Bảo quản hải sản bằng urê: Hại gan thận
Thời gian gần đây, thông tin nhiều người kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản tươi sống đã sử dụng phân urê trộn với đá, thuốc tẩy javel để giữ hải sản tươi lâu, dễ bán hơn đã khiến nhiều người lo ngại.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ gây rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận.
Dễ gây ngộ độc cấp tính
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), urê là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối. Hải sản là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi chúng bị tẩm ướp ure, chất tẩy javel thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Khi sử dụng đạm urê tẩm ướp, bảo quản hải sản, đạm urê sẽ ngấm trực tiếp vào cá. Sau đó dù có được rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh… Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.
Đồng quan điểm, BS Trần Văn Ký – Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, urê hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ lạnh, giữ cho hải sản được bắt mắt, tươi lâu hơn. Song urê và chất tẩy javel không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm. Việc lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.
Người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức để tránh mua phải thực phẩm không an toàn. Ảnh:Chí Cường.
Theo các tài liệu nghiên cứu, người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải các loại hải sản như cá, mực… có dư lượng urê cao. Nếu ăn thường xuyên với hàm lượng ít, urê sẽ tích tụ dần vào cơ thể gây ngộ độc mạn tính với các biểu hiện: Đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận…
Video đang HOT
Nói về việc hải sản trắng tươi hơn nhờ chất javel, các chuyên gia cho rằng đây là chất tẩy có tính ôxy hóa mạnh. Trong quá trình tẩy nếu dùng javel với hàm lượng lớn, chất tẩy này đi vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, cơ thể già nhanh do lão hóa các tế bào, nặng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư…
Phân biệt hải sản “tẩm hóa chất”
TS Vũ Duy Đô – Khoa Công nghệ thực phẩm (Đại học Nha Trang) cho biết, để khách hàng không phát hiện được việc làm bất hợp pháp “tẩm” urê và tẩy trắng bằng javel, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê nên không tinh ý vẫn sẽ mua phải. Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm quan.
Với các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm… nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm; khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có mùi hôi…
“Để tránh mua phải hải sản “hoá chất”, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi đi mua có thể dùng giấy thử urê hoặc dụng cụ cảm biến urê. Nếu trong dung dịch có urê thì cột màu sẽ chuyển sang màu hồng hay đỏ – dung dịch chứa càng nhiều urê thì màu đỏ càng đậm hơn. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn” , TS Vũ Duy Đô cho hay.
Cách chọn hải sản tươi ngon
Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 35 độ C hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín…
Chẳng hạn, cá chỉ tươi khi đang còn nhớt. Các loại cá dù thấy mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh nhưng không ướp đá hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn (phổ biến là mực ống và tôm) thì không nên chọn. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.
Mực nên chọn con dày mình, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, ngửi không có mùi tanh là được. Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
Theo VNE
Mối nguy từ hải sản bảo quản bằng urê
Ăn hải sản được bảo quản bằng urê, javel, người tiêu dùng có thể bị rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận.
Thời gian gần đây, thông tin nhiều người kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản tươi sống đã sử dụng phân urê trộn với đá, thuốc tẩy javel để giữ hải sản tươi lâu, dễ bán hơn đã khiến nhiều người lo ngại. Theo các chuyên gia, việc sử dụng những thực phẩm này sẽ gây rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận.
Người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức để tránh mua phải thực phẩm không an toàn. Ảnh:Giadinh.net
Dễ gây ngộ độc cấp tính
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), urê là phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối. Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi bị tẩm ướp urê, chất tẩy javel thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Khi sử dụng đạm urê tẩm ướp, bảo quản hải sản, đạm urê sẽ ngấm trực tiếp vào cá. Sau đó, dù có được rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, urê hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ lạnh, giữ cho hải sản được bắt mắt, tươi lâu hơn. Song urê và chất tẩy javel không nằm trong danh mục hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm. Việc lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.
Theo các tài liệu nghiên cứu, người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải hải sản như cá, mực... có dư lượng urê cao. Nếu ăn thường xuyên với hàm lượng ít, urê sẽ tích tụ dần vào cơ thể gây ngộ độc mạn tính với các biểu hiện: đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận...
Nói về việc hải sản trắng tươi hơn nhờ chất javel, các chuyên gia cho rằng đây là chất tẩy có tính ôxy hóa mạnh. Trong quá trình tẩy nếu dùng javel với hàm lượng lớn, chất tẩy này đi vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, cơ thể già nhanh do lão hóa các tế bào, nặng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư...
Phân biệt hải sản tẩm hóa chất
Tiến sĩ Vũ Duy Đô, Khoa Công nghệ thực phẩm (ĐH Nha Trang) cho biết, để khách hàng không phát hiện được việc làm bất hợp pháp "tẩm" urê và tẩy trắng bằng javel, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê nên không tinh ý vẫn sẽ mua phải. Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm quan.
Với các loại hải sản, khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê, nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước, cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm... nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm, khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có mùi hôi...
"Để tránh mua phải hải sản hoá chất, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi đi mua có thể dùng giấy thử urê hoặc dụng cụ cảm biến urê. Nếu trong dung dịch có urê thì cột màu sẽ chuyển sang màu hồng hay đỏ, dung dịch chứa càng nhiều urê thì màu đỏ càng đậm hơn. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn", tiến sĩ Vũ Duy Đô cho hay.
Cách chọn hải sản tươi ngon
Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín...
Chẳng hạn, cá chỉ tươi khi đang còn nhớt. Các loại cá dù thấy mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh nhưng không ướp đá hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn (phổ biến là mực ống và tôm) thì không nên chọn. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.
Mực nên chọn con dày mình, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, ngửi không có mùi tanh là được. Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
Theo VNE
4 sai lầm về bảo quản thực phẩm Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh. Vi khuẩn chết cứng Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Nếu thực phẩm để...