Báo Pháp: “Mạng lưới ông Putin tại Pháp”
Một số chính trị gia vẫn ủng hộ hành động của Kremlin. Đâu là lý do giải thích cho hành động này?
Chính trị gia Pháp Marine Le Pen.
Theo RFI, báo Libération của Pháp số cuối tuần và tuần báo Le Nouvel Observateur quan tâm tới “Mạng lưới ông Putin tại Pháp”. Từ gần một năm nay, Ukraine bị giằng xé giữa hai phe thân Nga và thân châu Âu, và từ khoảng 8 tháng nay, nước Nga đang tận dụng cơ hội để tăng cường ảnh hưởng của mình tới quốc gia thuộc Liên Xô cũ này bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga và hậu thuẫn phe ly khai tại miền Đông Ukraine.
Thế nhưng, một số chính trị gia vẫn ủng hộ hành động của Kremlin. Đâu là lý do giải thích cho hành động này?
Bài xã luận trên tờ Libération cho biết tại Pháp, nhiều người thấy tình hình đang bớt căng thẳng đi tại Nga, do bị vầng hào quang quyền lực của ông Putin mê hoặc một cách vô thức hay có ý thức.
Tác giả bài xã luận đưa ra minh chứng tuyên bố của Marine Le Pen ngày thứ 6 vừa qua rằng, mọi cảm giác ủng hộ Nga bắt nguồn từ việc chống Mỹ. Người đứng đầu Đảng Mặt trận quốc gia (Front national), đồng thời cũng là một người ngưỡng mộ Putin, công kích: “Chúng ta không phải là chó bông của nước Mỹ, hãy trở lại thành một quốc gia tự do và toàn vẹn lãnh thổ”.
Bà yêu cầu chính phủ Pháp phải tôn trọng hợp đồng bán tầu Mistral cho Nga. Vụ việc này cũng phản ánh sức mạnh của mạng lưới Putin tại Paris. Cuộc điều tra của tờ Libération xếp họ thành 7 nhóm và phân tích trong mục “Hồ sơ” dưới tựa đề: “Bẩy nhóm trong tay áo của điện Kremlin”.
Đứng đầu danh sách là cánh cực hữu. Trong tất cả các đảng phái chính trị Pháp, thành viên của Đảng Mặt trận quốc gia là những người ngưỡng mộ Putin nhất.
Video đang HOT
Tuần báo Le Nouvel Observateur cũng tốn khá nhiều giấy mực để phản ánh “Mạng lưới Nga của gia đình Le Pen”. Bài phóng sự cho biết khoảng gần nửa thế kỷ nay, Jean-Marie Le Pen chăm chút các mối quan hệ và giao hảo tại Nga. Con gái Marine Le Pen và cháu gái Marion của ông đã thay ông tiếp tục công việc. Đảng Mặt trận quốc gia trở thành đầu cầu của chế độ ông Putin tại Pháp. Tác giả bài báo đặt câu hỏi đổi lại gia đình Le Pen được gì?
Ngoài việc miêu tả quá trình thiết lập mối quan hệ thân thiết với Nga từ sự kiện tháng 5 Năm 1968 tại khu Latin, tác giả bài báo cho biết lợi ích của mối quan hệ chủ yếu là vấn đề tài chính.
Một bức ảnh trong bài báo nêu việc Marine Le Pen gặp gỡ các đại diện giáo trưởng của Moscow để xin các ngân hàng Nga tài trợ cho Đảng của mình. Hay một ví dụ khác là mùa hè năm 2012, sứ quán Nga đã ủng hộ một kênh truyền hình ủng hộ Nga, ProRussia.tv, do các cựu cán bộ của Đảng Mặt trận quốc gia thành lập …
Đổi lại, gia đình Le Pen cũng thể hiện sự tận tâm tới chính quyền Nga. Cháu gái Marion Maréchal-Le Pen trở thành thành viên của hội hữu nghị Pháp-Nga tại Quốc hội Pháp. Ngày 16/03/2014, người ly khai Ukraine tổ chức bỏ phiếu để sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, cố vấn quốc tế của Marine Le Pen được “những người bạn Nga” mời tới giám sát.
Tối hôm bỏ phiếu, ông khẳng định trên truyền hình Nga là cuộc bỏ phiếu đã diễn ra theo đúng luật. Sau đó, ông bay về Moscow và tại đây ông gặp nhà tài trợ cho những người ly khai Ukraine. “Lòng trung thành” của Marine Le Pen còn được trả giá nào khác? Bà từ chối trả lời câu hỏi liệu Moscow có tài trợ cho đảng của bà hay không.
Theo Bizlive
Mỹ đồng thời bắn phá al-Qaeda, IS tại Syria
Liên minh do Mỹ dẫn đầu hôm nay đã tiến hành các vụ không kích chống lại các mục tiêu của nhánh al-Qaeda tại Syria, Mặt trận Al-Nusra, và tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), một tổ chức giám sát cho biết.
Mỹ đã điều động các máy bay chiến đấu, ném bom để không kích IS.
Theo Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại London (Anh), các cuộc tấn công đã nhằm vào một khu vực tại tỉnh Aleppo ở phía tây Syria, tiêu diệt 30 tay súng của al-Qaeda.
Mỹ coi Nusra là một nhóm khủng bố mặc dù gần đây Washington đã chú trọng hơn vào nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo khi Washington thành lập một liên minh để đối phó với các phần tử thánh chiến tại Syria và Iraq.
Nusra đã chiến đấu chống lại IS tại các khu vực của Syria, và cũng chiến đấu sát cánh cùng các nhóm nổi dậy Hồi giáo và hôn hòa chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Mỹ, các đồng minh Ả-rập bắn phá 20 mục tiêu IS tại Syria
Tổ chức SOHR ngày 23/9 cũng cho biết, Mỹ và các đồng minh Ả-rập đã tiến hành khoảng 20 cuộc không kích chống lại các mục tiêu của IS tại thành trì của nhóm phiến quân này ở tỉnh Raqqa, miền bắc Syria.
"Liên minh quốc tế đã oanh kích các địa điểm, căn cứ, các chốt kiểm soát của IS tại thành phố Raqqa, và gần các thị trấn Tabqa, Ain Eissa và Tal Abyad, tiêu diệt các phiến quân", SOHR cho hay.
Lầu Năm Góc xác nhận các máy bay chiến đấu, ném bom và tên lửa Tomahawk đã được sử dụng trong các cuộc không kích tại Syria.
Mỹ đã không kích IS tại tỉnh Raqqa và nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Al-Nusra tại Aleppo, miền bắc Syria.
Mỹ cho hay 5 quốc gia Ả-rập - gồm Bahrain, Jordan, Qatar, Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) - đã tham gia hoặc hỗ trợ các cuộc không kích của Mỹ.
Jordan đã trở thành quốc gia Ả-rập đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng các máy bay chiến đấu của nước này đã tham gia các cuộc không kích của Mỹ chống lại IS tại Iraq và Syria.
Mỹ thông báo trước cho Syria về các vụ tấn công
Bộ ngoại giao Syria cho hay Mỹ đã báo trước cho chính quyền Syria về các vụ tấn công chống lại các mục tiêu của IS.
"Mỹ đã thông báo cho đại diện Syria tại Liên hợp quốc rằng các vụ không kích sẽ được tiến hành nhằm chống lại tổ chức khủng bố IS tại Raqqa", một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Syria nói trong một tuyên bố gửi tới các cơ quan báo chí địa phương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng Mỹ không coi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad là một đồng minh trong chiến dịch đối phó với IS, nhưng luật pháp quốc tế đòi hỏi phải có sự cảnh báo trước khi khai hỏa. Nếu Washington không thông báo cho Damascus, Mỹ có thể vi phạm chủ quyền Syria.
IS hiện đang kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria. CIA ước tính tổ chức này có tới 31.000 tay súng.
Kể từ đầu tháng 8, Mỹ đã tiến hành hơn 190 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS tại Iraq.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ. Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp...