Báo NTNN/Dân Việt: Bắc nhịp cầu nối du lịch – nông nghiệp
Bên cạnh nhiều bài viết giới thiệu đến bạn đọc cả nước về những mô hình du lịch sinh thái ở các địa phương, các mô hình homestay, những trang trại xanh, sạch của nông dân trên cả nước, Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt đã tổ chức thành công 4 chuyến đi, đưa nông dân ra nước ngoài tìm hiểu các mô hình phát triển nông nghiệp, trong đó có cả tham quan cách làm du lịch nông nghiệp tại các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/điện tử Dân Việt phát biểu tại hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường” do Tổng cục Du lịch và Báo NTNN/Dân Việt phối hợp tổ chức (Ảnh: Lê Hiếu)
Tăng cơ hội phát triển sinh kế cho nông dân
Chiều 30.3.2018, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay (NTNN)/Dân Việt đã phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.
Chia sẻ tại hội thảo, nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt chia sẻ, với hơn 30 năm lao động không ngừng, báo NTNN/Dân Việt được coi là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất đối với nông dân Việt Nam, tự hào đóng góp một phần thành công trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân cả nước.
“Chúng tôi nhận thức, du lịch nông nghiệp là một định hướng tốt, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mang lại lợi ích bền vững cho chính người dân ở các địa phương. Đây cũng là cơ hội phát triển sinh kế cho nông dân, đồng thời cũng góp phần vào phát triển một ngành du lịch xanh, sạch và giữ được bản sắc dân tộc, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, nhà báo Lưu Quang Định nói.
Theo nhà báo Lưu Quang Định, trên các sản phẩm báo chí của NTNN, từ báo giấy đến báo điện tử, du lịch nói chung, du lịch gắn với nông dân – nông nghiệp – nông thôn (du lịch nông nghiệp) luôn có một vị trí quan trọng.
Ngoài các tin thời sự du lịch trong nước và quốc tế đang được nhiều người quan tâm, tin hoạt động của các cơ quan Trung ương và địa phương về du lịch, mức tăng trưởng du lịch của Việt Nam, các điểm đến hấp dẫn trong và ngoài nước, giới thiệu các lễ hội nổi tiếng, những địa danh thắng cảnh đẹp…, trên báo NTNN/điện tử Dân Việt cũng có hàng trăm bài viết liên quan đến du lịch nông nghiệp, tuyên truyền những kết quả nổi bật, thành tựu, gương điển hình, mô hình trang trại mới, cách làm hay về xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp của các nước, đặc biệt là châu Á nhằm thông tin, định hướng cho du lịch nông nghiệp đến gần hơn với nông dân, nhằm cho người dân Việt có cái nhìn sâu hơn, kỹ hơn về du lịch nông nghiệp và sinh thái, tạo nên động cơ khuyến khích mọi người bảo vệ, quan tâm đến môi trường, tạo ra những cơ hội kinh doanh mới của người nông dân đối với ngành du lịch.
“Trên trang báo, chúng tôi cũng tăng lượng tin bài giới thiệu đến bạn đọc cả nước về những mô hình du lịch sinh thái ở các địa phương, các mô hình homestay, những trang trại xanh, sạch của nông dân trong cả nước. Những bài viết này luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trên cả nước, trong đó có nhiều độc giả Việt kiều ở nước ngoài”, nhà báo Lưu Quang Định chia sẻ.
Bắc nhịp cầu nối du lịch – nông nghiệp
Bên cạnh nhiều bài viết giới thiệu đến bạn đọc cả nước về những mô hình du lịch sinh thái ở các địa phương, các mô hình homestay, những trang trại xanh, sạch của nông dân trên cả nước, báo NTNN còn mở chuyên mục “Tư vấn du lịch xanh” với sự tham gia của các chuyên gia về tất cả các bước, ý tưởng thực hiện du lịch xanh cho bà con nông dân; Tổ chức tọa đàm, diễn dàn Làm thế nào để nông dân làm được du lịch xanh? Trong năm nay, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức cuộc thi viết “Nông dân làm du lịch xanh”… trên báo giấy NTNN, báo điện tử Dân Việt và ấn phẩm Trang trại Việt.
