Bão sang Lào nhưng mưa lớn vẫn tiếp tục
Bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu Nam Lào. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Hà Tĩnh, Quảng Bình – nơi đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt mưa lũ trước đó.
Bão tan nhưng vùng mưa lớn vẫn xuất hiện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Hà Tĩnh – Quảng Bình.
Sau khi đi vào đất liền các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên chiều nay (28/10), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tối nay, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào với sức gió mạnh nhất trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và tan dần.
Mặc dù đã suy yếu nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, kết hợp với gió mùa đông bắc nên các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình vẫn tiếp tục có mưa lớn từ nay đến 31/10. Trong đó, khu vực nam Nghệ An đến Hà Tĩnh có thể xuất hiện mưa đặc biệt lớn từ 500-700mm/đợt.
Cơ quan dự báo khí tượng cũng khuyến cáo, do mưa lớn tập trung, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Kon Tum, Gia Lai tiếp tục lên. Đêm nay (28/10), mực nước trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn lên mức 5,0m, trên BĐ2 0,5m. Trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu lên mức 3,4m, trên BĐ2 0,4m.
Trên sông Trà Khúc tại Trà Khúc lên mức 7,5m, trên BĐ3 1,0m. Trên sông Vệ tại Sông Vệ lên mức 5,3m, trên BĐ3 0,8m. Trên sông Đắkbla tại Kon Tum lên mức 522,5m, trên BĐ3 2,0m. Trên sông Ba tại Ayunpa lên mức 155,5m, dưới BĐ3 0,5m (với dự kiến tổng lưu lượng xả của các thủy điện thượng nguồn khoảng từ 900-1200m3 /s).
Video đang HOT
Mực nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, sông Kôn (Bình Định), Gia Lai dao động ở mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2. Các sông khác ở Kon Tum dao động ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.
Từ đêm nay, lũ trên các sông sẽ mở rộng ra các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) và các sông ở Quảng Bình lên mức BĐ2-BĐ3, sông nhỏ lên mức BĐ3, hạ lưu sông Cả lên mức BĐ1-BĐ2. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cho biết, lúc 18 giờ 30 chiều nay, Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi cho biết, sẽ giảm lưu lượng xả tràn của thủy điện Đắk Mi 4 từ 19h30 hôm nay. Lưu lượng xả tràn dự kiến 3.000 m3 /s ( thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu là 11.400 m3/s). Hiện tại, lưu lượng thủy điện Đăk Mi 4 đang xả xuống hạ du là 4.222m3 /s.
Tuy đã giảm đáng kể lưu lượng xả tràn nhưng dự báo mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa có khả năng lên mức 9,8m, trên BĐ3 0,8m. Nguy cơ rất cao gây ngập lụt sâu, diện rộng vùng trũng thấp và sạt lở tại các huyện Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Hội An (Quảng Nam) và Thành phố Đà Nẵng.
Ở tuổi trung niên: Mọi sự đều hóa tầm thường chỉ trừ một chuyện trọng đại
Mỗi người khi bước vào độ tuổi trung niên hãy chăm sóc bản thân thật tốt, đừng để những người thân của mình phải đơn độc bước tiếp con đường tương lai mà không có ai dựa vào.
Bảo vệ sức khỏe là chuyện trọng đại nhất đời người
Nhà triết học người Hà Lan Spinoza từng nói: "Giữ gìn sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người". Vậy nhưng, đáng buồn thay sức khỏe lại chưa bao giờ nằm trong danh sách ưu tiên của nhiều người ở độ tuổi trung niên. Hãy thử làm một bài toán kinh tế như sau. Nếu cơ thể bạn là số 1, trong khi của cải, danh tiếng, địa vị ... những điều kiện bên ngoài này đều là số 0. Nếu không có sức khỏe, cuối cùng cái giá nhận được cũng sẽ tay trắng, vì chẳng còn có thể hưởng thụ được gì nữa.
Con người ở tuổi trung niên thường quá lao lự để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho gia đình. Vậy nhưng cuộc sống dù có tốt đến đâu, tiền có nhiều đến mấy đều không thể vượt qua một trận ốm thập tử nhất sinh.
Vậy nên, đừng coi sự bận rộn là điều cần thiết và đừng coi sức khỏe là điều hiển nhiên. Bởi khi một người bị bệnh, sẽ hệ lụy đến cả gia đình.
Bệnh tật ốm đau không chỉ tổn thất về tiền bạc, mà ngay cả cuộc sống của các thành viên trong gia đình cũng trở nên ngột ngạt, sầu não.
Vậy nên, mỗi người khi bước vào độ tuổi trung niên hãy chăm sóc bản thân thật tốt, đừng để những người thân của mình phải đơn độc bước tiếp con đường tương lai mà không có ai dựa vào.
Những điều tuổi trung niên nên làm để bảo vệ sức khỏe
1. Không lao động quá mức: Nếu không biết sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
2. Uống rượu bia vừa phải: Nếu uống nhiều và thường xuyên, bia rượu sẽ làm tổn thương gan và tim mạch. Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, khiến gia đình lục đục, bất hòa và ly tán.
3. Không ăn quá no: sẽ gây các bệnh dạ dày và ruột. Nếu muốn khỏe mạnh, sống lâu, cần ăn điều độ.
Về sức khỏe của tuổi trung niên, Khổng Tử có dạy: "Ở tuổi thiếu niên, khí huyết chưa đầy đủ, ổn định, không nên sa đà vào nữ sắc. Khi đến tuổi trung niên, khí huyết đã dồi dào, sung mãn, cần kiêng phí sức vào các cuộc tranh đoạt quyền lực, ganh đua hiếu thắng. Còn khi đã về già, khí huyết suy yếu, cần kiêng làm việc quá sức hoặc có những đòi hỏi vượt quá khả năng của mình, nên sống độ lượng, khoan dung cho thanh thản lúc cuối đời".
Microsoft xây dựng trung tâm điện toán đám mây ở Hy Lạp Sự đầu tư này được kỳ vọng sẽ giúp ích cho nền kinh tế của Hy Lạp, vốn đang suy yếu bởi khủng hoảng nợ kéo dài một thập kỷ và đại dịch Covid-19. Chủ tịch Microsoft Brad Smith trao đổi với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại một sự kiện vào hôm 5.10 Theo Reuters, Chủ tịch Microsoft Brad Smith phát...