Báo Singapore nhận định RCEP là tâm điểm của Hội nghị Cấp cao ASEAN 37
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn nhật báo The Straits Times ngày 12/11 nhận định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ là tâm điểm của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do nước Chủ tịch ASEAN là Việt Nam chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu quốc tế tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Theo bài viết, việc ký kết thỏa thuận thương mại toàn khu vực là mục tiêu chính của ASEAN trong năm nay và sẽ giúp thúc đẩy sự hồi phục kinh tế của khu vực trong 2 năm tới. Nếu được ký kết, RCEP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, ngay cả khi không có sự tham gia của Ấn Độ, quốc gia đã quyết định rút lui vào năm ngoái.
RCEP hiện có 15 nước, gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, các nền kinh tế RCEP chiếm khoảng 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Riêng ASEAN, với dân số gần 640 triệu người và tổng GDP 2,57 nghìn tỷ USD, được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030.
Video đang HOT
Quan chức thương mại cấp cao của Indonesia, Iman Pambagyo, Chủ nhiệm Ủy ban Đàm phán Thương mại RCEP, chia sẻ với tờ “The Straits Times” rằng các nước tham gia hy vọng thỏa thuận sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế trong hai năm tới tại khu vực, nơi một chuỗi cung ứng khu vực đã được xây dựng, nhờ có các thoả thuận thương mại tự do giữa ASEAN và các đối tác thương mại.
Ông Iman Pambagyo nhận định, trong bối cảnh niềm tin vào hệ thống thương mại đa phương đang ở mức thấp, căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa một số quốc gia, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, việc ký kết RCEP là một thông điệp gửi tới thế giới rằng các nước trong khu vực vẫn lạc quan và có định hướng tương lai về việc làm sâu sắc thêm và mở rộng hội nhập kinh tế khu vực nhằm đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo lịch trình, ngày 12/11, các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia hội nghị cấp cao với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản sẽ chứng kiến sự ra mắt của Trung tâm ASEAN đáp ứng các tình huống y tế khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm mới nổi (ACPHEED). Hội nghị cấp cao các nữ lãnh đạo ASEAN cũng diễn ra vào tối 12/11.
Ngày 14/11, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ có các hội nghị cấp cao với Mỹ, Australia và New Zealand, cũng như Hội nghị cấp cao ASEAN 3 với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) sẽ diễn ra cùng ngày. EAS là diễn đàn để 10 quốc gia ASEAN và 8 đối tác chính gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và Nga – thảo luận về các vấn đề chính trị, an ninh và kinh tế ảnh hưởng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan trong bài viết đăng trên Facebook cá nhân ngày 10/11 cho biết nhiều sáng kiến liên quan tới đại dịch COVID-19 đã được bàn thảo và thống nhất ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37. Các sáng kiến này sẽ giúp định hình sự phục hồi của khu vực hậu COVID-19.
Sáng nay, khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37
Sáng nay (12/11), Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện diễn ra từ 12 - 15/11 theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN trù bị họp trực tuyến sáng 9/11.
Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan là các hoạt động quan trọng nhất nhiệm kỳ làm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác sẽ thảo luận quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến ASEAN năm 2020, thúc đẩy quan hệ đối tác của ASEAN.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo sẽ trao đổi tình hình khu vực và thế giới cùng quan tâm, định vị và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong thế giới hậu dịch Covid-19.
Cũng nằm trong những hoạt động của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam còn có Hội nghị Cấp cao ASEAN 1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, và Liên Hợp quốc.
Ngoài ra, một số hội nghị khác bao gồm: Hội nghị Cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN-New Zealand, Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15, Hội nghị Cấp cao các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản, Mekong - Hàn Quốc, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Một số hoạt động bên lề gồm có: Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN, Hội nghị Kinh doanh Đông Á.
Về văn kiện của hội nghị, dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện tại hội nghị lần này, là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay.
Trong số hơn 80 văn kiện này, đáng chú ý có các văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN 3 về Tăng cường năng lực tự cường kinh tế - tài chính trước các thách thức nổi lên; Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo EAS kỷ niệm 15 năm hình thành Cấp cao Đông Á và Tuyên bố EAS về Hợp tác biển bền vững.
'Việt Nam thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ trong vai trò Chủ tịch ASEAN' Đại sứ Thái Lan tại Nam Phi Komate Kamalanavin khẳng định trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ trong việc dẫn đầu một phản ứng tập thể của khu vực trước COVID-19. Các đại sứ ASEAN chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN) Ngày 23/9, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi,...