“Cuộc thi sẽ là cơ hội để cho những người nông dân quan tâm đến du lịch nông nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ những khó khăn, vướng mắc, giúp nhau nâng cao đời sống vật chất và tiến tới để phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Chúng tôi hy vọng cuộc thi này sẽ được đông đảo bạn đọc và bà con nông dân ủng hộ.
Không chỉ tuyên truyền về du lịch nông nghiệp, thúc đẩy ngành du lịch mới mẻ này thông qua tuyên truyền, qua bài vở, báo NTNN từ vài năm nay đã trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp”, nhà báo Lưu Quang Định thông tin.
Video đang HOT
Hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp dulịch, lữ hành… đã tham dự hội thảo (Ảnh: Lê Hiếu)
Không chỉ tuyên truyền về du lịch nông nghiệp, thúc đẩy ngành du lịch mới mẻ này thông qua tuyên truyền, qua bài vở, báo NTNN từ vài năm nay đã trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp.
Theo nhà báo Lưu Quang Định, tính đến nay, báo NTNN đã tổ chức thành công 4 chuyến đưa nông dân ra nước ngoài tìm hiểu các mô hình phát triển nông nghiệp, trong đó có cả tham quan cách làm du lịch nông nghiệp. Điểm đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.
“Các nông dân do chúng tôi kết nối đã đến tham quan một mô hình “resort trang trại” 5 sao tại ngoại ô huyện Ô Chấn, Triết Giang Trung Quốc do một nông dân 27 tuổi họ Trần làm chủ. Điểm thú vị là giữa cái trang trại rộng tới hơn 700 héc ta này có một trại ngựa, mỗi con ngựa trị giá hang trăm nghìn USD, thu hút rất đông người thành phố tới tham quan.
Chính giữa trang trại là một lò gốm – cái nghề truyền thống của dân làng. Hôm chúng tôi đến là ngày thường nhưng khách vẫn rất đông. Các ông bố, bà mẹ dẫn con cái đến tập nặn lọ gốm, bình hoa, tập vẽ trên gốm. Thật là một cách du lịch nông nghiệp rất hay mà tôi thấy ở ta các làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng cũng đã bắt đầu làm, nhưng chưa chuyên nghiệp bằng họ.
Chúng tôi cũng đã đưa nông dân đi thăm trang trại vịt ở huyện Nghi Lan (Đài Loan, Trung Quốc). Du khách đến đây thích thú quan sát quá trình nuôi vịt, cách ấp trứng nở ra vịt con, thưởng thức trà Long Tỉnh bên những đầm nước trong xanh, nơi hang nghìn con vịt bơi lội. Khung cảnh rất đẹp.
Chúng tôi cũng đã đưa nông dân đến tham quan trang trại trồng nấm linh chi thượng hạng ở Gyeong Gido – cũng là một điểm đến du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, gần biên giới với Triều Tiên” nhà báo Lưu Quang Định kể lại.
Theo kế hoạch, ngày 15.4 tới, báo NTNN sẽ tổ chức đưa 1 đoàn nông dân đến Nhật Bản, thăm quan chuỗi siêu thị cây cảnh của doanh nhân người Nhật gốc Việt Ngô Hùng, thăm trang trại Nông nghiệp The Farm của Tập đoàn nông nghiệp WAGOEN để tìm hiểu mô hình phát triển nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch sinh thái của tập đoàn.
“Điều vui nhất sau những chuyến đi này là nhiều nông dân tham gia đoàn cũng đã biến trang trại của mình thành những điểm đến du lịch. Như nông dân Võ Quan Huy ở Đức Hòa (Long An). Hiện nay trang trại chuối xuất khẩu của ông đã thu hút khá đông du khách. Hay trang trại vịt giời của nông dân Nguyễn Đăng Cường (Thuận Thành, Bắc Ninh). Anh có hơn 30 hec ta trang trại với đầm nước, ruộng lúa, vườn cây rất đẹp… Anh đang cố gắng thu hút khách đến du lịch tại trang trại của mình” – ông Lưu Quang Định chia sẻ.
