay (3/11), vị trí tâm bão số 12 – Damrey đang ở cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 6 giờ qua phổ biến 30-50mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Khoảng sáng sớm mai (04/11), bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15.
Đến 7 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) gió mạnh dần lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận 3-5m. Ngoài ra, ven biển Nam Bộ đề phòng triều cường cao trong những ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.
Từ đêm nay (3/11), trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền (bao gồm cả Nam Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Ngày mai, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8.
Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Từ ngày 4 đến 8/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp.
Đã có 6 người dân ở miền Trung chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 12 và lũ
Video đang HOT
Tại Bình Định, tối 3.11, ông Đặng Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ (thị xã An Nhơn) cho biết, đến thời điểm này lực lượng cứu hộ cứu nạn và chính quyền địa phương vẫn chưa tìm thấy thi thể bé gái 7 tuổi (ngụ địa phương) bị nước lũ cuốn trôi.
Tàu thuyền Bình Định đã đậu vào cảng trú bão (ảnh báo Bình Định)
Trước đó, vào chiều 1.11, trong lúc di chuyển ở khu vực cầu Khánh Mỹ (cách nhà khoảng 200m) bé gái không may bị trượt chân, ngã xuống sông Kôn, mất tích.
“Hiện tại khu vực nước sông đang dâng và nước rất đục nên không thể triển khai tìm kiếm cháu bé”, ông Lành thông tin.
Cũng trên địa bàn An Nhơn, chị Nguyễn Thị Thu Tâm, nhân viên của Trạm quản lý thủy nông đập Thạnh Hòa( xã Nhơn Hòa) bị lũ cuốn trôi vào chiều 2.11, đến giờ vẫn chưa tìm được xác.
Tại Khánh Hòa, do ảnh hưởng của bão số 12 nên trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã có 3 người chết và mất tích.
Tối cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 4 (Nha Trang MRCC, đơn vị trực thuộc VNMRCC), cho biết đơn vì vừa cứu thành công 13 ngư dân trôi dạt trên biển.
Theo ông Bình, sáng cùng ngày khi đang trên đường vào Nha Trang trú bão, tàu cá BĐ-98079TS do ông Văn Dũng (28 tuổi, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã bất ngờ bị hỏng hộp số, mất khả năng điều động. Vị trí tàu gặp nạn cách bờ biển Nha Trang khoảng 40 hải lý, trên tàu có 13 thuyền viên. Do ảnh hưởng của bão số 12 nên các thuyền viên lo lắng, tinh thần suy sụp, hoảng loạn. Thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.
Hướng di chuyển của bão số 12 (ảnh Trung tâm dự báo KTTVTƯ)
Ngay sau đó VNMRCC đã điều tàu SAR 274 vượt sóng dữ lên đường cứu nạn. Đến 13h cùng ngày, tàu cứu nạn tiếp cận tàu cá gặp nạn. Do thời tiết tại hiện trường lúc này rất xấu, gió cấp 7, cấp 8 giật cấp 10, sóng cao 3-4 m, tàu cá Bình Định không còn khả nặng chống chọi với song gió nên buộc các thuyền viên phải bỏ lại tàu cá, chuyển lên tàu cứu nạn để vào bờ
Còn tại Phú Yên, vào tối 1.11, ông Nguyễn Văn Lời (60 tuổi) ở thôn Tân Thọ (xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân) trong lúc bơi xuồng qua nhà người thân để phụ dọn đồ đạc, chạy lũ nhưng trên đường đi thuyền bị lật và tìm thấy xác sau đó.
Tại Ninh Thuận đã có 2.650 tàu cá với 16.467 thuyền viên đã neo đậu an toàn. Trong đó, có 347 chiếc neo đậu tại bến của các tỉnh khác.
Theo Danviet
Đêm nay trên đất liền ven biển từ Bình Định đến Ninh Thuận gió giật cấp 15
Do ảnh hưởng của bão số 12 nên từ đêm nay trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15.
Tàu thuyền vào tránh bão ở cảng cá Tam Quang, Hoài Nhơn, Bình Định (ảnh báo Bình Định)
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 6 giờ vừa qua bão số 12 tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ từ 15-20km một giờ.
Hồi 16 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Bộ đội biên phòng tỉnh thông báo tình hình bão số 12 cho các ngư dân biết (ảnh báo Bình Định)
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, khoảng sáng sớm mai (4/11) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.
Dự báo trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực miền Nam Campuchia.
Do ảnh hưởng của bão vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) gió mạnh cấp 7, đêm gió mạnh lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận 3-5m. Ngoài ra, ven biển Nam Bộ đề phòng triều cường cao trong những ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.
Hướng di chuyển của bão số 12 (ảnh Trung tâm dự báo KTTVTƯ)
Từ đêm nay (3/11), trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền (bao gồm cả Nam Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11.
Tại Khánh Hòa:
Chiều 3.11, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xác định cơn bão số 12 là cơn bão mạnh, nên đã tập trung toàn bộ lực lượng phòng chống bão. Yêu cầu các nhà mạng nhắn tin đến từng người dân thông qua số điện thoại di động chủ động chống, chằng nhà cửa, trú tránh bão an toàn. Trên biển, toàn bộ tàu và thuyền viên đã vào khu tránh, trú an toànYêu cầu tất cả các cơ quan có khu du lịch biển, đảo phải đảm bảo an toàn cho du khách. Đặc biệt không cho du khách ra tắm biển hoặc tham qun biển đảo nữa.
Theo lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đã sơ tán 6.000 người dân đến nơi an toàn, đến 18h tối nay cưỡng chế tất cả các hộ dân còn lại.
Từ 22h trở đi phải cấm đường, không cho ai lưu thông để đảm bảo an toàn.
Do ảnh hưởng của bão nên trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có 3 người chết và mất tích.
Tại Bình Định:
Để tập trung ứng phó bão số 12, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng yêu cầu các cơ quan, địa phương dừng tất cả các cuộc họp để lo ứng phó với bão, lũ, không được chủ quan; duy trì trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ.
Chủ tịch tỉnh Bình Định cũng nhấn mạnh: "Địa phương nào để xảy ra thiệt hại về người do bão lũ, chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm". Sở GD ĐT tỉnh cũng đã chỉ đạo các trường ra thông báo cho học sinh nghỉ học để tránh bão.
Tại Phú Yên:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế cho biết, để ứng phó với cơn bão số 12, tỉnh đã khẩn trương di dời người dân, tài sản của bà con ở những vùng xung yếu đến nơi an toàn. Các địa phương cũng đã kêu gọi ngư dân đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án ứng cứu trong trường hợp cần thiết...
Tại Ninh Thuận
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết đến lúc này, công tác ứng phó cơn bão số 12 cơ bản đã hoàn tất, tàu thuyền trong tỉnh đã vào bờ trú ẩn, chỉ còn một chiếc chưa liên lạc được. Hiện tại, có hơn 24.000 hộ dân vùng xung yếu cần được di dời đến nơi an toàn. Theo ông Vĩnh, khi bão ập vào, kèm mưa lớn, gió và thủy triều lên nên các vùng này hết sức nguy hiểm. Tỉnh đã yêu phải di dời toàn bộ người dân trước 21h tối nay nhằm đảm bảo an toàn.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: "Giải mã" hiện tượng TP.HCM hửng nắng dù bị bão đe dọa "Giải mã" hiện tượng Sài Gòn vẫn hửng nắng dù bão số 12 đe dọa; Điều chuyển công tác Thượng tá Võ Đình Thường... là những tin nóng 24h qua. "Giải mã" hiện tượng Sài Gòn vẫn hửng nắng dù bão số 12 đe dọa Những ngày qua, thông tin áp thấp nhiệt đới gần bờ rồi sau mạnh lên thành bão đã...