Báo Nông thôn Ngày nay: Vì nông dân, hòa vào dòng chảy nhân sinh
Đất nước đang tiến từ nông nghiệp tới công nghiệp, nhưng nhìn đâu cũng thấy nông dân. Nông dân cày cuốc, nông dân kinh doanh, nông dân làm giám đốc, nông dân giữ chức thứ bậc cao… nhưng khi đọc báo NTNN, họ đều thấy có mình trong đó, để rồi “Bàn tay ta nắm, nối tròn một vòng Việt Nam”.
Cùng nông dân ra đường lớn
Hôm nay vừa tròn 36 năm ngày Báo Nông thôn Ngày nay (NTNN) ra số đầu tiên (7/5/1984 – 7/5/2020), tự dưng rất nhiều cảm xúc và câu chuyện cũ gặp trên đường công tác bỗng ùa về trong trí óc. Nhớ nhất lần gặp chị Y Siu – Chi hội trưởng Hội ND xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn về dự “ Hội trại Nhà nông Quảng Nam lần thứ nhất – 2003″, chị kể rằng, ở miền núi, đồng bào còn nghèo lắm, cán bộ ở trên đến rồi lại đi. Ở lớp tập huấn, nghe cán bộ khuyến nông nói, về nhà là quên ngay. Rừng, ruộng, vườn có nhiều đấy, nhưng không biết trồng cây, nuôi còn gì, bán ở đâu cho có tiền.
Y Siu kể tiếp, nhóm em có 3 người, đều là nông dân sản xuất giỏi cấp xã về hội trại. Mấy năm trước, kinh tế cũng thường thường, nhưng cả ba đều thích học hỏi việc nhà nông, nên góp tiền mua chung một tờ báo NTNN đọc. Báo viết có nhiều người nông dân giỏi và giàu. Báo dạy cả cách làm chuồng, nuôi lợn, nuôi gà, nuôi dê, trồng cây lủi. Chúng em học làm theo!
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân là một trong những chương trình tạo nên uy tín cho Báo NTNN/Dân Việt (Trong ảnh là Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần 2, tổ chức tại Cần Thơ tháng 12/2019). (Ảnh: N.C)
Bẵng đi hơn chục năm, tôi mới có dịp đến Phước Sơn. Đi thăm mô hình trồng rau lủi của nông dân Hồ Văn Thừa (thị trấn Khâm Đức) tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Anh cho biết, sau khi trồng hơn 1ha rau lủi phát triển tốt, anh đã chủ động liên hệ với nhiều người dân khác, lập tổ hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Hiện tổ hợp tác của anh, không có hộ nghèo. Mô hình nuôi vịt của ông Nguyễn Đăng Quyết (70 tuổi, xã Phước Năng) tự tay gây dựng trang trại vịt hơn 2.000 con. Mỗi tháng, từ chăn nuôi vịt – cá, ông Quyết thu nhập hơn 30 triệu đồng.
Trong câu chuyện phong trào nông dân thi đua, ông Vũ Đình Cuối – Chủ tịch Hội ND huyện cho biết, năm 2019, toàn huyện có 2.070 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi ở 4 cấp. Trong đó, cấp T.Ư 3 hộ; cấp tỉnh 36 hộ; cấp huyện 337 hộ; cấp xã 1.694 hộ. Nông dân vươn lên làm giàu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi, kinh tế vườn – rừng, buôn bán…
Điều gì đã góp sức làm nên đổi thay ở huyện miền núi nghèo? Ông Cuối đặt bàn tay lên tờ báo NTNN: Thú thật, đuổi cái đói, bỏ cái nghèo cam go lắm. Tiền thì Hội làm gì có. Vậy phải bắt đầu từ thay đổi các nghĩ của người dân. Chúng tôi biết dành dụm tiền hội phí, mua báo NTNN, báo Nông Nghiệp để các chi hội đọc, tuyên truyền, vận động nông dân.
Ông lý giải, kiến thức, niềm tin, công tác khuyến nông phải tập trung làm trước. Đến chừng cán bộ, hội viên, nông dân nhận thấy cần phải thay đổi, thì lúc ấy chúng tôi đẩy mạnh việc cho vay vốn tới hộ, nhóm hộ và tổ hợp tác. Thế là đồng vốn vay có tác dụng ngay…
Cũng nhờ có Báo NTNN tuyên truyền, Hội ND huyện đã xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân được hơn 300 triệu đồng, trong đó, ngân sách huyện cấp 200 triệu đồng, còn lại các cấp hội tự vận động.
Từ nguồn quỹ này, Hội ND huyện đã giải ngân được 12 lượt dự án, góp phần cho nông dân phát triển sản xuất và xây dựng tổ chức Hội ND vững mạnh.
Hòa vào dòng chảy nhân sinh
Trong một hệ thống những sản phẩm báo chí, Báo NTNN hướng tới người nông dân. Mà nông dân sống bằng nghề nông nghiệp.
Video đang HOT
Nên vậy, thông tin hàng ngày Báo đăng tải đều liên quan đến phổ biến kiến thức nông nghiệp, hướng dẫn cách chăm sóc cây/con, mô hình kinh tế hộ gia đình, HTX như: Hỏi đáp trong ngày, Khoa học và nông nghiệp, Nhà nông làm giàu, chuyện ở nông thôn…, luôn thu hút người nông dân.
Nhà báo, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy. (Ảnh: P.V)
Cách thức tổ chức thông tin của Báo, được trình bày đơn giản, dễ hiểu, theo phương thức hỏi đáp, chỉ dẫn hoặc “cầm tay chỉ việc”, điều này phù hợp với tâm lý tiếp nhận của nông dân.
Một khảo sát về công chúng nông dân cho thấy: thông tin thuộc về văn hóa, giải trí được người nông dân quan tâm nhất (56,3%), tiếp đến là lĩnh vực SXNN (52,8%); thông tin trong nước (47,1%); quốc tế (32,5%); thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước (26,8%).
Nhìn chung, người nông dân tiếp nhận thông tin phần nhỏ vì mục đích nâng cao dân trí, nâng cao kiến thức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu làm phép tính thống kê để so sánh, Báo NTNN có cơ cấu mục, trang bài khá hợp lý và hòa vào dòng chảy nhân sinh.
Với cơ chế tác động thông tin báo chí theo nguyên tắc lây lan, giữa người nông dân này với người nông dân kia. Khi một cá nhân nào đó tiếp nhận thông tin trên báo chí, sau đó họ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho người khác, hoặc họ sẵn sàng trao đổi, bàn bạc với những người xung quanh. Cơ chế tác động thông tin này, diễn ra nhanh và tương đối hiệu quả. Chính vì vậy, thông tin của Báo NTNN khá nhuyễn, đơn giản, dễ hiểu và mang tính đại chúng cao.
Sự “trỗi dậy” của NTNN mấy năm qua, đã tạo nên tầm vóc khỏe khoắn, vững vàng, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, với các hoạt động sự kiện: Thủ tướng đối thoại với nông dân, Cuộc thi viết “Làng Việt thời hội nhập”, Lễ “Tôn vinh nông dân xuất sắc” hàng năm, Diễn đàn “Nông dân toàn cầu – Từ tư duy đến hành động”… đưa tiếng nói của người nông dân lên diễn đàn xã hội. Đó là những bước căn cơ để Báo NTNN vươn mình thành tổ hợp truyền thông của Hội.
Hòa vào dòng chảy nhân sinh – Bạn đọc tiếp tục trông chờ tay bút đứng về phía người nghèo, người nông dân là đứng về lương tri. Bạn đọc cũng chờ trông những bài tùy bút đậm chất văn, hay khắc họa số phận con người… đủ sức làm rung lên cảm xúc, bừng thức sự tận hiến cho nông dân, quê hương, Tổ quốc trong “Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam”.
Ông Võ Văn Thẩm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam: Người bạn đồng hành của cán bộ Hội
NTNNlà một trong những tờ báo trung ương có lượng phát hành lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Điểm mạnh của báo là các thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được cập nhật nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, NTNN còn là tờ báo có tính chiến đấu cao.
Thời gian qua, Báo NTNN và các ấn phẩm đã tổ chức, đăng tải, nêu bật và kịp thời hàng chục loạt bài, chuyên đề phản ánh, phản biện các sự kiện, sự việc thời sự liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Qua đó đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; nâng uy tín của Báo, cũng như vai trò, vị thế của Hội NDVN. Có thể nói, Báo NTNN thực sự là người bạn đồng hành của cán bộ Hội và hội viên nông dân cả nước.
Để tờ báo thiết thực và hiệu quả hơn, cùng với làm tốt nội dung, thiết nghĩ tờ báo cũng cần tăng cường thêm các hoạt động xã hội cụ thể và được tổ chức thường xuyên nhằm làm nên thương hiệu riêng cho tờ báo như xây dựng mái ấm nông dân, tiếp sức nông dân nghèo….
Ông Bùi Nhân Sâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh: Kênh thông tin hữu ích
Qua Báo NTNN, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, chương trình xây dựng thôn mới; các hoạt động Hội và phong trào nông dân của Hà Tĩnh được phản ánh sinh động, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất.
Ngoài truyền tải thông tin đến độc giả, nông dân, Báo NTNN những năm qua đã ghi dấu ấn qua các hoạt động mà báo tổ chức như Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân; chương trình Tự hào nông dân Việt Nam… Hiện nay, Báo NTNN được phát hành đến tận từng chi, Hội ND.
Từ đó, nhiều thông về các mô hình nông nghiệp hay, các cách làm sáng tạo trong công tác hội và phong trào nông dân của các địa phương, đơn vị bạn trong cả nước cũng được truyền tải tới cán bộ, hội viên nông dân Hà Tĩnh, tạo nên cầu nối chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Ông Phạm Đình Chiểu – Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016: Luôn sát cánh cùng nông dân
Với mô hình nuôi cá lồng trên sông, tôi được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là nông dân xuất sắc năm 2016. Báo NTNN không chỉ ghi dấu ấn qua các hoạt động mà báo trực tiếp tổ chức như chương trình tự hào nông dân việt nam mà còn luôn sát cánh, hỗ trợ nông dân.
Còn nhớ, cơn bão số 1 năm 2016 đã đánh bay 74 lồng cá của gia đình tôi, gây thiệt hại 400 tấn cá trị giá hơn 20 tỷ đồng. Các cơ quan địa phương đã thẩm định thiệt hại. Gia đình nguôi ngoai phần nào khi biết sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng cá từ tiền ngân sách khắc phục bão. Để tiếp tục sản xuất, gia đình đã vay mượn hơn 4 tỷ đồng đóng lại 32 lồng nuôi cá. Nhưng sau hơn 1 năm, gia đình vẫn chưa thấy tiền đâu.
Tôi bèn viết thư nhờ Ban Biên tập báo NTNN hỏi giúp. Ngay sau đó, Báo đã cử 2 phóng viên Thu Hà – Trần Dũng về làm việc với các hộ dân, chính quyền địa phương và có bài phản ánh: “Thái Bình: Bão số 1 năm 2016 qua hơn 1 năm, dân vẫn chưa được hỗ trợ”.
Sau 15 tháng mòn mỏi chờ đợi, đến giữa tháng 10/2017, gia đình tôi đã nhận được 799 triệu đồng tiền hỗ trợ sau thiệt hại bão, chuyển thẳng vào tài khoản của tôi. Qua sự kiện này, tôi cũng cảm ơn Báo NTNN/Dân Việt khi đã lên tiếng, phản ánh tâm tư của chúng tôi một cách kịp thời, hiệu quả.
Nông nghiệp chủ động "đón sóng" thị trường sau dịch Covid-19
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực từng ngày để vượt qua khó khăn, thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong gian khó. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh), đây cũng là lúc mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải tự đổi mới.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Xin Bộ trưởng cho biết, tác động lớn nhất của dịch Covid - 19 đối với ngành nông nghiệp là gì?
- Dịch Covid-19 đã có những tác động đến nhiều mặt của đời sống và nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do các nước tăng cường các biện pháp kiểm soát đã khiến việc tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn.
Theo thống kê, trong tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 16,6% so với tháng 2/2020; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,6 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 1,1 tỷ USD, thủy sản đạt 549 triệu USD và chăn nuôi đạt 43 triệu USD...
