Bao nhiêu tuổi thì nên tự xấu hổ khi vẫn phải sống chung với bố mẹ?
Sống cùng bố mẹ chỉ thật tuyệt vời khi chúng ta còn bé, với những người trưởng thành, đó lại là một vấn đề đau đầu vô cùng.
Khi còn bé, có bao giờ bạn muốn lập tức bỏ nhà ra đi khi tranh cãi với bố mẹ chưa? Và rồi, dự định ấy của bạn đến bây giờ đã ra sao vậy? Bạn đã thành công ra ngoài sống hay vẫn đang ở cùng bố mẹ?
Trong khoảng thời gian gần đây, ở các group dành cho giới trẻ bỗng dưng rộ lên một câu hỏi: “Bao nhiêu tuổi thì nên tự xấu hổ khi vẫn phải sống chung với bố mẹ?”. Bên dưới chủ đề này, hàng loạt những ý kiến được đưa ra, vả nhau chan chát.
- N (nam, 21 tuổi) cho rằng 21 tuổi nếu đã có công ăn việc làm ổn định nhưng vẫn sống cùng bố mẹ, trông mong được bố mẹ chu cấp là đáng xấu hổ. Nhưng đổi lại nếu 29 tuổi, vẫn còn đang là một sinh viên trường Y thì việc chưa ra riêng là lẽ bình thường.
- T.A (nữ, 18 tuổi) lại nghĩ chuyện ở nhà của bố mẹ chẳng có gì đáng lo ngại. Bố mẹ là bố mẹ của mình, nào phải ai xa lạ mà phải đắn đo làm gì.
- P.S (nam, 30 tuổi) kể lại chuyện mình đã đầu ba vẫn ở “ké” nhà bố mẹ và phải nghe những lời chỉ trích, so sánh thành tựu với những bạn bè của mình mỗi ngày, vô cùng áp lực.
- M.P (nữ, 26 tuổi) chia sẻ, chuyện sống chung với bố mẹ khi đã trưởng thành là điều đáng xấu hổ nhất. Bố mẹ đã nuôi chúng ta lớn khôn, đến tuổi ra đời lập nghiệp, dù khó khăn tới đâu cũng không nên phiền lòng, dựa dẫm bố mẹ.
Video đang HOT
Với hầu hết các cư dân mạng, việc sống chung với bố mẹ là điều rất phiền hà và đáng xấu hổ. Người trẻ thì mỏi mệt bởi những lời chỉ trích, so sánh thành công với con nhà người ta. Hàng xóm láng giềng thì nghi kị, đồn đại à thì đứa này đứa kia làm biếng, lớn đầu vẫn để bố mẹ lo. Bố mẹ đôi khi lại phiền lòng khi con cái “to đầu” mã vẫn hệt đứa con nít, không biết ý biết tứ,… bao nhiêu thứ ấy thôi cũng đủ khiến việc “sống chung với bố mẹ ruột” trở thành ám ảnh với nhiều người trưởng thành.
Thế nhưng, trưởng thành rồi vẫn sống chung với bố mẹ có thật sự xấu hổ không?
Vì sao nhiều người vẫn không thể ra riêng dù tuổi đời đã lớn?
Nhiều bạn trẻ đều được bố mẹ yêu thương, cưng chiều và chăm sóc kỹ lưỡng từ khi còn bé làm nhiều người bỗng dưng thiếu hẳn các kỹ năng sống, loay hoay không biết phải làm gì. Thậm chí, tình trạng này còn kéo dài với một số sinh viên đại học khiến họ khi có biến lập tức quay đầu, cầu cứu bố mẹ bởi không biết làm sao
Chưa kể, những áp lực cơm áo gạo tiền là điều không dễ vượt qua với bất cứ ai. Nếu sau khi học xong, bạn quyết định bám trụ lại thành phố, bạn sẽ còn phải đối diện với những khoản chi phí cao ngất ngưởng ở chốn phồn hoa trong khi công việc của một người mới bắt đầu đi làm thường không quá dư dả.
