Bão số 1 tiến sâu vào đất liền, gần 2.000 nghìn dân đã di dời
Bão số 1 đã đi sâu vào đất liền các địa phương từ Bình Thuận – Bến Tre, gây mưa to, gió mạnh. Hiện 1. 700 người dân ở khu vực nguy hiểm đã được di dời về nơi an toàn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, ở thành phố Phan Thiết đã có gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); La Gi (Bình Thuận) có gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 17m/s (cấp 7); Phú Quý có gió giật 20m/s (cấp 8)…; Tuy Hòa (Phú Yên) đã có mưa 153mm; Phan Rang (Ninh Thuận) 135mm; Nha Trang 134mm; Hàm Tân (Bình Thuận) 130mm; MĐrăk (Đắc Lắc) 144mm; đảo Phú Quý 205mm…..
Đến 13h hôm nay (1/4), vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Thuận – Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15km, đi vào đất liền các tỉnh Bình Thuận – Bến Tre và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre đêm nay (1/4) còn có gió giật cấp 6, cấp 7. Vùng ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Video đang HOT
Trước diễn biến của bão số 1, các địa phương nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Theo báo cáo của Bến Tre, hiện địa phường này đã tiến hành di dời 1.700 dân ở các cồn biển, cù lao và một số địa bàn xung yếu giáp biển đến nơi trú ẩn an toàn; lực lượng bộ đội và dân quân đã hỗ trợ người dân chồng chắn nhà ở và kêu gọi tàu thuyền tránh bão.
Tuy nhiên, Huyện Bình Đại còn 262 tàu đánh bắt thủy sản chưa vào bờ, tất cả đều kết nối liên lạc với đất liền và đang ở ngoài vùng ảnh hưởng của bão. Tại huyện Ba Tri, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão ở đây còn có thông báo yêu cầu các trường học ngưng toàn bộ các hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, từ sáng sớm 1/4, tại hầu hết các địa phương của Bà Rịa – Vũng Tàu, trời đã chuyển mưa to. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh này còn khoảng 2.100 ghe đánh bắt xa bờ đang ở ngoài biển, tuy nhiên không nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của bão. Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đến chiều tối qua, toàn bộ 217 ghe cá đánh bắt gần bờ đã được gọi về hoặc cưỡng chế vào bờ.
Theo Dân Trí
Bão số 1 áp sát bờ biển miền Trung, vùng núi miền Bắc rét đậm
Bão số 1 giật cấp 12 vẫn hướng vào vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa Vũng Tàu. Dự báo từ chiều nay (31/3), vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu sẽ nằm trong tâm bão. Không khí lạnh khiến vùng núi miền Bắc rét đậm.
Cơn bão bất thường chưa từng xuất hiện 40 năm qua vẫn đang mạnh lên và đe dọa vùng ven biển nhiều địa phương miền Trung nước ta. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (31/3), tâm bão ở vào khoảng 10,0 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.
Bão số 1 chụp qua vệ tinh. (Ảnh: NCHMF)
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 1 đi vào địa phận Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền tiếp tục suy yếu và tan dần.
Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu từ chiều nay gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trong 2 - 3 ngày tới.
Trong khi đó, cũng từ sáng sớm nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ gây rét đậm cục bộ ở các địa phương vùng núi; Hà Nội chuyển rét. Hôm nay, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời trở rét.
Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 31/3 như sau:
Phía tây Bắc bộ, ngày và đêm có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh. Trời trở rét; nhiệt độ thấp nhất 16 - 19 độ,
cao nhất 20 - 23, riêng Điện Biên - Lai Châu 23 - 26 độ.
Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc. Trời trở rét; nhiệt độ thấp nhất 16 - 19, vùng núi có nơi 13 - 15 độ C, cao nhất 20 - 23 độ.
Khu vực Hà Nội, có mưa, mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ, cao nhất 20 - 23 độ
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa rào và dông. Phía bắc trời rét; nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ, cao nhất 20 - 23, phía nam có nơi 24 - 26 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa, phía nam có nơi mưa rất to và dông; nhiệt độ thấp 21 - 24 độ, cao nhất 26 - 29 độ.
Tây Nguyên, có mưa rào và dông rải rác, riêng phía nam có nơi mưa rất to và dông; nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ, cao nhất 26 - 29 độ.
Nam Bộ, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 30 - 33 độ.
Theo Dân Trí
TPHCM: Cổ thụ bật gốc, hàng trăm hộ dân mất điện Lúc 19 giờ 45 ngày 17-5, tại đường dân cư số 11, KP.3, P.Linh Chiểu, Q. Thủ Đức - TPHCM, một cây phượng cổ thụ còn xanh tốt bất ngờ bật gốc làm sập hơn 5m tường rào và gãy đổ trụ điện khiến hàng trăm hộ dân tại khu vực này mất điện và giao thông bị gián đoạn. Cây cổ thụ...