Bao nhiêu phụ nữ làm lãnh đạo chủ chốt ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ?
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 8.2017, có 11/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là nữ Bộ trưởng duy nhất trong bộ máy Chính phủ hiện nay. (Ảnh: VPQH)
Tăng tỷ lệ cán bộ nữ nhưng không đạt chỉ tiêu
Ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, trong đó phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên 35%.
Tuy nhiên, kết quả Đại hội Đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015-2020 cho thấy tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tại cả 3 cấp cơ sở, huyện, tỉnh mặc dù có tăng hơn nhiệm kỳ trước, nhưng không đạt tỷ lệ 25% đề ra.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 8.2017, có 11/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt (giảm so với năm 2016).
Video đang HOT
Có 16/63 địa phương có nữ lãnh đạo chủ chốt (gồm 1 địa phương có nữ giữ chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và 15 địa phương có nữ giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh), chiếm tỷ lệ 25,39%.
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong cả 2 nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 đều chưa đạt chỉ tiêu mặc dù có xu hướng tăng.
Lo ngại phụ nữ thất nghiệp sau 35 tuổi
Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh. (Ảnh: I.T)
Góp ý vào báo cáo, Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội – cho rằng: Vừa qua Trung ương có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ. Như vậy ở Trung ương đã tăng tỷ lệ nữ là lãnh đạo chủ chốt nhưng địa phương lại không tăng. Do đó, trong quy hoạch cán bộ phải ưu tiên cho cán bộ nữ để làm sao đủ quy hoạch.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, hiện nay có tình trạng tại nhiều khu công nghiệp, nữ công nhân trên 35 tuổi phải nghỉ việc vì doanh nghiệp cơ cấu lại lao động và tìm người trẻ thay thế. Những người trên 35 tuổi sau khi nghỉ việc ở nhà máy trở về quê tìm việc rất khó khăn. Đây là vấn đề cần phải có sự quan tâm hơn nữa.
Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – bổ sung: “Tại nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây, cử tri phản ánh cho rằng việc sử dụng lao động trẻ tại các khu chế xuất nên sa thải hàng loạt lao động sau 35 tuổi. Trong 1,2 triệu lao động thất nghiệp sau 35 tuổi trong đó lao động nữ chiếm 80%. Nhiều lao động nữ nói với tôi sáng đi làm nhưng chiều nhận ngay quyết định sa thải với lý do không rõ ràng và không được quyền khiếu nại. Do hành lang pháp lý không quy định rõ ràng, nên có hiện tượng “vắt chanh bỏ vỏ” đối với người lao động, nhất là đối với những người làm lao động giản đơn”.
Chốt lại vấn đề, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, trong quản lý Nhà nước về bình đẳng giới còn thách thức, các chỉ tiêu chưa đạt đều liên quan đến cuộc sống hằng ngày của phụ nữ, chất lượng sống của phụ nữ. Chính vì thế trong giáo dục, lao động việc làm, văn hóa, gia đình cần quan tâm đến phụ nữ, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng bộ.
Tỷ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt cao nhất là 50% vào năm 2013 và 2014 nhưng lại giảm dần trong 3 năm gần đây, nếu so với chỉ tiêu đạt 95% vào năm 2020 thì khoảng cách còn rất xa.
Theo Danviet
Cần coi giải quyết kiến nghị cử tri là tiêu chí đánh giá Bộ trưởng
Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, mặc dù các bộ, ngành đã tích cực, cố gắng giải quyết những kiến nghị tồn đọng, nhưng đến nay vẫn còn 126 kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm...
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải.
Sáng 13.6, trước khi bước vào phiên chất vấn, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đã trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù nhận được số lượng kiến nghị cử tri rất lớn (3.119 kiến nghị, kỳ trước là 856 kiến nghị), nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành đã rất tích cực chỉ đạo giải quyết, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị lắng nghe.
"Kết quả là ngay trong khoảng thời gian 6 tháng giữa hai kỳ họp, toàn bộ 3.119 kiến nghị được trả lời, 94 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành; hàng nghìn cuộc thanh tra chuyên ngành đã được tổ chức, qua đó phát hiện, xử lý nhiều vi phạm theo yêu cầu, kiến nghị của cử tri, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống người dân" - bà Hải cho biết.
Nói về tồn tại hạn chế, theo bà Hải: Mặc dù các bộ, ngành đã tích cực, cố gắng giải quyết những kiến nghị tồn đọng nhưng đến nay vẫn còn 126 kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm... Trong đó một số bộ còn tồn đọng nhiều như các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch (28), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (19), Lao động, Thương binh và Xã hội (20)...
Trưởng ban Dân nguyện kiến nghị, Chính phủ nên coi việc giải quyết kiến nghị của cử tri là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ trưởng, trưởng ngành. Đồng thời, sớm có hình thức nhắc nhở, xử lý đối với cá nhân, cơ quan, không thực hiện trả lời cử tri theo quy định và công khai để cử tri được biết.
Đối với 59 kiến nghị tồn đọng có khả năng giải quyết dứt điểm trong thời gian khoảng một năm tới, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm trước kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2018). Trong đó, đặc biệt quan tâm giải quyết 5 nhóm vấn đề: Biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, trước mắt có giải pháp nhanh, mạnh ngăn chặn hiện tượng khai thác cát trái phép đang gây bức xúc trong nhân dân.
Vấn đề thương hiệu nông sản, thực phẩm, thu hút đầu tư cho nông nghiệp; giải pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, rau quả sạch ngay tại thị trường nội địa. Tăng cường chất lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt thanh tra trách nhiệm người đứng đầu tại các dự án thua lỗ mà dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua.
Nâng cao chất lượng tiếp công dân, đối thoại với công dân, gắn tiếp công dân với việc giải quyết để kịp thời xử lý những bức xúc, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, không làm phát sinh điểm nóng về khiếu kiện. Có biện pháp khắc phục ngay tình trạng nhà xây tại dự án vùng ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để hoang phí, không có người ở do thiếu hạ tầng kỹ thuật.
Theo Danviet
Bộ trưởng nào đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH tới? Theo chương trình dự kiến ngày mai (10.8), phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ khai mạc. Đáng chú ý, tại phiên họp này sẽ diễn ra chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Theo chương trình dự kiến, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà (đứng) sẽ trả lời chất vấn của đại...