Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk; với sức gió giật cấp 10 trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa.
Dự báo, bão hướng về vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, chiều nay (23/12), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, có tên quốc tế là Pabuk.
Hướng di chuyển của bão số 10. Nguồn: NCHMF
Đến 13h hôm nay, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Video đang HOT
Trong 24 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h. Đến 13h ngày mai (24/12), vị trí tâm bão trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo 24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h ngày 25/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển từ Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu, cường độ giảm còn cấp 6, giật cấp 8.
Khoảng 12 giờ sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển từ Bình Thuận đến Trà Vinh.
Do ảnh hưởng của bão số 10, vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa) và vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc
Hồi 7 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10km/h.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, vào 7h ngày 24/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10km/h và có khả năng mạnh lên thành bão trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Cường độ cấp 8, giật cấp 10. Khu vực chịu ảnh hưởng: phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa), vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông.
(Nguồn: nchmf)
Vào 7h ngày 25/12, bão di chuyển hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Cường độ cấp 6-7, giật cấp 9 trên khu vực biển từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu; vùng biển.
Khu vực chịu ảnh hưởng: phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa).
Từ 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới/bão, vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa) và vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4,0-6,0m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung Vùng áp thấp ven biển Trung Trung Bộ (suy yếu từ bão Manyi) kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, có khả năng gây ngập úng cục bộ. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão số 9...