Bao nhiêu phần trăm lao động Việt Nam làm việc bằng dạ dày?
Giờ đây việc giải quyết công việc trên bàn nhậu là chuyện rất bình thường với nhiều người bởi họ làm việc bằng “ dạ dày”.
Chẳng phải ngẫu nhiên Việt Nam được lọt vào danh sách top 5 những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới với mức tiêu thụ hàng tỷ lít bia mỗi năm, còn rượu thì không thể thống kê nổi. Đó là “công sức phấn đấu” của bao người. Ăn nhậu, bia rượu như thành thứ văn hoá, hay thói quen không thể thiếu trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức.
Nhậu như là một hoạt động hàng ngày của nhiều người để “xúc tiến” công việc. Ảnh minh họa: Internet.
Tôi có anh bạn mở công ty truyền thông hay tham gia nhiều dự án của các tổ chức chính phủ. Vốn anh uống được khoảng ba chai bia là gục tại chỗ, thế mà giờ anh uống “khủng” lắm! Tôi hỏi anh có bí quyết gì không? Anh cười: “đi hầu nhiều thì phải khá lên thôi”.
Hoá ra, mỗi dự án anh làm, dù từ đi “làm quen”, “xin gặp” đã nghe thấy câu “hôm nay làm tí gì cho tình cảm em nhỉ”, và thế là chương trình bắt đầu. Buổi trưa ra quán nhậu để “giao lưu tình cảm”, buổi chiều đi hát karaoke cho tỉnh bia rượu (hát chẳng lẽ lại không có két bia, chai rượu?), buổi tối đi ăn cho lại sức, lại nhậu. Và thế là triền miên ngày ba bữa như thế, bảo sao anh không lên “trình” cho được? Anh nói, có những dự án tổng kết xong tính ra tiền chi phí bia rượu lên đến vài trăm triệu, rồi còn phần trăm, phong bì … hoá ra hoà vốn chẳng được đồng nào, nhưng thôi, vụ này còn vụ khác. Mình thì lại nghĩ, vụ khác thì “qui trình ăn nhậu” vẫn thế mà?
Chung quy cũng tại hai từ “quan hệ”, mà ai chẳng cần quan hệ trong cái cuộc sống đầy khó khăn và tham vọng này? Thế là người người quan hệ, nhà nhà quan hệ, người người bia rượu, nhà nhà bia rượu. Một ngành kinh doanh đã thế, còn bao nhiêu ngành nghề khác, bao nhiêu quan hệ chính trị xã hội cần phải đi “quan hệ”? Giờ đây việc giải quyết công việc trên bàn nhậu là chuyện rất bình thường với nhiều người bởi họ làm việc bằng “dạ dày” mà.
Ngành nào cũng “rèn luyện”, “chinh chiến” với đủ mọi hình thức nhưng tựu chung lại vẫn chỉ có thế. Nếu tổ chức cuộc thi “nhậu” giữa các ngành thì cũng chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”.
Chuyện rèn luyện đó cũng gian nan lắm. Chắc nhiều người bắt đầu rèn luyện từ hồi sinh viên, thậm chí cấp ba khi mà đói kém. Cái cảnh ba con cá chỉ vàng với vài lít cồn pha nước, hay rượu “búng” mà vừa nướng cá vừa uống chắc không còn lạ gì với sinh viên thời nào cũng thế. Rồi bắt đầu đi làm “chinh chiến” qua năm tháng, được các bậc đàn anh dẫn dắt. Thế là những ngày tháng “vui nhậu, buồn nhậu, việc không đâu cũng nhậu” bắt đầu, lớp này tiếp nối lớp trước… Thậm chí, nhiều cơ quan tổ chức coi ứng viên “biết nhậu” như là một lợi thế khi tuyển dụng.
Video đang HOT
Dường như, trong mỗi cuộc “nhậu” hay gọi là đi “quan hệ” đó, người ta phải cố uống cho “đối tác” say bằng được, thế mới vui. Nhưng vui gì khi hậu quả để lại là bao nhiêu vấn đề mà ai cũng biết, biết rồi để đấy và coi nó như “mồi nhậu” của bữa sau.
“Bên tây” người ta cũng phải “quan hệ” mà? Sao không thấy họ nhậu nhiều như mình? Phải chăng những quan hệ đó thường thiếu minh bạch nên mới cần “quan hệ sâu” như vậy? Đã đến lúc văn hoá “quan hệ” cần thay đổi rồi chăng?
Dương Trung
Theo_Người Đưa Tin
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn căng thẳng?
Căng thẳng có thể gây đau đầu, tim đập nhanh hơn, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ảnh minh họa
Hệ thần kinh
Theo Webmd, khi bị căng thẳng, cơ thể đột ngột thay đổi mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng để chống lại căng thẳng. Hệ thống thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến thượng thận, giải phóng adrenaline và cortisol. Những hormone này khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng, quá trình tiêu hóa thay đổi và mức độ glucose trong máu cũng tăng cao. Khi hết căng thẳng, hệ thống sẽ trở lại hoạt động bình thường.
Hệ thống cơ bắp
Khi bạn căng thẳng, cơ bắp cũng bị căng lên. Trong thời gian dài, điều này có thể gây ra đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu và nhiều vấn đề liên quan đến cơ xương.
Hệ thống hô hấp
Căng thẳng có thể khiến bạn thở khó khăn hơn, tăng thông khí, thậm chí gây hoảng loạn ở một số người.
Hệ thống tim mạch
Căng thẳng tạm thời, chẳng hạn như khi bạn bị tắc đường, có thể làm tăng nhịp tim và co thắt cơ tim mạnh. Mạch máu đến các cơ bắp và các bộ phận trên cơ thể tăng cao. Tình trạng này lặp lại nhiều lần có thể gây ra viêm động mạch vành, thậm chí gây đau tim.
Tuyến thượng thận
Khi bạn bị stress, não gửi tín hiệu tới kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol và epinephrine, đây là những hormone gây gia tăng căng thẳng.
Gan
Cortisol và epinephrine được giải phóng, gan sản xuất nhiều glucose hơn trong máu để tạo ra năng lượng chống lại căng thẳng.
Hệ tiêu hóa
Stress có thể khiến bạn ăn ít hơn hoặc nhiều hơn thông thường. Nếu bạn ăn thức ăn nhiều hơn, kèm thêm việc sử dụng thuốc lá hoặc rượu, bạn có thể bị ợ nóng hoặc trào ngược axit.
Dạ dày
Khi căng thẳng nghiêm trọng, dạ dày phản ứng mạnh có thể bị đau và gây buồn nôn hay nôn mửa. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ. Khi đó, bạn dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Hệ thống sinh sản
Ở nam giới, lượng dư thừa của cortisol, được sản xuất do căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản. Căng thẳng mãn tính có thể làm giảm testosterone và quá trình sản xuất tinh trùng, gây vô sinh.
Ở phụ nữ, căng thẳng có thể làm chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng. Nó cũng làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Theo Zing
Lãnh đạo châu Âu họp khẩn về vấn đề người di cư Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào hôm nay, 23/9, được dự báo khó mang lại kết quả tích cực trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng người di cư. Vấn đề người di cư tiếp tục đặt ra những thách thức mới cho châu Âu. Ảnh: AP Trước đó một...