Báo nước ngoài nói về ‘thẻ căn cước’ của voi hoang dã Việt Nam
Cá c nhà bảo tồn đang sử dụng dữ liệu trực quan từ bẫy camera để tạo “thẻ căn cước” cho voi hoang dã ở Việt Nam.
Biển báo về hàng rào điện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Con voi có tên Dinh Quan biết đúng chỗ để đi chơi vào một ngày ấm áp. Đó là vũng nước sạch với cỏ và vài cây măng gần đó, tốt nhất là có cây leo không độc trong tầm với. Đi theo sau Dinh Quan là Biển Đông, đang học cách sống trong rừng rậm từ “đàn anh” 15 tuổi.
Hai con voi hoang dã này đang sống ở Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai được ví là “lá phổi xanh” giữa miền ông Nam Bộ, gắn liền với địa danh như Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây cũng là địa điểm dự án “bẫy camera” được áp dụng để tạo “thẻ căn cước” cho voi hoang dã.
Ông Pruthu Fernando, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn có trụ sở tại Sri Lanka, nhận định với Al Jazeera rằng không giống như xã hội loài người, nơi tuổi tác và kinh nghiệm mang lại mức độ tôn trọng, ở loài voi, kích thước và khối lượng cơ thể quyết định thứ bậc xã hội của chúng. Theo ông Fernando, khi voi đến tuổi dậy thì, vào khoảng 10 tuổi, chúng rời xa mẹ để đi theo những con voi đực khác.
Các kiểm lâm viên và đại diện của HSI theo dõi hình ảnh từ bẫy camera. Ảnh: Al Jazeera
Đó là lý do Biển Đông và Dinh Quan kết bạn và hình ảnh cả hai lê bước về phía hố nước đã được camera cảm biến ghi lại vào tháng 4. Các camera này là một phần của dự án bảo tồn voi do Tổ chức về bảo vệ động vật Humane Society International (HSI) có trụ sở tại Mỹ kết hợp với chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Video đang HOT
Có 60 bẫy camera đã được đặt tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Các camera được gắn kín đáo vào thân cây dọc theo đường băng rừng của động vật. Hình ảnh từ camera được biên soạn để tạo danh mục các cá thể voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển bằng cách sử dụng các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, thể chất và tình trạng chung. Các hình ảnh này là phương tiện để theo dõi chuyển động và thói quen ăn uống của chúng, đồng thời theo dõi sức khỏe và thời gian phục hồi nếu chúng bị thương hoặc mắc bệnh.
Hai con voi Dinh Quan và Biển Đông. Ảnh: Al Jazeera
Dữ liệu HSI được biên soạn để tạo ra “ thẻ căn cước voi” bao gồm hơn 16.000 hình ảnh được thu thập trong khoảng 400 ngày từ tháng 6/2022 đến nay. Phân tích dữ liệu ảnh cho thấy có 27 con voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, tăng đáng kể so với ước tính trước đó là 14 con. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng đàn voi gồm 27 con đang trong tình trạng tốt với chỉ số sức khỏe trung bình cao hơn đàn voi ở Sri Lanka. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng cần phải thu thập dữ liệu chi tiết hơn để xác định quy mô chính xác của quần thể voi. Đó không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Việc tạo ra hồ sơ nhận dạng cá thể cho loài voi ở Việt Nam vô cùng quan trọng bởi theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, cả nước hiện còn khoảng 100-130 con voi hoang dã, giảm đáng kể so với ước tính 2.000 con vào đầu những năm 1980. Điều đó có nghĩa là ở tỉnh Đồng Nai là có đàn voi lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Đắk Lắk. Voi ở tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk đôi khi di chuyển quốc tế qua biên giới đến một số địa phương của Lào và Campuchia. Ngược lại, voi ở Đồng Nai chỉ di chuyển trong nội địa Việt Nam.
Bẫy camera tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Để ngăn chặn ngăn chặn con người xâm nhập vào nơi voi lang thang cũng như việc voi đi vào khu vực cư dân sinh sống, một hàng rào điện chạy bằng năng lượng Mặt Trời dài 75km đã được dựng bao quanh một phần khu bảo tồn. Ông Tran Dai Nang tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết voi cần một không gian nhất định và con người cũng vậy để thực hiện các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Ông nói người dân cần hiểu rằng khi voi “đến thăm” cánh đồng của họ và các khu vực khác, chúng sẽ không làm hại họ.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy người dân sống xung quanh Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai muốn cùng tồn tại với những chú voi hàng xóm của họ.
Đại diện của HIS tại Việt Nam cho biết bà hy vọng những bức ảnh do bẫy ảnh tạo ra sẽ cung cấp danh tính cho voi và điều đó sẽ giúp hiểu rõ hơn về “nhu cầu và thói quen” của chúng cũng như cách chúng bị ảnh hưởng bởi hành vi của con người.
