Bão Rai sắp vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới phía Tây Bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên thành bão với tên quốc tế là Rai.
Dự báo, khoảng ngày 16-17/12 bão sẽ di chuyển vào khu vực phía Nam Biển Đông.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) vừa có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với cơn bão mạnh sắp vào Biển Đông.
Theo đó, áp thấp nhiệt đới phía Tây Bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên thành bão với tên quốc tế là Rai. Nhận định khoảng ngày 16-17/12, cơn bão này sẽ đi vào khu vực phía Nam Biển Đông, đây là khu vực có số lượng lớn tàu thuyền và các hoạt động kinh tế trên biển, cường độ mạnh. Dự báo, khoảng ngày 19-20/12, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền và ven biển trong bối cảnh Covid 19 diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Bão Rai sắp vào Biển Đông. (Ảnh minh họa: Duy Tuyên).
Để chủ động ứng phó với bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị, các địa phương phải theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;
Các tỉnh chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch ra khơi đánh bắt vụ cá bắc để đảm bảo an toàn; Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động trên biển, nhà dàn, khu neo đậu tàu thuyền, hoạt động nuôi trồng thủy sản và phương án cung ứng vật tư đối với khu vực đảo.
Ngoài ra, các tỉnh khu vực miền Trung lưu ý, cần theo dõi chặt chẽ dự báo mưa; kiểm tra, sẵn sàng phương án vận hành đảm bảo an toàn hồ, an toàn hạ du; tăng cường thông tin, phối hợp khi vận hành giữa các địa phương; phòng chống sạt lở nhất là khu vực cửa sông đang bị sạt lở khi bão đổ bộ; sẵn sàng tiêu nước đệm bảo vệ sản xuất, nhất là đối với vụ lúa Đông Xuân vừa xuống giống.
Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải kiểm tra, rà soát khu vực nhà yếu không đảm bảo an toàn, có phương án quản lý, nắm bắt số liệu tàu thuyền neo đậu tránh bão tại các khu vực cửa sông. Bên cạnh đó, cần có phương án đảm bảo an toàn cho những tuyến đê biển xung yếu.
Ảnh hưởng áp thấp, miền Nam mưa lớn kéo dài tới cuối tháng
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết áp thấp nhiệt đới đang di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, hướng vào đất liền phía Nam và có khả năng mạnh thêm, từ ngày mai 26-10 sẽ gây mưa lớn cho miền Nam.
Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa lớn về chiều kết hợp đợt triều cường đang còn duy trì có thể gây ngập khu vực ven sông rạch - Ảnh: LÊ PHAN
Ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết trên đất liền Nam Bộ, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp (chứa nhiễu động gây mưa) nối với vùng áp thấp nhiệt đới trên nên hôm nay 25-10, thời tiết có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Mưa tập trung nhiều trong buổi chiều và tối, ban đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Vùng dễ có mưa vừa đến mưa to tập trung ở các tỉnh miền Đông và khu vực Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang. Hôm nay tuy triều cường đã xuống nhưng vẫn còn có khả năng gây ngập nhẹ trong chiều tối ở các vùng trũng thấp, ven sông.
Từ nay đến cuối tháng 10, mưa có xu hướng tăng dần ở khu vực Nam Bộ. Đặc biệt là từ chiều tối 26-10 trở đi, toàn miền Nam có mưa vừa, mưa to và dông, miền Đông Nam Bộ có mưa lớn diện rộng.
Trong cơn dông cần hết sức đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa có thể gây ngập úng ở vùng trũng thấp, người dân ở Bình Phước, Đồng Nai cần chú ý lũ và sạt lở đất bất ngờ.
Bão Kompasu có thể đạt cấp 11, giật cấp 13, đi rất nhanh vào đất liền Dự báo đêm nay (11-10), bão Kompasu sẽ đi vào Biển Đông. Đây là cơn bão rất mạnh trên biển, có khả năng đạt cấp 11, giật cấp 13, di chuyển rất nhanh vào đất liền Việt Nam. Vị trí và hướng di chuyển bão Kompasu - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng...