Báo Singapore: Sự nhiệt tình của cổ động viên Việt Nam giúp SEA Games 31 hừng hực sức sống
Ngay cả khi mưa như trút xuống Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình vài giờ trước khi bóng lăn, không có gì có thể ngăn cản người hâm mộ bóng đá Việt Nam mở tiệc ăn mừng chiến thắng ngay trong tối ngày 22/5.
Các cầu thủ Việt Nam giành Huy chương vàng sau trận chung kết bóng đá nam. Ảnh: Reuters
Đó là nhận định trong bài viết mang tiêu đề “Tấm Huy chương vàng bóng đá mở ra bữa tiệc lớn nhất ở Việt Nam” do tờ Straits Times – tờ báo có lượng độc giả lớn nhất Singapore – đăng tải ngay trong đêm ngày 22/5.
Tờ báo chia sẻ trên 40.000 cổ động viên Việt Nam đã “đội mưa”, ngồi chật kín các khán đài để cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam giành tấm Huy chương vàng nội dung bóng đá nam SEA Games 31. Tờ báo chia sẻ: “Bữa tiệc bắt đầu khi đội chủ nhà đánh bại kình địch Thái Lan 1-0, qua đó bảo vệ thành công danh hiệu của mình”.
Ở thời điểm tiếng còi mãn cuộc vang lên cũng là bầu không khí như bùng nổ. Những nụ hôn và những cái ôm thắm thiết xuất hiện giữa những người bạn, người thân, thậm chí cả những người xa lạ trên sân vận động. Và cả ngoài đường phố, người hâm mộ mặc áo đỏ đã đổ xuống đường vẫy cờ ăn mừng.
Các tuyển thủ Việt Nam ăn mừng với HLV Park Hang-Seo sau trận chung kết. Ảnh: Reuters
Theo tờ báo hàng đầu Singapore, người Việt Nam có nhiều lý do để ăn mừng chiến thắng, đặc biệt sau khoảng thời gian đất nước đã gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19, nhất là với người dân thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía nam, họ từng phải giãn cách xã hội trong nhiều tháng để đối phó với làn sóng ca mắc gia tăng. “Người Việt Nam đã vượt qua tất cả. Bàn thắng duy nhất của cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng ở phút 84 trở thành điểm sáng trong đêm Chủ Nhật 22/5″, truyền thông Singapore chia sẻ niềm vui của người hâm mộ bóng đá cũng như toàn thể người dân Việt Nam.
Người hâm mộ bóng đá Trần Văn Long, 48 tuổi, nói với tờ Straits Times rằng đây là niềm hạnh phúc nhất mà anh cảm thấy kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây hơn hai năm. Anh Long chia sẻ: “Cảm giác này thật tuyệt. Tôi cảm thấy muốn khóc. Trận đấu này khiến tôi quên đi COVID-19. Tôi nghĩ đêm nay tôi không thể ngủ được”.
Không khí nhộn nhịp bên ngoài sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Ảnh: Reuters
Chỉ trong vòng vài phút sau chiến thắng, mọi ngả đường quanh sân vận động Mỹ Đình trở nên bừng sáng. Từ đường Lê Đức Thọ đến khu Phố Cổ, tất cả là biển người, những người hâm mộ bóng đá vẫy cờ Tổ quốc giữa tiếng hò reo và bấm còi xe ăn mừng.
Việt Nam đã giành được 204 huy chương vàng, đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á. Tuy nhiên, tấm huy chương vàng thứ 205 này có ý nghĩa riêng, vô cùng đặc biệt với người hâm mộ.
Cổ động viên giơ cao lá đại kỳ Việt Nam trong trận đấu. Ảnh: Reuters
Anh Nguyễn Mạnh Tú, 47 tuổi, đứng bên ngoài sân vận động, hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt khi trời bắt đầu đổ mưa trở lại. Anh chia sẻ với truyền thông Singapore: “Không khí này chỉ có ở Việt Nam. Mọi người đều rất hạnh phúc. Đêm nay, tất cả chúng tôi đều ăn mừng. Tôi rất tự hào về đội bóng. Họ tiếp tục làm cho đất nước hạnh phúc nhưng đây có lẽ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất đối với họ”.
