Bão Podul vào Biển Đông, sức gió 60-75 km/h
Bão Podul di chuyển nhanh và đi vào Biển Đông rạng sáng 28/8. Theo dự báo, bão tiếp tục mạnh lên và có khả năng vào vịnh Bắc Bộ trong 2-3 ngày tới.
Sáng 28/8, bão Podul đã di chuyển nhanh và vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào khu vực Biển Đông. Hiện, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 8, giật cấp 10. Đây là cơn bão thứ 4 trên Biển Đông trong năm nay.
Trong 24 giờ tới, bão Podul được dự báo di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc với vận tốc 30 km/h và có khả năng mạnh thêm. Sáng 29/8, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 8-9, giật cấp 11.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn nhận định ảnh hưởng của bão khiến vùng biển phía bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra dự báo về đường đi của bão Podul sau khi đi vào khu vực Biển Đông sáng 28/8. Ảnh: NCHMF.
Video đang HOT
Ngay sau đó, bão giữ nguyên hướng di chuyển nhưng giảm tốc độ xuống còn 15-20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến ngày 30/8, tâm bão có thể nằm ngay trên vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Lúc này, bão tiếp tục đi với tốc độ chậm lại, chỉ còn 10-15 km/h và tiếp tục mạnh thêm. Đến ngày 31/8, vị trí tâm bão được dự báo nằm trên vùng biển phía nam vịnh Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất đạt cấp 9-10, giật cấp 12.
Theo diễn biến này, bão số 4 có thể đi vào vùng biển và đất liền nước ta, ảnh hưởng đến thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Phú Yên lên phương án ứng phó khẩn cấp với bão Podul dự kiến đổ bộ vào Việt Nam.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương cần phối hợp với các sở, ngành quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão.
Hiện, Bắc Bộ đã có mưa rào và dông nhiều nơi. Khu vực miền núi có mưa lớn với vũ lượng phổ biến 60-100 mm. Đến đêm 28/8, ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió khiến Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào, vùng núi mưa lớn cục bộ kèm theo lốc sét, gió giật mạnh.
Đêm nay và ngày mai, khu vực Hà Nội được dự báo có mưa dông kèm theo gió giật mạnh.
Theo New zing.vn
Quảng Ninh đến Phú Yên phải cấp bách phòng chống bão Podul
Để chủ động ứng phó với bão Podul, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành cần tập trung một số nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm an toàn về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước ...
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Văn phòng ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai (UWPSCTT) và TKCN mới có Công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi truòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch...
Theo Công điện, để chủ động ứng phó với bão Podul, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành cần triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Trong đó, khu vực trên biển cần tập trung thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo các bản tin dự báo.
Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển và trên các đảo.
Rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đối với khu vực đất liền, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành cầnkiểm tra an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, đê điều, các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra.
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Văn phòng ủy ban Quốc gia UWPSCTT và TKCN đồng thời để nghị Bộ Ngoại giao có công hàm gửi các nước trong khu vực tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú bão để đảm bảo an toàn.
Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của bão để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.
T. Sự
Theo PLVN
Công điện đối phó với cơn bão Podul Theo tin mới nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, hồi 13 giờ ngày 27/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 125,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 370km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Đường đi của bão...