Bao nhiêu tiền cũng không mua nổi 1 ngày bên anh, một khi anh đã muốn ra đi!
Hãy để người đàn ông của bạn ra đi. Đừng bao giờ bám chân anh ta ở lại, khi anh ta đã có dù chỉ là một chút ý định nhỏ nhoi thôi là: rút chân ra khỏi mối quan hệ này.
- Hãy để người đàn ông của bạn có thời gian để nghĩ suy. Thay vì năn nỉ và van nài anh ta đừng ra đi phũ phàng như thế. Điều đó thật tàn nhẫn đối với cá nhân bạn, nhưng cuộc sống là tàn nhẫn. Bạn càng nài van thì sẽ lại càng tan nát.
Ảnh minh họa.
Đàn ông ko mủi lòng trước nước mắt và nỗi đau đàn bà, bởi khi muốn ra đi thì những gì anh ta nhìn qua nước mắt bạn, chỉ là sự chán ghét mà thôi. Chính vì thế, thay vì đáp trả một cách tình nghĩa những gì bạn trông mong, anh ta sẽ quăng vào bạn những bản án phũ phàng, tồi tệ. Nó có thể giết chết bạn ngay lập tức.
- Đừng bao giờ nói: “Em cần anh hơn mọi thứ trên đời” cho dù đó chỉ là một lời nói dối cho vui lòng người nghe câu nói ấy. Bởi vì bạn là đàn bà, khi bạn nói như vậy, bạn sẽ tự trở thành nô lệ của câu nói ấy, như chính tôi đã từng trải nghiệm.
- Đừng bao giờ hy vọng rằng đàn ông bọn họ hiểu đàn bà chúng ta. Cứ nói mãi chỉ như là nước đổ lá khoai và gió bay qua 2 tai con vịt. Họ chẳng thiết tha với những lời thỉnh cầu, và mảy may chẳng âu sầu trước nỗi buồn đau của bạn… Hoạ hoằn thay, họ chỉ xem nó rách việc, vướng bận, điếc tai và khó chịu
- Luôn nhớ rằng đối với chúng ta, đàn ông là tất cả. Nhưng đối với bọn họ, có thể chúng ta chả là gì.
- Và đừng bao giờ thứ tha cho những lời giải thích sau nhiều lần dối trá. Hãy im lặng và tốt nhất không kêu gào gì cả. Hãy nhớ chân lý rằng, khi phải nói dối với ta, là khi đó ở bên ta họ không còn hạnh phúc. Hãy im lặng để họ ra đi trong thoáng chốc. Có thể trở về, có thể không, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào IQ của họ.
- Phần lớn, đàn ông khi được quan tâm thì ko biết trân trọng. Họ hay cằn nhằn phụ nữ nói nhiều và mang lại lắm điều phiền toái, chỉ khi phải sống cô đơn họ mới hiểu giá trị của cái việc nói nhiều. Và chỉ khi cuộc đời lao xuống dốc, họ mới nhận ra giá trị của những điều giản dị của phiền toái đầy thương yêu.
Tóm lại là, nếu ai đó muốn đi, thì dù đau đớn biết bao nhiêu, hãy vẫn cứ để họ đi như những gì họ muốn. Em chưa bao giờ làm được đủ đầy những điều này mà em nói, nhưng em trình bày, để các chị học hỏi, làm được là giỏi, và hãy làm đi. Đừng luỵ tình như em, đàn ông đươc yêu nhiều thì thường thích xem thường tình yêu lắm.
Theo Phununews
Video đang HOT
Lấy chồng xa, có chân mà không thể về quê...
Người ta nói, có con gái mà gả chồng xa, khác gì mất con. Rồi dịp lễ tết, giỗ chạp đôi khi cũng chẳng thể về quê mà sum họp bữa cơm gia đình, thắp một nén nhang lên bàn thờ gia tiên, tưởng nhớ người đã khuất.
Cay sống mũi với nhật ký làm dâu của nàng dâu Sài Gòn được bố mẹ chồng Hà Nội luôn ở bên sau mất mát cuộc đờiĐừng lấy chồng sớm, khi người ta còn sợ phụ nữ thông minh!Bị gia đình dọa từ mặt nếu lấy chồng xa...
Thời còn đi học, Nhâm hay nghe mẹ dặn:
- Sau có yêu ai, cũng đừng yêu người xa quá, nhà có đứa con gái út. Lựa yêu gần gần rồi lấy. Lấy xa quá, sau có con bế bồng thì vất vả.
Nhâm nghe mẹ nói, chỉ thấy mẹ lo xa, mẹ nghĩ nhiều chứ chẳng thể hiểu được rằng: "Bố mẹ nào cũng thương con, là con trai lo một, con gái lại lo trăm bề, chỉ mong sao con có được mái ấm hạnh phúc, được vậy cũng mừng lòng".
Nhâm trải qua vài mối tình thời còn đi học, rồi cũng ra trường. Nhâm không theo học tiếp vì học không giỏi, cũng không yêu thích đèn sách. Cô xin mẹ đi làm công ty may gần nhà.
Những tưởng cuộc đời cứ bình thường trôi đi, làm công ty sáng đi tối về như bao người khác. Nhưng cuộc đời vốn không như mơ, công ty may cô làm, việc thì vất vả, tăng ca sớm tối lương cũng chẳng được bao nhiêu. Mới tốt nghiệp cấp 3, cô còn trẻ, vẫn còn tư tưởng thích bay nhảy, không muốn làm cố định, luôn tìm kiếm những công việc lương cao hơn ở những công ty khác.