Video: Người hâm mộ Việt Nam ăn mừng chiến thắng sau trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 (Nguồn: Straits Times)
Phóng viên Kimberly Kwek của tờ báo Singapore cho biết sự ấm áp của người dân Việt Nam là một trong những điểm nổi bật trong suốt 2 tuần cô tham gia SEA Games. Cô chia sẻ trước khi lên đường sang Việt Nam, một trong những điều cô thích thú nhất là bầu không khí nơi đây và cô đã không hề thất vọng với điều đó.
“Đại dịch đã khiến những người hâm mộ thể thao như bị ‘bỏ đói’ trong một thời gian dài. Thật đáng hoan nghênh khi thấy các sân vận động và địa điểm thi đấu trở nên tràn đầy sức sống với những người hâm mộ cuồng nhiệt trên khán đài”, cô Kimberly chia sẻ.
Không chỉ với bóng đá, bầu không khí hừng hực này cũng xuất hiện ở các trận đấu khác có vận động viên Việt Nam tham dự. Những tiếng hô vang “Việt Nam cố lên” của khán giả đã khiến nhiều điểm thi đấu trở nên sôi động hơn.
“Tại Cung thể thao dưới nước, nơi tổ chức bộ môn bơi lội, tôi nhận thấy rằng tôi không chỉ bị vây quanh bởi các nhà báo khác trong tòa nhà truyền thông, mà còn có một vài người hâm mộ nhí, có lẽ không quá 6 tuổi, đã đến đây để cổ vũ cho các vận động viên”, cô nói.
Các sân vận động và địa điểm thi đấu trở nên đầy sức sống với những người hâm mộ nhiệt thành trên khán đài. Ảnh: ST
Nữ phóng viên chia sẻ cô không thể không mỉm cười khi nhìn thấy sự háo hức của một đứa trẻ khi được đến gần những người hùng thể thao của chúng. Cô cho biết người Việt Nam không chỉ nhiệt thành ủng hộ các vận động viên quê nhà, họ cũng rất ân cần với các vận động viên đến từ các quốc gia khác. Tại nhà thi đấu Bắc Giang, tiếng kèn trống vẫn dội vang ngay cả khi ngày thi đấu cuối cùng không có sự góp mặt của bất kỳ tuyển thủ cầu lông Việt Nam nào.
“Trong 14 ngày qua, tôi đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc thể thao thú vị. Tôi cũng được nhắc nhở rằng thể thao phong phú hơn rất nhiều khi trải nghiệm đó được chia sẻ với người hâm mộ”, cô chia sẻ.
Chủ tịch Eurocham: Chưa doanh nghiệp châu Âu nào rời Việt Nam
18% doanh nghiệp EU tại Việt Nam đã chuyển đơn hàng sang nước khác, 16% đang được cân nhắc, nhưng chưa doanh nghiệp châu Âu nào rời Việt Nam.
Khẳng định này được ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam nêu tại họp báo trực tuyến tối 9/9, ít phút sau cuộc gặp giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam với Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc. Đây là cuộc gặp thứ ba giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, để lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn mà họ gặp phải vì dịch.
Theo báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh trong thời gian phong toả, giãn cách xã hội vừa được EuroCham khảo sát, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần đơn hàng hoặc nhu cầu sản xuất sang các nước khác. 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này. "Đây chủ yếu là chuyển các đơn đặt hàng và là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp", ông Alain Cany nói.
Mặc dù vậy, Chủ tịch EuroCham khẳng định, hiện chưa có doanh nghiệp châu Âu nào rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nếu việc giãn cách xã hội vẫn tiếp tục kéo dài tại các địa phương thêm 2-3 tháng nữa hoặc lâu hơn, cùng với thiếu vaccine tiêm cho người lao động, chuỗi cung ứng đứt đoạn và dịch bệnh không được kiểm soát..., việc có doanh nghiệp nước ngoài rời đi "hoàn toàn có thể xảy ra".
Các thành viên EuroCham phát biểu tại họp báo trực tuyến tối 9/9, ngay sau cuộc gặp với Thủ tướng. Ảnh chụp màn hình
Dù vậy, ông nhấn mạnh, các doanh nghiệp EU tại Việt Nam vẫn có niềm tin vào tương lai và Chính phủ.
"Quyết tâm kiểm soát sớm tình hình dịch bệnh, dần mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi độ "phủ" vaccine đạt tỷ lệ nhất định... của Chính phủ được chúng tôi nhận thấy tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều nay", Chủ tịch EuroCham cho biết.
Đánh giá đây là "cuộc đối thoại rất hiệu quả", ông cũng mong các giải pháp, quyết sách của Chính phủ sẽ nhanh chóng được thực thi "mà không có sự khác biệt giữa trung ương và địa phương".
Tại cuộc gặp với Thủ tướng, Eurocham cũng nêu nhiều kiến nghị gửi tới Chính phủ.
Một trong số đó là kiến nghị đẩy nhanh tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp châu Âu.
Ngoài vaccine, các doanh nghiệp EU tại Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ sửa cho mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn. Các giải pháp họ đưa ra tại cuộc gặp theo ông Erwin Debaere - Tổng thư ký EuroCham, Giám đốc Tài chính Công ty Perfetti Van Melle Việt Nam - đã được tiếp thu.
Nói thêm về khó khăn của mô hình "3 tại chỗ", ông Erwin Debaere cho hay, chính sách hiện yêu cầu doanh nghiệp tổ chức "ăn, ở, ngủ" tại chỗ khiến họ mất thêm rất nhiều chi phí. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp khó khăn khi muốn thay thế mới số công nhân đã ở lại nhà máy thời gian dài.
"Người lao động buộc phải ở lại nhà máy, không được về nhà trong thời gian dài khiến họ buồn, nhớ gia đình... Doanh nghiệp thì gặp gánh nặng lớn khi tổ chức 3 tại chỗ", ông Erwin nói.
Ngoài ra, các khó khăn liên quan tới chuỗi cung ứng, hậu cần logistics... cũng khiến các doanh nghiệp EU tại Việt Nam gặp khó, và họ đã có những kiến nghị cụ thể gửi tới Thủ tướng.
Về chính sách nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam, ông Nicolas Warnery - Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, hiện giấy phép lao động của chuyên gia nước ngoài theo Nghị định 152 đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp EU tại Việt Nam đề nghị Chính phủ có chính sách cởi mở hơn với chuyên gia nước ngoài đã tiêm đủ 2 liều vaccine khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành ngày 9/9, Chính phủ yêu cầu bộ này trong tháng 9 chỉ đạo các địa phương nới lỏng một số quy định, điều kiện về cấp, gia hạn và xác nhận giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới, trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19. Những điều chỉnh này, sẽ giúp giải quyết vướng mắc hiện nay về giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Liên quan tới nguồn vaccine , Chủ tịch EuroCham thông tin thêm, đến nay đã có 10 triệu liều vaccine được EU cung cấp cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Tới đây sẽ có khoảng 3 triệu liều vaccine nữa được các nước châu Âu cung cấp thông qua cơ chế này hoặc tài trợ.
Việc các quốc gia phát triển định tiêm mũi thứ 3 khiến việc tiếp cận vaccine khó khăn hơn với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam được đưa vào danh sách quốc gia đang phát triển được ưu tiên hàng đầu nhận vaccine từ COVAX. Cùng sự nỗ lực vận động, tìm nguồn vaccine từ các doanh nghiệp thuộc EuroCham thông qua đàm phán với các đại sứ quán, doanh nghiệp châu Âu ở nước sở tại..., sẽ có thêm nguồn vaccine cho Việt Nam.
"Chúng tôi cố gắng đàm phán, mua vaccine để đem về Việt Nam nhưng thực sự khó khi các hãng chỉ bán qua Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân không thể mua được", ông nói. Dù thế, trong quý IV, khi Việt Nam nhận được nhiều vaccine hơn, Chủ tịch EuroCham thông tin, Thủ tướng hứa sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân tại các doanh nghiệp, nhất là phía Nam... và tình hình sẽ được cải thiện.
Bộ Ngoại giao nói về 'lựa chọn' duy trì quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản hồi trước câu hỏi về cân nhắc của Việt Nam khi lựa chọn duy trì quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris trong chuyến thăm mới đây. ẢNH NHẬT BẮC Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều...