Bão Noru quần thảo trên đất liền, miền Trung mưa như trút nước
Tâm bão Noru đã nằm trên đất liền khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi, gây gió giật mạnh và mưa lớn ở nhiều nơi. Bão khả năng quần thảo 10-12 giờ trên đất liền rồi suy yếu.
Rạng sáng 28/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm bão Noru đã nằm trên khu vực đất liền từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi. Lúc 4h, sức gió mạnh nhất duy trì cấp 10-11, giật cấp 13 trên đất liền.
Tính từ tâm bão, những nơi nằm trong bán kính 180 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8; trong bán kính 50 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên.
Hiện, đảo Cù Lao Chàm quan trắc được gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Trên đất liền, nơi ghi nhận gió mạnh nhất đến nay là Tam Kỳ ( Quảng Nam) khi gió cấp 9, giật cấp 13; Đà Nẵng gió giật cấp 9. Những nơi khác từ Quảng Bình đến Phú Yên có gió giật cấp 6-7
Từ 19h ngày 27/9 đến 3h ngày 28/9, nhiều nơi đã có mưa trên 200 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) 278 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 201,6 mm, Hồ Thái Xuân (Quảng Nam) 310,6 mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 230,8 mm.
Hình ảnh gió bão giật cấp 12 tại đảo Cù Lao Chàm lúc 21h tối 28/9. Ảnh: Địa phương cung cấp.
Cơ quan khí tượng nhận định trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20-25 km/h, tiến sâu vào đất liền Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 28/9, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực nam Lào với cường độ mạnh nhất cấp 6, giật cấp 7.
Hình thái này sau đó tiếp tục di chuyển và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Video đang HOT
Chuyên gia cho biết bão Noru sẽ quần thảo trên đất liền 10-12 tiếng, từ đêm 27 đến trưa 28/9. Hiện, tâm bão nằm trên khu vực Quảng Nam nên vùng chịu gió mạnh và mưa lớn nhất trải dọc từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai.
Người dân các khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng của bão được khuyến cáo tiếp tục trú ẩn nơi an toàn, không ra đường cho đến khi bão tan bởi nguy cơ gió giật, mưa lớn có thể tiếp diễn bất kỳ lúc nào.
Hình ảnh vệ tinh của bão Noru lúc 4h sáng 28/9 cho thấy bão duy trì cường độ rất mạnh khi tiến vào đất liền. Ảnh: NCHMF.
Ảnh hưởng của bão, đất liền ven biển khu vực Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 8-9. Vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12.
Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai, gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Khu vực Kon Tum có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Ngày 28/9, mưa lớn tiếp tục trút xuống nhiều nơi thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Lượng mưa phổ biến 120-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Tại Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, lượng mưa ghi nhận được dự báo 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Người dân đề phòng nguy cơ lũ quét và sạt lở ở những khu vực trên.
Từ ngày 28 đến ngày 29/9, vùng mưa lớn mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ với lượng 100-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm. Riêng vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình có thể xuất hiện mưa dông 70-150 mm.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến tối 27/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định đã sơ tán hơn 81.000 hộ dân tương ứng trên 253.000 người đến nơi an toàn.
8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai, Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Một số địa phương cũng cho cán bộ, công nhân viên nghỉ làm ngày 27-28/9.
Nhà chức trách tiếp tục yêu cầu các địa phương điều tiết, phân luồng giao thông và khuyến cáo người dân không ra đường từ đêm 27/9 đến khi bão tan; đồng thời xem xét dừng một số hoạt động sản xuất để hạn chế người dân tham gia giao thông khi bão đổ bộ.
Thiệt hại ban đầu sau khi bão số 4 Noru đổ bộ vào miền Trung
Bão số 4 Noru đổ bộ vào giữa Đà Nẵng và Quảng Nam với gió giật cấp 13 gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc với các địa phương về tình hình bão số 4. Ảnh Tổng cục PCTT
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, lúc 4 giờ sáng nay (28/9), bão số 4 bắt đầu đi vào đất liền, nằm giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Cường độ cấp 10-11 (103-117km/giờ), giật cấp 13.
Nhiều nơi đang có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 27/9 đến 3h ngày 28/9 có nơi trên 200mm như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 278mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 201.6mm, Hồ Thái Xuân (Quảng Nam) 310.6mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 230.8mm.
Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.
Cũng trong sáng sớm nay (28/9), tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Báo cáo Phó Thủ tướng, một số tỉnh tại miền Trung đều cho biết, chưa có ghi nhận thiệt hại về người do bão số 4.
Tại TP Đà Nẵng: Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm có 1 trường hợp phụ nữ trở dạ, được xe quân sự chở đến bệnh viện.
Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.
Tại Quảng Ngãi: Theo ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Tại Thừa Thiên Huế: Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trên địa bàn có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300 mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Có 1 nhà sập, 10 nhà tốc mái và 1 người bị thương nhẹ.
Tại Bình Định: Đang có mưa nhiều nơi, gió khoảng cấp 5. Nhiều nơi đã bị mất điện. Địa phương chưa có báo cáo thiệt hại về nhà tốc mái, cây đổ, người bị thương.
Tỉnh Quảng Trị:
Thiệt hại do lốc xoáy tại TT Cửa Việt, huyện Gio Linh hồi 15h30 chiều 27/9: Nhiều quán ven biển và 120 nhà bị tốc mái, sập tường (trong đó 2 ngôi nhà sập hoàn toàn), đang tiếp tục cập nhật.
4 người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Tỉnh Quảng Nam: Nhiều nơi đang có nơi mưa to, gió các huyện thị ven biển đã đạt cấp 8- cấp 9, Tam Kỳ đã có gió giật cấp 13.
3.997 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Đã ghi nhận thiệt hại về tốc mái nhà, cây đổ,... (chưa thống kê được số lượng cụ thể).
Từ đầu cầu Đà Nẵng, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, lúc này phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão; cần tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra các địa bàn xung yếu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho rằng, từ Quảng Trị đến Bình Định cần tiếp tục cấm biển trong hôm nay. Hiện nay nhiều người dân bắt đầu nôn nóng ra lồng bè của mình để xem thiệt hại thế nào. Cần khẩn trương sửa chữa, khôi phục các trường học. Vùng núi đề phòng mưa cục bộ, hơn 200 mm, cần bố trí lực lượng xung kích ở cơ sở ứng trực sẵn sàng. Đà Nẵng cần kiểm tra tình hình 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.
Bão số 4 (Noru): Cuộc họp lúc 0 giờ của Phó Thủ tướng và nhiều Chủ tịch tỉnh "Chỉ còn vài tiếng nữa là bão số 4 sẽ đổ bộ, cách đất liền chỉ khoảng 40 - 50 km. Chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là nhiệm vụ, cứu người dân gặp nguy hiểm luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu" - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh. Lúc 0 giờ ngày 28-9, Phó Thủ tướng...