Các địa phương đang tăng tốc phát triển nông nghiệp để phục vụ xuất khẩu khi thị trường phục hồi. (Ảnh: Nông dân Hưng Yên thu hoạch nhãn). Ảnh: K.L
Như vậy, tính chung, quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 9,06 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt 4,2 tỷ USD, giảm 3,1%; lâm sản chính đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,13%; thủy sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,0%; chăn nuôi ước đạt 109 triệu USD, giảm 21,8%.
Bên cạnh nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm kim ngạch, vẫn có một số loại nông sản vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2020 như xuất khẩu gạo đạt 1,7 triệu tấn (tăng 19,9%), giá trị đạt 774 triệu USD (tăng 27,8%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,62 tỷ USD (tăng 15,9%)...
Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch Covid-19, thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Theo đó, Mỹ chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 23,2% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ và chiếm 21,4% thị phần.
Bộ đã có những giải pháp gì để đạt được mục tiêu quan trọng vừa đảm bảo đủ lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân, vừa chuẩn bị hàng hóa để đến khi có tín hiệu thị trường thì đẩy mạnh xuất khẩu, thưa Bộ trưởng?
- Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn vô cùng nghiêm trọng, ranh mặn còn lớn hơn cả kỷ lục của vụ đông xuân 2015 - 2016, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có một vụ đông xuân thắng lợi, năng suất bình quân đạt 6,9 tấn/ha, thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo của các doanh nghiệp và nông dân.
Bên cạnh đó, năng suất của 310.000ha lúa khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng rất tốt, 7 tấn/ha; khu vực Đông Nam Bộ năng suất lúa bình quân đạt 5,9 tấn/ha. Diện tích lúa đông xuân từ Thừa Thiên - Huế trở ra với khoảng 1,2 triệu ha cũng đang trong giai đoạn làm đòng, tuy vài nơi xuất hiện sâu bệnh nhưng nhìn chung lúa phát triển tốt.
Chúng ta đã có những thắng lợi trong vụ 1, với sản lượng thóc khoảng 20 triệu tấn, giờ là lúc dồn lực cho vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, vụ hè thu, thu đông ở các tỉnh phía Nam để làm sao đạt được 2 mục tiêu song song, vừa đảm bảo lương thực cho 100 triệu dân, vừa có dư 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo để phục vụ xuất khẩu.
Hiện, chúng tôi đang dồn trọng tâm cho vụ lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc bởi đây là vụ quyết định 60% sản lượng, trong đó 80% phục vụ nhu cầu tại chỗ, trong bối cảnh dịch Covid-19 thì nhiệm vụ đảm bảo sản lượng lúa vụ đông xuân ở miền Bắc càng quan trọng.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân và phương án để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu?
-Trong đại dịch Covid-19, việc tác động đến nền kinh tế là khó tránh khỏi, nhưng nếu làm tốt, nông nghiệp sẽ cung ứng đủ 2 loại lương thực thực phẩm cho người dân, những thứ mà lúc nào người dân cũng cần. Do đó, các địa phương, nông dân phải nỗ lực sản xuất để duy trì dòng chảy của hàng hóa, đồng thời chuẩn bị đủ hàng để sau dịch khi có tín hiệu thị trường tốt, chúng ta sẽ đón sóng để đẩy mạnh xuất khẩu. Chúng tôi cũng xác định, dịch Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu ngành, đẩy mạnh chế biến sâu để đảm bảo phát triển bền vững.
Các giải pháp ưu tiên của Bộ trong thời gian tới để gỡ khó cho xuất khẩu nông sản là gì, thưa Bộ trưởng?
- Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các phương án, kịch bản xuất khẩu nông sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc hết dịch. Tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường.
Thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất giải pháp ứng phó. Theo dõi sát tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc; làm việc với phía bạn để xác định cụ thể các biện pháp bảo đảm thông quan hàng hóa, kiểm soát tốt dịch bệnh; thúc đẩy tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu trong nước để cân đối cung cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Từ chàng trai rửa bát thuê đến ông chủ HTX nông nghiệp sạch Với một suy nghĩ làm sao để cho người nông dân ở quê mình đỡ vất vả trong làm nông nghiệp, nhưng lại có thu nhập cao, chàng trai trẻ Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Sông Hồng đã gặt hái được thành công sau bao nhiêu ngày vất vả. Từ làm phân hữu cơ... Ra Hà...