Báo nước ngoài ca ngợi Đại thắng mùa Xuân năm 1975
“Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”, “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”… là những bình luận của các nhà báo đối với đại thắng mùa xuân năm 1975.
Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” tại TP HCM.
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”
40 năm trôi qua kể từ khi sự kiện “Chiến sự ở Sài Gòn – Gia Định mùa Xuân 1975″ kết thúc nhưng trong ký ức của nhân loại thì không hề phai mờ. Sự kiện lịch sử này đã mở ra thời kỳ “Sau Việt Nam”, “Hội chứng Việt Nam” đối với người Mỹ.
Theo thượng tá, TS. Trương Mai Hương, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tổ chức quân sự – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra chiến sự tại Sài Gòn (26-30.4.1975), cơ quan đầu não của chế độ Cộng hòa, Sài Gòn – Gia Định trở thành nơi tập trung của 100 phóng viên thường trú của các nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều hãng thông tấn, truyền hình, phát thanh và các tờ báo lớn của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức…trong đó, có nhiều tờ báo đã ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt Nam. Tờ Thời báo New York có số phát hành lớn phanh phui tập tài liệu mật ghi chép của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam với gần 70.000 trang (còn gọi là tài liệu mật Lầu Năm Góc) do luật sư nổi tiếng Ddanien phát hiện. Điều này khiến người Mỹ hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là tàn bạo và vô nghĩa.
Tờ Tin Mỹ và Thế giới in những chữ đầu hàng thành một tiêu đề lớn chạy suốt tám cột trên trang nhất và hàng loạt tin, ảnh về chiến thắng của các lực lượng cách mạng vừa giải phóng thành phố Sài Gòn.
Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, người Việt Nam (ngụy quân, ngụy quyền) đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”.
Tờ Tin điện New York cho rằng: “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng, tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”.
Video đang HOT
Riêng báo Mặt trời Baltimore viết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”.
Phóng viên Hãng UPI đã mô tả quân giải phóng: “Quân đội cộng sản tươi cười và vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn hôm nay và hô lớn với những người đứng bên đường các nhà báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính quyền Sài Gòn trước những người cộng sản”.
Cùng chung niềm vui với cả dân tộc Việt Nam, hãng tin Pháp AFP bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn – Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Tất cả những thông tin được đăng tải rộng rãi tại Sài Gòn, Mỹ và một số nước phương Tây đã làm cho giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lúng túng, tức tối vì bị lên án mạnh mẽ.
Alain Wasmes là phóng viên đặc biệt của báo Nhân đạo Đảng cộng sản Pháp đã có mặt tại Việt Nam trong những ngày cuối của cuộc chiến. Ông thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe về sự kiện giải phóng Sài Gòn và đưa ra hàng loạt những câu hỏi vì sao chế độ Sài Gòn sụp đổ và vì sao đế quốc Mỹ lại thua đau đến như vậy. Khi trở về Pháp, trong cuốn “Những gì tôi thấy ở Việt Nam”, ông đã tuyên bố rằng: Chiến tranh Việt Nam được sự chú ý của dư luận toàn thế giới, đặc biệt là đã tác động sâu sắc đến tâm khảm người Mỹ. Ông khẳng định: “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang (đứng giữa) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo
Ngay cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, sau gần 30 năm im lặng đã phải tự dằn vặt: “Những người cộng sự của tôi trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson là một nhóm người đặc biệt… Tại sao nhóm người đó – những người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam? Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại mắc sai lầm như vậy?”.
Nhà sử học Nigl Cawthorne sau nhiều năm dày công nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đưa ra nhận xét: “Phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết. Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng”.
Theo Người Lao Động
Đại thắng mùa Xuân 1975 mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước
"Đảng bộ và Nhân dân TPHCM mãi mãi khắc ghi, tâm niệm trong mỗi chiến công, thành tựu của thành phố đều có máu xương, công sức, trí tuệ của chiến sĩ và đồng bào khắp mọi miền đất nước", Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Ngày 3/4, tại Hội trường Thành ủy TPHCM đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp Nhà nước: "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình". Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh, nhân chứng lịch... đã tham dự hội thảo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư gửi đến Hội thảo. Trong thư, Chủ tịch nước hoan nghênh Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học cấp Nhà nước "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình" tại thành phố mang tên bác - nơi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc toàn thắng, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2015).
Hội thảo đánh giá vai trò và ý nghĩa lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với một cường quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chiến tranh nhân dân sáng tạo, ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, nhân dân ta đã kết hợp và phát huy, nâng lên một tầm cao mới sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thu non sông về một mối, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta là một sự kiện trọng đại, một mốc son chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Tại hội thảo, trên 115 bài tham luận và các ý kiến phát biểu của đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, lão thành cách mạng, tướng lĩnh... tập trung phân tích, khẳng định đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các đại biểu cũng cho rằng, chính ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hoà bình đã làm nên sức mạnh to lớn của quân và dân cả nước, cùng dồn sức quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ. Đồng thời, tài thao lược, sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và thực tiễn chiến tranh cách mạng... sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước anh em và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình... đã làm nên đại thắng mùa Xuân 1975.
Theo Thượng tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam đã xây dựng được đội quân chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược rừng núi - nông thôn đồng bằng - thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công quân sự - chính trị và binh vận... Chính vì thế, lực lượng của ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược: chiến tranh đơn phương, chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Nhiều lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử, tướng lĩnh... tham dự hội thảo
Trong tham luận của mình, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng đã nhắc lại các trận đánh lịch sử như chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 và kết lại bằng chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định - Chiến dịch Hồ Chí Minh.
"Thắng lợi đó khẳng định vấn đề có tính chân lý, rằng: một dân tộc đất không rộng, người không đông, tiềm lực vật chất có hạn, nhưng đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với một ý chí, quyết tâm cao độ, lòng quả cảm phi thường, sức sáng tạo vô tận, dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác - Lê nin, được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi kẻ thù".
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh vai trò của mặt trận tư tưởng trong kháng chiến chống Mỹ.
Trước sự đàn áp dãn man của kẻ thù, nhất là các thủ đoạn dồn dân lập ấp chiến lược, xây dựng vành đai trắng, hoạt động tuyên truyền miệng được chú trọng, thông qua lực lượng cán bộ cốt cán, qua các đường dây liên lạc, hộp thư bí mật, chủ trương của Đảng vẫn đến được với nhân dân, thắp sáng lên ngọn lửa niềm tin, khơi dậy ý chí bền gan tranh đấu trong ngay trong lòng địch. Các chiến sĩ cách mạng dù bị địch bắt bớ, tù đày, bị tra tấn dã man, cận kề cái chết nhưng vẫn kiên trung, tiếp tục tổ chức, củng cố lực lượng, tuyên truyền, giáo dục cách mạng trong các nhà tù, trại giam của địch.
Từ những dẫn chứng lịch sử như trên, ông Đinh Thế Huynh khẳng định: "Mặt trận tư tưởng chính là nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước".
"Đảng bộ và Nhân dân TPHCM mãi mãi khắc ghi, tâm niệm trong mỗi chiến công, thành tựu của thành phố đều "có máu xương, công sức, trí tuệ của chiến sĩ và đồng bào khắp mọi miền đất nước", Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nói.
Công Quang
Theo Dantri
Kỷ niệm 40 năm giải phóng Buôn Ma Thuột, mở màn Đại thắng mùa Xuân 1975 Sáng 10/3, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2015). Chiến thắng Buôn Ma Thuột lịch sử đã mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Buổi lễ với sự tham dự của, ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị,...