Bão số 10 mạnh cấp 8, từ Phú Yên đến Cà Mau sẵn sàng ứng phó
Để ứng phó với bão số 10 Pabuk, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.
Chiều 23/12, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau; các bộ, ngành… để sẵn sàng ứng phó với bão số 10 Pabuk.
Theo công điện, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều cùng ngày áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão số 10 năm 2024. Đến 13h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc, 112,4 độ Kinh Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h.
Hướng di chuyển của bão số 10. Nguồn: NCHMF
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau:
Video đang HOT
Theo dõi diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; căn cứ tình hình cụ thể, quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Từ vĩ tuyến 9,5-13,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 110,0 đến 114,5 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tiếp theo: Từ vĩ tuyến 9,0-12,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0-112,5 độ Kinh Đông.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh nêu trên, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên báo cáo về Bộ.
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk; với sức gió giật cấp 10 trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa.
Dự báo, bão hướng về vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, chiều nay (23/12), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, có tên quốc tế là Pabuk.
Hướng di chuyển của bão số 10. Nguồn: NCHMF
Đến 13h hôm nay, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Trong 24 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h. Đến 13h ngày mai (24/12), vị trí tâm bão trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo 24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h ngày 25/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu, cường độ giảm còn cấp 6, giật cấp 8.
Khoảng 12 giờ sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển từ Bình Thuận đến Trà Vinh.
Do ảnh hưởng của bão số 10, vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa) và vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu...