Báo nước ngoài viết về ngư dân Việt trên Biển Đông
Theo CNN, trong những năm qua, rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, ngư dân thì bị đánh đập dẫn đến chấn thương.
Tàu cá đánh bắt của ngư dân tại Lý Sơn
Báo CNN vừa đăng tải một bài viết về tranh chấp Biển Đông đang gây nhiều khó khăn cho ngư dân Việt Nam.
CNN phỏng vấn một ngư dân ở đảo Lý Sơn, người nói rằng ông đã liên tục gặp rắc rối khi hoạt động trên biển. Năm ngoái, một nhóm tàu giương cờ Trung Quốc đuổi theo, đe dọa tàu của ông và con trai.
“Họ lục soát thuyền của chúng tôi. Đầu tiên họ lấy cá, sau đó họ lấy các thiết bị. Nếu thích nó, họ lấy luôn, nếu không thích, họ vứt đi”, ông nói. Ông ước tính thuyền đánh bắt của ông đã 4-5 lần trở thành mục tiêu của tàu Trung Quốc trong thập kỉ qua.
Có lần, con trai của ông bị bắt giữ suốt 3 ngày, bị đánh đập dẫn tới chấn thương. “Con trai tôi phải nằm nhà 3 tháng và không thể đi làm”, người ngư dân nói với CNN.
Hàng trăm ngư dân Việt Nam đã trở thành mục tiêu của tàu Trung Quốc khi họ đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam. Năm 2015, CNN đưa tin đã có 200 ngư dân Lý Sơn và 17 tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công. Trong khi đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết chuyện ngư dân Việt Nam bị đánh đập hay xua đuổi khỏi khu vực này.
Video đang HOT
Ngư dân Lý Sơn cho biết đã từng bị Trung Quốc tấn công 4-5 lần
Các nhà phân tích chính trị cho rằng khẳng định chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đã đe dọa đến những bên liên quan trong khu vực. Những năm qua, Trung Quốc đã có những động thái phi pháp trên Biển Đông như xây đảo nhân tạo, triển khai các tên lửa đất đối không. Tổ chức Giải pháp minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) đã kết luận dựa trên hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc đã tạo 12 km2 đất mới.
Theo CNN, vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những nội dung chủ chốt được đề cập trong chuyến thăm 2 ngày của Tổng thống Obama đến Việt Nam, bắt đầu từ hôm nay 23.5.
Trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ, Daniel R. Russel, mô tả Việt Nam là “một đối tác trong việc ủng hộ Luật Biển và các quy định pháp luật về không gian hàng hải, trong việc giải quyết một cách hòa bình những căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông. “
Chính quyền Obama đã nhiều lần kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, kêu gọi ngừng cải tạo hoặc quân sự hóa quần đảo ở Biển Đông.
Mỹ cũng đang hoạt động “tự do hàng hải” bằng việc tuần tra hải quân hoặc thực hiện các chuyến bay qua không phận quốc tế trên Biển Đông, dù những hoạt động này khiến Trung Quốc tức giận.
Theo Danviet
Báo Mỹ: 2 lĩnh vực quan trọng ông Obama có thể hỗ trợ VN
Đến thăm Việt Nam, liệu Obama sẽ đề cập đến những vấn đề gì, cam kết hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực nào là những chủ đề nhiều tờ báo nước ngoài đang khai thác.
Tổng thống Barack Obama sắp có chuyến thăm Việt Nam từ 23-25/5
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam vào thứ 2 tuần tới. Rất nhiều tờ báo nước ngoài đang suy đoán về những vấn đề chủ chốt Obama sẽ đề cập trong chuyến thăm 2 ngày này, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các vấn đề an ninh khu vực và sự hợp tác trong khu vực.
Nhưng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa 2 nước trong những năm gần đây có thể sẽ mang lại một sự phối hợp trong nhiều lĩnh vực hơn, tờ Forbes nhận định. Trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Obama, tác giả Brett Davis cho rằng ngoài những vấn đề chính trị, an ninh, thương mại, Tổng thống sẽ bàn với Việt Nam về hai vấn đề lớn khác là biến đổi khí hậu và giáo dục.
Trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Obama, khả năng cao Tổng thống sẽ hỗ trợ Việt Nam về biến đổi khí hậu và giáo dục
Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua hạn hán nghiêm trọng. Nhiều vùng đất rộng lớn trồng lúa đã bị bỏ hoang và hàng trăm ngàn người phải chịu tình cảnh thiếu nước, thiếu lương thực do hạn mặn gia tăng.
Ngoại trưởng John Kerry đã từng ám chỉ Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với thiên tai khi ông gặp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hồi tháng 3, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington DC.
Từ sau thỏa thuận quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ năm 2013, Mỹ đã đầu tư 17 triệu USD vào chương trình rừng và đồng bằng của USAID tại một số tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra còn có những chương trình như Sáng kiến hạ lưu sông Mekong và Cơ sở hạ tầng thông minh giúp hỗ trợ kỹ thuật và quy hoạch cơ sở hạ tầng ở khu vực này.
Chính vì thế, báo Mỹ cho rằng sẽ có một khoản đầu tư lớn về khắc phục hậu quả hạn hán trong chuyến thăm lần này của ông Obama.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký giấy phép thành lập Trường Đại học Fulbright tại Việt Nam
Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng khác mà hai nước đều có lợi ích chung. Sinh viên Việt Nam là một trong những nhóm sinh viên nước ngoài đông nhất theo học tại các trường đại học Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tài trợ cho chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 1994 hợp tác với trường Kenedy của Harvard.
Ngoài ra, một tuần trước chuyến thăm của Obama, ngày 16.5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký giấy phép thành lập Trường Đại học Fulbright, trường đại học tư phi lợi nhuận đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cam kết hỗ trợ 20 triệu USD cho dự án.
Dự án vẫn đang tìm kiếm thêm 50-60 triệu USD tài trợ từ chính phủ và các tổ chức, và tác giả Brett Davis mong chờ dự án sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Obama trong chuyến thăm này.
Không nghi ngờ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và vấn đề an ninh sẽ là những vấn đề cấp bách nhất đối với cả Mỹ và Việt Nam trong mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và giáo dục là những vấn đề rất gần gũi với ông Obama, vì vậy nhiều khả năng, chúng sẽ nằm trong nội dung chuyến thăm sắp tới.
Theo Danviet
Báo Mỹ: Tin tặc Trung Quốc dùng hình ảnh ngư dân Việt Nam để tấn công mạng Những ai quan tâm đến tình hình châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ đọc email chứa thông tin và hình ảnh cho thấy cảnh hải quân Thái Lan chĩa súng trấn áp ngư dân Viêt Nam. Nhưng ít ai ngờ email này ẩn chứa mã độc từ tin tặc Trung Quôc. Tờ Wall Street Journal (My) vừa có bài hé lộ chiêu...