Báo Pháp: Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt
Kinh tế phát triển vượt bậc đã khiến vị thế của Trung Quốc ngày càng mạnh trên thế giới nhưng cách hành xử hai mặt của nước này khiến Bắc Kinh không xứng đáng với vị thế đang lên đó, tờ Le Monde của Pháp nhận định trong bài viết gần đây.
Trung Quốc phát triển về kinh tế nhưng lại gây quan ngại lớn về chính trị và ngoại giao.
Theo tờ Le Monde, bộ mặt thứ nhất của Trung Quốc là cho thế giới thấy rằng quốc gia này đã trở thành “một nhân tố quan trọng” trên các hồ sơ nổi cộm của thế giới, vươn lên so kè với Mỹ.
Cách đây 45 năm, Liên Xô và Trung Quốc là kẻ thủ của nhau, còn Mỹ là nước ở giữa. Khi đó, Mỹ đã đề nghị Liên Xô từ bỏ dự định sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc đã “đảo ngược thế cờ” khi đổi vai trở thành quốc gia có khả năng làm trung gian hòa giải cho Mỹ và Nga.
Vị thế hòa giải đó của Bắc Kinh còn được thể hiện qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã ký với Mỹ, bởi ai cũng biết một thỏa thuận môi trường toàn cầu sẽ không thể có được nếu thiếu sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, hai “ống khói” lớn nhất của thế giới.
Thế nhưng, ngược lại với bộ mặt tốt đẹp trên, tờ Le Monde cho rằng Trung Quốc cũng đang thể hiện một chính sách ngoại giao khác mang bản chất cứng rắn và hiếu chiến.
Video đang HOT
“Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã cho thấy nước này “lời nói không đi đôi với việc làm”, tức là hành động cụ thể chưa tương xứng với vị thế đang lên trên trường quốc tế”, tờ báo viết.
“Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia ven biển Hoa Đông và Biển Đông”, bài báo nêu dẫn chứng cho nhận định trên.
Cũng theo bài viết, Trung Quốc đã không chấp nhận ra Tòa án Công lý quốc tế vì “ỷ mạnh”, muốn giải quyết tranh chấp trong “sân nhà”, muốn đàm phán tay đôi với các nước nhỏ hơn và muốn khẳng định vị thế là “ cường quốc số một châu Á”.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thái độ thiếu hội nhập quốc tế trong hồ sơ tài chính và tiền tệ khi cố tình thao túng đồng nội tệ theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh ký kết hiệp định thanh toán trực tiếp bằng đồng nội tệ với các nước, đồng thời lập các quỹ và Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để đối trọng với thể chế tài chính khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
“Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách hai mặt. Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên bố hội nhập quốc tế, trong khi bản thân vẫn là một cường quốc kiêu căng chỉ biết có mình”, tờ Le Monde kết luận.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Báo Pháp: Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt
Kinh tế phát triển vượt bậc đã khiến vị thế của Trung Quốc ngày càng mạnh trên thế giới nhưng cách hành xử hai mặt của nước này khiến Bắc Kinh không xứng đáng với vị thế đang lên đó, tờ Le Monde của Pháp nhận định trong bài viết gần đây.
Trung Quốc phát triển về kinh tế nhưng lại gây quan ngại lớn về chính trị và ngoại giao.
Theo tờ Le Monde, bộ mặt thứ nhất của Trung Quốc là cho thế giới thấy rằng quốc gia này đã trở thành "một nhân tố quan trọng" trên các hồ sơ nổi cộm của thế giới, vươn lên so kè với Mỹ.
Cách đây 45 năm, Liên Xô và Trung Quốc là kẻ thủ của nhau, còn Mỹ là nước ở giữa. Khi đó, Mỹ đã đề nghị Liên Xô từ bỏ dự định sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc đã "đảo ngược thế cờ" khi đổi vai trở thành quốc gia có khả năng làm trung gian hòa giải cho Mỹ và Nga.
Vị thế hòa giải đó của Bắc Kinh còn được thể hiện qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã ký với Mỹ, bởi ai cũng biết một thỏa thuận môi trường toàn cầu sẽ không thể có được nếu thiếu sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, hai "ống khói" lớn nhất của thế giới.
Thế nhưng, ngược lại với bộ mặt tốt đẹp trên, tờ Le Monde cho rằng Trung Quốc cũng đang thể hiện một chính sách ngoại giao khác mang bản chất cứng rắn và hiếu chiến.
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã cho thấy nước này "lời nói không đi đôi với việc làm", tức là hành động cụ thể chưa tương xứng với vị thế đang lên trên trường quốc tế", tờ báo viết.
"Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia ven biển Hoa Đông và Biển Đông", bài báo nêu dẫn chứng cho nhận định trên.
Cũng theo bài viết, Trung Quốc đã không chấp nhận ra Tòa án Công lý quốc tế vì "ỷ mạnh", muốn giải quyết tranh chấp trong "sân nhà", muốn đàm phán tay đôi với các nước nhỏ hơn và muốn khẳng định vị thế là "cường quốc số một châu Á".
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thái độ thiếu hội nhập quốc tế trong hồ sơ tài chính và tiền tệ khi cố tình thao túng đồng nội tệ theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh ký kết hiệp định thanh toán trực tiếp bằng đồng nội tệ với các nước, đồng thời lập các quỹ và Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để đối trọng với thể chế tài chính khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách hai mặt. Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên bố hội nhập quốc tế, trong khi bản thân vẫn là một cường quốc kiêu căng chỉ biết có mình", tờ Le Monde kết luận.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Chính sách vươn tới 'vị thế toàn cầu' của ông Tập Bài phát biểu tại một hội nghị ngoại giao gần đây của Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi chính sách ngoại giao mới nhằm vươn tới "vị thế toàn cầu" nhưng vẫn đảm bảo những lợi ích cốt lõi. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm New Zealand hôm 21/11. Ảnh: Reuters Chủ tịch Trung Quốc...