Chuyển đổi tinh gọn giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tồn tại
Chiều 29/6, RX Tradex Việt Nam cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đưa ra nhiều thông tin về Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022.
Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn năm nay bao gồm Tọa đàm Sáng kiến Doanh nghiệp và Cập nhật công nghệ ngày 29/6 và Chương trình Chuyến đi tham quan nhà máy chủ đề Sản xuất tinh gọn ngày 30/6/2022.
Đại dịch Covid-19 đã phơi bày các lỗ hổng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Hiện, các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về tính linh hoạt và hiệu quả cao hơn ở cấp độ tổng thể của chuỗi cung ứng. Đối mặt với những thách thức chưa từng có, chuyển đổi tinh gọn không chỉ là một lựa chọn cho các nhà sản xuất - đó là vấn đề mang tính quyết định sự "tồn tại" trong tương lai của các doanh nghiệp.
Theo các báo cáo đầu tư, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng trở lại và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ đầu năm. Dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.
Khi các rào cản từ đại dịch Covid-19 dần được xóa bỏ và nhu cầu giao thương, phục hồi sản xuất ngày càng gia tăng thì cần có những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ các đối tác tiềm năng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Các đơn vị thực hiện ký kết và có nhiều chia sẻ bổ ích cho doanh nghiệp.
Giám đốc Truyền thông Tiếp thị RX Tradex Phan Quang Vinh chia sẻ, bên cạnh các hoạt động thường niên, Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ là sự kiện tiêu điểm tiền Triển lãm công nghiệp quốc tế VME (Vietnam Manufacturing Expo) dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/8/2022.
Đặc biệt, Lễ ký kết Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp (Business Innovation Zone) với sự tham gia của nhiều đối tác, VME năm nay sẽ mang đến các chương trình kết nối kinh doanh hữu ích trên tinh thần "kinh doanh du kích trong thời đại số" trong và sau đại dịch, đặc biệt với nhiều hoạt động mới như: Lễ Vinh danh doanh nghiệp Công nghiệp, Công nghiệp hỗ trợ và những Chuyến tham quan nhà máy hướng đến chủ đề Sản xuất tinh gọn...
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tự động hóa Việt Nam Bùi Quốc Khánh bày tỏ quan điểm: Chuyển đổi số là xu hướng được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn tiến đến quá trình tự động hóa dây chuyền sản xuất trong nhà máy.
Bên cạnh ký kết hợp tác, đại diện từ Hội Tự động hóa Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Đỗ Mạnh Cường, cùng Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp Hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Trương Thị Chí Bình, và bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng tham gia phiên thảo luận trong Tọa đàm: Sản xuất 4.0 và Tăng trưởng bền vững tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Dẫn đầu xu hướng cùng Nhà máy tinh gọn!
Phần hai của Diễn đàn còn có phần Cập nhật Công nghệ đến từ Delta, nhà tư vấn và cung cấp giải pháp toàn cầu (trụ sở chính đặt tại Đài Loan) về tự động hóa công nghiệp cho các nhà máy, đáp ứng nhiều quy mô sản xuất khác nhau với quy trình sản xuất tinh gọn và hiệu quả thiết thực. Đại diện Delta, ông Huỳnh Trung Hiếu chia sẻ, sau đại dịch, ngành sản xuất Việt Nam thay đổi nhanh chóng với nhu cầu ngày càng cao về IIOT, robot, tiết kiệm năng lượng, chất lượng điện... để giảm chi phí nhân công, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
"Đối với Delta, đây là cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện năng suất với hệ sinh thái hoàn chỉnh về cả phần cứng, phần mềm thông qua công nghệ tự động hóa tiên tiến và các giải pháp sản xuất thông minh" - vị này nhấn mạnh.
Bên cạnh Delta, để có thể đạt được sự tinh gọn trong sản xuất, độ bền cũng như độ tin cậy về các cấu kiện công nghiệp trong dây chuyền quản lý/sản xuất là một trong những yếu tố thiết yếu, chương trình diễn đàn được tiếp nối phần cập nhật từ tập đoàn CKD (trụ sở chính tại Nhật), giới thiệu những sản phẩm góp phần không nhỏ trong quá trình hoàn thiện "sản xuất tinh gọn" đối với các đối tác trên toàn cầu.
Bão số 1 còn mạnh thêm, nhiều tàu cá trong vùng nguy hiểm Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 10h sáng 30-6, bão số 1 (bão Chaba) mạnh cấp 8 (62 - 74km/h), giật cấp 10, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 400km về phía Đông. Vị trí và hướng di chuyển bão số 1 - Ảnh: NCHMF Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển...