Báo NTNN và hành trình giải oan của “người tù xuyên thế kỷ”
Tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng, Diễn đàn Nhà báo trẻ (Diễn đàn báo chí uy tín trên Facebook) vừa vinh danh nhóm tác giả đến từ Báo NTNN, Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Thanh Niên, Lao Động, Người Lao Động và TTXVN vì đã dày công theo đuổi, điều tra, giúp giải oan cho “người tù xuyên thế kỷ” Huỳnh Văn Nén.
Không đơn độc
Khởi nguồn cho hành trình này là việc ông Nguyễn Thận – Chủ tịch UBND xã Tân Minh đã đưa bản photocopy cho tôi bài báo đầu tiên của nhà báo Trần Mỹ (Văn Nghệ Trẻ). Tôi đọc rất kỹ bài báo này và nhận thấy thực sự vụ án Huỳnh Văn Nén có điều gì đó “bất ổn”.
Trò chuyện cùng với ông Thận và trực tiếp kiểm chứng các nguồn tin, tôi càng thêm niềm tin rằng cả 2 vụ án “Vườn điều” và vụ án giết bà Lê Thị Bông (Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) có dấu hiệu oan sai khá rõ.
Phóng viên Cao Thuyên và vợ chồng ông Huỳnh Văn Nén sau ngày được minh oan. Ảnh: T.C
Sau đó, tôi cùng với các đồng nghiệp báo bạn thu thập dữ liệu, chia sẻ thông tin, thường xuyên kết nối, hỗ trợ nhau trong tác nghiệp. Tất cả các phiên xét xử vụ án Vườn điều, ngay từ đầu, chúng tôi đều tham dự, phản ánh những điểm bất hợp lý, mâu thuẫn trong các tình tiết buộc tội.
Video đang HOT
Và điểm mấu chốt nhất mà chúng tôi nắm được là sự ngụy tạo vụng về gọi là “bức thư tình” cũng như con dao gây án. Các tình tiết này đều được tôi báo cáo kịp thời với Ban biên tập và sau đó một loạt bài đã được đăng tải kịp thời, thu hút sự quan tâm của độc giả, dư luận. Thậm chí, nhiều độc giả còn viết thư tay gửi tới tòa soạn kỳ vọng Ban biên tập, phóng viên… theo đuổi tới cùng vụ việc, giúp tìm ra sự thật.
Tuy những tuyến bài điều tra, phản ánh của chúng tôi được dư luận ủng hộ, thế nhưng, bước ngoặt thực sự phải kể đến việc Nguyễn Phúc Thành (cùng thị trấn Tân Minh), một phạm nhân khi đang thụ án tù 18 tháng tại Trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) vì tội gây rối trật tự công cộng. Từ trong tù, Thành nghe tin ông Nén lĩnh án tử hình vì giết bà Lê Thị Bông.
Thực tế, Thành là người trực tiếp được nghe thủ phạm thực sự là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt (sau này Thọ bỏ đi khỏi địa phương, Việt chết vì HIV) kể về việc vừa giết bà Bông và cướp được khá nhiều vàng trên người bà Bông. Quá dằn vặt trước việc ông Nén bị kết án tử oan, Nguyễn Thọ quyết định báo cáo cán bộ trại giam và viết đơn tố cáo hung thủ thực sự giết bà Lê Thị Bông.
Sau này, khi được ông Nguyễn Thận và mẹ ruột của Thọ mang đơn tố cáo này giao tận tay chúng tôi, thực sự, lúc ấy chúng tôi mừng khôn xiết. Bởi chúng tôi tin chắc rằng, hành trình giải oan cho ông Nén của những người có lương tâm, trách nhiệm sẽ có cái kết “có hậu”.
Đồng nghiệp sát cánh
“Ngày tự do, ông Nén có gặp tôi để nói lời cảm ơn. Tôi nói với ông Nén rằng: Để đi tới cùng vụ việc không phải mỗi cá nhân mình mà là công sức của cả tập thể, cả tòa soạn. Bởi nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt, sự khích lệ và động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp thì tôi cũng khó mà theo đuổi tới cùng vụ việc. Tôi cầu chúc cho ông từ nay về sau gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn”.
Nhà báo Cao Thuyên
Khi cầm trên tay đơn của Thành, tôi lập tức bốc máy điện thoại gọi ngay ra Ban biên tập xin ý kiến chỉ đạo. Ngay buổi chiều, loạt bài liên quan đến hung thủ thực sự giết bà Bông theo như trong đơn đã được đăng ngay trong số báo ra sáng ngày hôm sau của NTNN.
Cũng từ lá đơn này, bằng kinh nghiệm tham gia điều tra các vụ việc và cảm nhận rằng ông Nén thực sự bị oan, 7 nhà báo chúng tôi:Trần Mỹ (Báo Văn Nghệ Trẻ), Nguyễn Chính (Báo Đại Đoàn Kết), Vũ Đức Sao Biển (Báo Pháp Luật TP.HCM), Mạc Hồng Kỳ (Báo Thanh Niên), Nguyễn Đình Quân (Báo Tiền Phong), Cao Thuyên ( Báo Nông Thôn Ngày Nay) và Lê Thanh Phong (Báo Lao Động) với tư cách cá nhân, quyết định cùng ký vào lá đơn kêu oan cho ông Nén gửi đến lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 15.6.2001, chúng tôi tìm đến nhà ông Chín Chè (xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Chúng tôi hỏi đi hỏi lại, ông Chín Chè khẳng định, thời điểm xảy ra vụ án, ông Nén đang làm thuê tại nhà ông. Đây là một tình tiết chứng minh việc ngoại phạm của ông Nén trong vụ án. Báo NTNN lại tiếp tục thông tin việc này khi phiên tòa phúc thẩm lần (TAND TP.HCM) đang diễn ra.
Thế nhưng, mãi đến khi phiên phúc thẩm lần cuối cùng vào giữa năm 2005, HĐXX đề nghị Viện KSND Tối cao và Bộ Công an vào cuộc, vụ án Vườn điều sau đó mới được đình chỉ điều tra do CQĐT xác định không có cơ sở để buộc tội các nghi can giết bà Mỹ. Các can phạm trong vụ án mới được trả tự do, tổ chức minh oan, công khai xin lỗi vào ngày 2.1.2006. Ngoài trừ ông Nén vì vẫn đang thụ án chung thân trong vụ án giết bà Lê Thị Bông (sau này mãi tới 2015 ông Nén mới được minh oan hoàn toàn, trả tự do).
Tóm tắt vụ việc Năm 1993, bà Dương Thị Mỹ (ngụ xã Tân Minh) bị giết chết tại một vườn điều (còn gọi là vụ án Vườn điều) thuộc xã Tân Minh. Tiếp đến, đêm 23.4.1998, bà Lê Thị Bông (thôn 2, xã Tân Minh) bị giết. Tháng 5.1998, Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam ông Huỳnh Văn Nén. Năm 2005, cơ quan điều tra đình chỉ vụ án và đình chỉ điều tra bị can vụ giết bà Dương Thị Mỹ. Cơ quan tố tụng xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho 9 người (trừ ông Nén). Tháng 10.2014, Tòa hình sự TAND Tối cao hủy bản án chung thân của Huỳnh Văn Nén, giao cơ quan điều tra điều tra lại. Ngày 22.10.2015 ông Huỳnh Văn Nén được tại ngoại để chữa bệnh. Ngày 28.11.2015, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận trao quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Huỳnh Văn Nén. Ngày 3.12, cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức công khai xin lỗi “người tù xuyên thế kỷ” Huỳnh Văn Nén.
Theo Danviet
Ông xin được ứng 1 tỷ tiền bồi thường oan sai
Gặp quá nhiều khó khăn sau hơn 17 năm đi tù về, ông Huỳnh Văn Nén đề nghị được tạm ứng 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai để cải thiện cuộc sống.
Ngày 26-12, ông Huỳnh Văn Nén (SN 1962, ngụ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) và gia đình đã có đơn gửi TAND tỉnh Bình Thuận và Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp xin được tạm ứng 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai.
Ông Huỳnh Văn Nén đã gửi đơn, xin được ứng 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai để cải thiện cuộc sống gia đình.
Ông Nén ngậm ngùi nói: "Sau hơn 17 năm đi tù oan về, gia đình tôi tan nát. Ngôi nhà gạch suốt 17 năm qua cũng chưa được trát tường. Người cha già hơn 90 tuổi của tôi ngày càng yếu, con cái không có công việc ổn định. Riêng tôi, từng ấy thời gian ngồi tù, sức khỏe đã bị bào mòn nên giờ cũng không thể làm việc nặng. Cuộc sống gia đình giờ chỉ biết trông cậy vào sự tảo tần của vợ tôi với gánh hàng bán đồ ăn sáng. Do vậy, tôi làm đơn mong cơ quan chức năng xem xét để tôi có chút vốn về làm ăn, lo cho gia đình".
Tuy nhiên, đại diện TAND tỉnh Bình Thuận cho biết chưa nhận được đơnyêu cầu bồi thường oan sai của ông Nén. Theo quy định, khi ông Nén có đơn yêu cầu bồi thường, ngành chức năng mới tiến hành thương lượng cụ thể về mức đền bù. Sau đó, mới có thể xem xét chuyện tạm ứng trước tiền oan sai cho ông. Do vậy, đề nghị của ông Nén chưa thể giải quyết.
Theo luật sư bào chữa cho ông Nén, họ đang giúp gia đình ông Nén làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng chưa xong.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, ông Huỳnh Văn Nén đã bị kết án oan trong 2 vụ án giết người (vụ án vườn điều và vụ án bà Lê Thị Bông) và phải bị tù oan hơn 17 năm. Ngày 3.12, đại diện 3 cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi công khai ông Nén vì đã kết án oan cho ông.
Theo M.Hải (Người Lao Động)
Không thể tạm ứng 1 tỉ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén Tại cuộc họp báo quý 4. 2015, diễn ra vào sáng nay 31.12, ông Trần Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) khẳng định: không thể tạm ứng 1 tỉ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Cơ quan chức năng chưa thể tạm ứng cho ông Huỳnh Văn Nén 1 tỉ...