Không chỉ học tập mô hình nước ngoài, ngay trong nước, báo NTNN cũng thường xuyên tổ chức các đoàn nông dân hàng trăm người đi thăm các mô hình trang trại của nhau trên khắp các vùng trên cả nước, để những người nông dân học tập, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối với nhau.
Nhà báo Lưu Quang Định nói: “Những trang trại nông nghiệp công nghệ cao đang rất thu hút nông dân. Chúng tôi đã đưa nông dân đến trang trại VinEco của tập đoàn Vingroup tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), thăm cánh đồng hoa hướng dương và trang trại bò của tập đoàn TH TrueMilk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An)”.
Trong tương lai, NTNN/Dân Việt sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các tour tham quan các mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới và trong nước, giúp người nông dân có thể hiểu biết hơn về thế giới cũng như các địa phương trong cả nước, có thể học tập kinh nghiệm và kết nối để làm ăn nhằm phát triển du lịch nông nghiệp Việt Nam ngày càng tốt hơn nữa.
“Chúng tôi đã, đang và mong muốn trong tương lai sẽ phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam để tổ chức được nhiều buổi hội thảo có chất lượng hơn nữa, nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin giữa các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và phóng viên truyền thông, bàn về các giải pháp kết hợp định hướng để nông dân phát triển du dịch, để du lịch nông nghiệp trở thành một trong những định hướng quan trọng của ngành du lịch VN. Nếu không có gì thay đổi, trong tháng 5 tới, tại thành phố Hội An, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức một Hội thảo về du lịch nông nghiệp miền Trung”, nhà báo Lưu Quang Định bày tỏ.
Chiều 30.3.2018, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 – VITM 2018, hội thảo nhằm thảo luận, đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đồng thời bàn về giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp; tạo diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và truyền thông để hoạt động du lịch nông nghiệp có sự phát triển đột phá, hiệu quả.
Hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành… đã tham dự hội thảo.Tại hội thảo, đại diện các Sở VHTTDL Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang, các công ty lữ hành Vidotour, Saigontourist, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội phát triển du lịch nông nghiệp Đài Loan… đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, canh nông, làng nghề… gợi mở hướng khai thác tiềm năng, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc của từng địa phương, đồng thời cũng nêu những đề xuất, kiến nghị góp phần tháo gỡ những “nút thắt” của du lịch nông nghiệp Việt Nam.
Theo Danviet
Vụ trưởng Vụ Lữ hành "hiến kế" giúp du lịch nông nghiệp "cất cánh"
Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), để hoạt động du lịch nông nghiệp phát triển hiệu quả, cần chú ý tới 6 yếu tố: không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp, chủ thể tổ chức cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp, các hoạt động của du lịch nông nghiệp cung ứng cho du khách, vai trò của các công ty lữ hành, chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, hoạt động xúc tiến quảng bá, truyền thông điểm đến.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tiền đề để phát triển du lịch
Chia sẻ tại Hội thảo "Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường", ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn, cùng với truyền thống văn hóa, lịch sử gắn với nền sản xuất sinh thái nông nghiệp văn minh lúa nước, do đó việc khai thác các loại hình du lịch liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tính chất bao chùm và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng thể hoạt động của ngành du lịch.
Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Hiếu
Ông Phương đánh giá: "Du lịch và nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết, những hoạt động của nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tiền đề để phát triển du lịch, đồng thời du lịch phát triển sẽ góp phần phát triển ổn định khu vực nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.
Du lịch và nông nghiệp là hai ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước xác định ưu tiên phát triển trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong giai đoạn tới, chính sách xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp chất lượng cao của ngành nông nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Việc đẩy mạnh khai thác các giá trị của ngành nông nghiệp để tạo thành sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh là hướng đi tất yếu".
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quý Phương, ở một số nước trong khu vực với trình độ phát triển cao của khoa học công nghệ và ngành nông nghiệp, hoạt động du lịch nông nghiệp đã rất phát triển với nhiều mô hình thành công.