Nhiều người ngay từ những ngày đầu tiên rời xa vòng tay ba mẹ đã tiêu sạch đồng lương trong một thoáng chốc, dẫn tới tình trạng túng thiếu phải vay mượn khắp nơi. Dần dà, họ bỗng dưng sợ hãi việc phải ở riêng, nhớ nhung những bữa cơm nhà được bố mẹ chăm sóc, nâng niu và muốn trở về làm “em bé” mãi thôi.
Bao nhiêu tuổi thì nên tự xấu hổ khi còn phải sống chung nhà với bố mẹ?
Câu trả lời là không có một độ tuổi nào đáng xấu hổ khi sống chung nhà với bố mẹ cả.
Dù sống ở đâu với ai đi chăng nữa, bạn cũng phải có việc làm ổn định, chí ít là nuôi sống bản thân bạn trước. Sống cùng bố mẹ có xấu hổ không, không phụ thuộc vào độ tuổi của bạn mà phụ thuộc vào ý thức của bạn với những người thân trong gia đình.
Bao nhiêu tuổi muốn ra ngoài tự lập cũng được nếu có đủ tiềm lực tài chính, ngược lại, ở với bố mẹ ở tuổi bao nhiêu cũng không xấu hổ nếu có đóng góp chi tiêu, sinh hoạt và phụng dưỡng họ. Đây là một trong nhiều cách mà bạn có thể thể hiện lòng biết ơn, tình yêu và sự quan tâm của mình đối với bố mẹ. Ngoài ra, đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi đứa con với gia đình mình.
Sống cùng bố mẹ dù đã trưởng thành không phải là điều xấu hổ, nhưng hãy để việc chung một mái nhà với phụ huynh là một sự lựa chọn, đừng để điều đó là phương án duy nhất khả thi với cuộc đời bạn, bạn nhé!
Ảnh minh họa: Pinterest
Rơi trực thăng chở hòm phiếu bầu cử của Iran, 12 người thương vong
Một trực thăng chở các hòm phiếu bầu tổng thống của Iran đã rơi trên đường vận chuyển, khiến ít nhất một người chết, 11 người bị thương.
(Ảnh minh họa: Panorama).
Theo hãng tin IRNA, vụ tai nạn xảy ra gần thành phố Dezful, tỉnh Khuzestan ở phía tây nam Iran. Nạn nhân thiệt mạng là một sĩ quan cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ các hòm phiếu, Thống đốc tỉnh Khuzestan, ông Qasem Soleimani Dashtaki, cho biết. Tất cả những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện, trong đó một số người trong tình trạng nguy kịch.
Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến trực thăng gặp nạn.
Ngày 18/6, Iran đã tổ chức bầu cử tổng thống lần thứ 13 nhằm chọn ra người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani sau hai nhiệm kỳ liên tục. Theo kết quả kiểm khoảng 90% số phiếu bầu, Bộ trưởng Tư pháp ông Ebrahim Raisi giành chiến thắng áp đảo với 17,8 triệu phiếu bầu.
Ông Raisi, 60 tuổi, là một cố vấn thân cận của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. Trong chiến dịch tranh cử, ông Raisi cam kết giải quyết nạn tham nhũng, giải quyết tình trạng đói nghèo, tạo công ăn việc làm và kiềm chế lạm phát.
Về chính sách đối ngoại, giới quan sát cho rằng, ông Raisi có thể khiến mối quan hệ giữa Iran và Mỹ căng thẳng và phức tạp hơn. Tuy nhiên, ông Raisi là có quan điểm ủng hộ khôi phục thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký kết với các cường quốc vào năm 2015. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng Tổng thống đương nhiệm Joe Biden phát tín hiệu sẵn sàng tham gia lại thỏa thuận.
Ngày cưới mẹ đẻ trao 3 chỉ vàng và 1 tờ giấy, về nhà chồng mở ra tôi rụng rời Sau khi mọi việc xong xuôi, lên phòng tân hôn nghỉ ngơi thì lúc bấy giờ tôi mới có thời gian xem tờ giấy mẹ đưa cho. Tôi xúc động nghĩ có khi nào mẹ viết thư cho con gái, dặn dò, bày tỏ tình yêu thương khi tôi về nhà chồng? Tôi và Thắng tiến đến hôn nhân sau gần 1 năm...