Thế là cô từ miền Bắc, lại muốn vào Nam lập nghiệp. Cô nghĩ rằng: Sài Gòn chính là nơi có thể giữ chân cô lại với đồng lương xứng đáng. Nên mặc dù bố mẹ khuyên ngăn, cô vẫn quyết định rời quê.
Cô quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, mặc bố mẹ khuyên can. Ảnh minh họa.
Đến với thành phố nhộn nhịp và rộng lớn ấy, cô xin làm ở một xưởng dệt may. Và cô gặp anh, một người con trai quê Tiền Giang - nơi miệt vườn sông nước. Rồi họ quen nhau, dần nảy sinh tình cảm.
Yêu được không lâu, cô gọi điện về cho mẹ, nói chuyện hai đứa, mẹ vì lo xa, lại thương cô nên khuyên cô không nên yêu xa như thế, rồi không đến đâu được lại làm khổ nhau.
Cô không nghe, nói rồi cúp máy. Cả tháng trời cũng không điện thoại về một lần như trước nữa.
Tình yêu tuổi trẻ, còn bồng bột và thiếu chín chắn. Cô và anh đã đi quá giới hạn.
Một tháng sau, cô biết mình mang bầu, cô hỏi anh, anh băn khoăn không biết thế nào lại buông lời nói cô bỏ đứa bé.
Cô đau đớn nhìn anh rồi hét lên: "Nó là con của anh đấy, sao anh có thể nói là bỏ nó đi chứ?".
Đêm đó, cô nhấc máy gọi điện cho mẹ, kể hết sự tình. Mẹ cô bàng hoàng trước từng lời nói của cô, cố gắng lắm mới bình tĩnh lại, khuyên cô giữ lại đứa bé.
- Mọi chuyện đã lỡ đến thế này rồi, con phải giữ đứa bé lại. Đứa bé không có tội tình gì, bỏ đi tội nghiệp. Các con không nuôi, không chăm được thì cứ sinh ra, rồi để bố mẹ chăm cho.
Cô gạt nước mắt vâng lời rồi cúp máy. Cô hẹn gặp anh nói chuyện. Anh nghe xong, sau một hồi suy nghĩ, anh nói sẽ cưới cô. Nhưng cô phải cùng theo anh về nhà, để anh thưa chuyện với bố mẹ, bố mẹ anh khó tính, chưa chắc đã cho cưới.
Nghĩ đến đứa con trong bụng, cô nhận lời. Tuần đó, cô mua vé xe, cùng anh về nhà.
Nhà anh không có điều kiện, chỉ có đất đai rộng rãi, bố mẹ anh cũng không dễ dàng nhận cô và đứa cháu, nói sẽ cưới cô nếu như cô đảm bảo đứa bé trong bụng là cháu của họ, thêm nữa, việc đón dâu cũng cử đại diện bên đằng trai là bác ra đón. Ba mẹ anh nói say xe không đi được.
Chỉ nói như thế, rồi họ bảo đằng gái định ngày cưới rồi đón về, không cần làm thủ tục rườm rà.
Ngày cưới của Nhâm được chọn, cưới gấp, nhà trai nói không cần chụp album ảnh cưới để tiết kiệm chi phí. Thiết nghĩ đời người cưới có một lần, ảnh cưới không chụp, đón dâu không có mẹ chồng, cô còn gì để xấu hổ hơn nữa.
Nhưng cô lại không thể để con mình sinh ra mà bị người đời giễu cợt là không có bố. Cô chấp nhận.
Đêm trước ngày cô lên xe hoa, cô nằm bên mẹ, mẹ ôm cô vào lòng, cô không nói gì, mẹ cô cũng không nói gì, cả hai cứ thế khóc ướt gối.
Lấy chồng xa, dịp lễ Tết, tang sự cũng chưa chắc có thể về quê. Ảnh minh họa.
Sáng hôm ấy, nhà trai đến, đám cưới tổ chức qua loa, rồi cô bước lên xe hoa về nhà chồng.
Cô ôm chặt mẹ, thì thầm:
- Tết năm nay con sẽ về, nhất định thế!
Nói rồi cô bước đi, mà không biết rằng. Cả cuộc đời cô đã chuyển sang một trang khác.
Tết năm ấy, cô mang bầu vượt mặt, không thể về quê. Tết năm sau, con thơ nhỏ dại, cô không thể về thăm gia đình.
Rồi đến 5 năm trời, ông bà nội mất, một cái hẹn để trở về cô cũng không thể thực hiện được.
Lấy chồng xa, gia đình điều kiện, nhà chồng hào phóng có thể cho con dâu về thăm nhà mỗi khi Tết đến, nhà có tang, có chuyện thì còn có thể chạy về. Lấy chồng xa mà kinh tế khó khăn, gia đình nhà chồng không cho về, thì không khác gì mất con.
Thiết nghĩ, việc hôn nhân đại sự, cần suy xét, thấu đáo trước sau, cũng cần nghĩ đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi chúng ta khôn lớn chứ không thể nhắm mắt đưa chân, đến đâu thì đến như thế được...
Theo Phununews
Choáng váng khi gặp lại người yêu cũ bị phụ bạc sau 3 năm Đối với người đàn ông sống tình cảm và trách niệm như người yêu cũ của cháu, thì những tổn thương từ sự phản bội mà cháu gây ra cho anh ấy là quá lớn và không thể tha thứ. Ảnh minh hoạ: Internet Sai cũng đã sai rồi và theo những lời tâm sự của cháu trong câu chuyện "Trả giá vì...