Khách mời lắng nghe các đại biểu chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Lê Hiếu
Còn ở Việt Nam, phần lớn hoạt động nông nghiệp có quy mô nhỏ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, nông sản có giá trị thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đô thị hóa... đã tác động rất lớn đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của du lịch nông nghiệp nước ta cũng như đưa các sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng tiêu dùng du lịch.
"Để phát triển du lịch nông nghiệp trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có những định hướng và bước đi mới, trong đó cần có sự liên kết chặt chẽ của các bên liên quan trong mô hình phát triển: bà con nông dân, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, nông nghiệp, thương mại... để tạo ra được sản phẩm du lịch nông nghiệp có chất lượng, tính chuyên nghiệp caotrên cơ sở khai thác tối đa những đặc trưng ưu việt của nền nông nghiệp kết hợp với giá trị văn hóa bản sắc của từng vùng miền và sự sáng tạo của công nghệ hiện đại", ông Phương nhận định.
6 yếu tố giúp du lịch nông nghiệp "cất cánh"
Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch nông nghiệp, nhưng luôn bao gồm bốn nội dung chính: kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến thăm quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; mục đích tăng thu nhập cho người nông dân; đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông.
Điểm đặc biệt của du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể cũng như các ngành nghề truyền thống.
Để hoạt động du lịch nông nghiệp phát triển hiệu quả, theo ông Nguyễn Quý Phương cần chú ý tới 6 yếu tố.
Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp: là những đơn vị không gian cụ thể thuộc về các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng, ao nuôi; các làng nghề truyền thống (gốm sứ mỹ nghệ, tranh dân gian, đồ gỗ, mây tre đan, dệt tơ tằm); làng quê với những giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc, các lễ hội truyền thống và nền ẩm thực đặc trưng; diện tích đất nông nghiệp đủ lớn với lịch sử lâu đời, gắn với các yếu tố môi trường khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng; khu vực khai thác hoạt động du lịch cần phải đảm bảo các yếu tố cảnh quan, môi trường, hệ thống đường giao thông, điện, cấp, thoát nước ...
Tại hội thảo, ông Nguyễn Quý Phương cho biết: Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp.Ảnh: Lê Hiếu
Chủ thể tổ chức cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp: cá nhân, tổ chức có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, gồm chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp... Đây chính là người dân địa phương gắn với môi trường văn hóa, quy trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra. Người dân địa phương sẽ là chủ thể gìn giữ và chia sẻ các giá trị văn hóa nông nghiệp với du khách.
Các hoạt động của du lịch nông nghiệp cung ứng cho du khách: Bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động giải trí ngoài trời (câu cá, săn bắt, tìm hiểu cuộc sống hoang dã, cấy lúa); trải nghiệm học tập (thăm quan nhà máy, xưởng sản xuất sản phẩm đặc trưng của địa phương, lớp học nấu ăn, nghiên cứu cấy ghép, sản xuất cây trồng, vật nuôi...); hoạt động thư giãn (lễ hội, các màn trình diễn truyền thống); trải nghiệm cuộc sống người bản địa (homestay, các chương trình được hướng dẫn bởi người dân bản địa, mặc trang phục truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương; mua sản phẩm được sản xuất trực tiếptại điểm du lịch...).
Vai trò của các công ty lữ hành: Là cầu nối đưa khách du lịch đến với không gian tổ chức hoạt động nông nghiệp, định hướng thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách.
Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp: Trong đó, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường phải đảm bảo hài hòa giữa người dân bản địa, công ty du lịch và các bên liên quan. Hoạt động du lịch đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ (homestay, hướng dẫn, trình diễn, cung cấp dịch vụ, hàng hóa, nông sản được sản xuất tại địa phương phục vụ tiêu thụ tại chỗ).
Hoạt động xúc tiến quảng bá, truyền thông điểm đến: việc xây dựng thương hiệu cho địa danh, sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh sản xuất sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch nông nghiệp.
Theo Danviet
Du lịch nông nghiệp: "Mỏ vàng" chờ khai phá Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tuy vậy,...