Bao nhiêu người nước ngoài điều trị virus Corona ở Trung Quốc?
Trung Quốc nói có 19 công dân nước ngoài nhiễm virus Corona, hai người đã hồi phục xuất viện, số còn lại đang được cách ly điều trị.
Thông tin Mỹ có công dân ở Vũ Hán chết vì nhiễm chủng virus Corona mới và Nhật có công dân tại Vũ Hán chết vì viêm phổi nghi do nhiễm virus này làm dấy lên câu hỏi: Liệu có bao nhiêu người nước ngoài đang ở Trung Quốc bị nhiễm virus này.
Báo South China Morning Post ( SCMP) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 6-2 cho biết có 19 công dân nước ngoài nhiễm chủng virus Corona mới, hai người đã được xuất viện sau khi được điều trị hồi phục. Số còn lại đang được cách ly điều trị.
Bà Hoa lên tiếng khi chưa có thông tin về trường hợp tử vong của công dân Mỹ tại Vũ Hán.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể người dân trên đường phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 7-2. Ảnh: THX
Ngày 8-2, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh xác nhận với hãng tin AFP:”Chúng tôi có thể xác nhận rằng một công dân Mỹ 60 tuổi bị chẩn đoán nhiễm chủng virus Corona mới đã chết tại một bệnh viện ở TP Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 6-2″.
Video đang HOT
Đây là một bệnh nhân nữ, 60 tuổi, có bệnh mạn tính từ trước khi mắc virus Corona. Đây là công dân Mỹ đầu tiên chết vì dịch Corona.
Cùng ngày, báo SCMP cho biết Bộ Ngoại giao Nhật dẫn thông tin từ nhà chức trách Trung Quốc xác nhận một người đàn ông Nhật tại Vũ Hán cũng vừa qua đời vì viêm phổi nghi do bị nhiễm chủng virus Corona mới.
Bộ Ngoại giao Nhật cho biết đây là một nam bệnh nhân ở độ tuổi 60, nhập viện ở Vũ Hán với triệu chứng của bệnh viêm phổi. Theo Bộ Ngoại giao Nhật, bệnh nhân này có khả năng bị nhiễm virus Corona nhưng gặp khó trong vấn đề chẩn đoán. Nguyên nhân chết được xác định là do viêm phổi.
Nếu đúng bệnh nhân này chết do nhiễm virus Corona thì đây là ca tử vong đầu tiên của Nhật trong dịch bệnh này.
Bệnh nhân nhiễm virus Corona điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: REUTERS
Theo số liệu Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 8-2 thì trong ngày 7-2, nước này có thêm 86 ca tử vong mới, 3.399 ca nhiễm mới.
Đáng chú ý, trong 86 ca tử vong mới phần lớn vẫn tập trung ở tâm dịch Vũ Hán (81 ca), 5 ca còn lại ở các tỉnh khác. Trong số 3.399 ca nhiễm mới thì Vũ Hán có tới 1.985 ca, còn cả tỉnh Hồ Bắc thì tới 2.841 ca.
Các con số này càng làm gia tăng lo lắng về sự lây nhiễm bên cạnh người dân Vũ Hán (Hồ Bắc) mà còn cả với công dân các nước tại địa phương này.
Theo PLO
Mỹ-Trung đều chưa chốt thời gian cụ thể cho thỏa thuận thương mại
Việc Mỹ-Trung chưa chốt được thời gian cụ thể cho thỏa thuận thương mại làm dấy lên lo ngại căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài.
Ngày 15/12 là thời điểm Mỹ lên kế hoạch áp thuế 15% lên khoảng 160 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa đưa ra "hạn chót" cho thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về việc căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài.
Mỹ-Trung đều chưa chốt thời gian cụ thể cho thỏa thuận thương mại. Ảnh: Reuters
Phát biểu trong cuộc họp báo vào hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết, Trung Quốc không đặt ra hạn định về thời gian cho việc đạt hay không đạt thỏa thuận với Mỹ. Bà Hoa Xuân Doanh, nhấn mạnh, Trung Quốc luôn nhất quán và rõ ràng với những quan điểm ban đầu khi tiến hành đàm phán thương mại, đó là đàm phán phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
"Trung Quốc duy trì vị trí nhất quán trong vấn đề thương mại. Chúng tôi tin rằng chỉ có trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau mới có thể đạt được thỏa thuận cùng có lợi mà cả hai bên cùng chấp nhận. Chỉ có một thỏa thuận có tính chất như vậy có thể tồn tại lâu dài và phục vụ lợi ích của cả hai nước".
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn trên Fox Business, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, nếu thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 không thể chốt được trước ngày 15/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 15% lên khoảng 160 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc theo đúng lộ trình trước đó. Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng đây là thời điểm hợp lý để áp thuế bổ sung lên hàng Trung Quốc bởi "nó sẽ không chồng lấn vào Giáng sinh năm nay".
"Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có khả năng sẽ không thể chốt trước ngày 15/12. Tôi nghĩ rằng, Tổng thống muốn có một thỏa thuận thích hợp. Do đó, thỏa thuận ký vào tháng 12 này hay tháng 12 năm sau thì cũng không quan trọng bằng việc có một thỏa thuận tốt".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cần phải bàn thảo chi tiết về việc mua nông sản Mỹ của Trung Quốc, một số vấn đề về cấu trúc và cơ chế thực thi, trước khi đi đến ký kết được một thỏa thuận thương mại tạm thời mà Tổng thống Donald Trump từng hy vọng hoàn tất vào tháng trước.
Trước đó cùng ngày, phát biểu trước báo giới tại London (Anh), Tổng thống Donald Trump cho biết một thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc có thể bị hoãn tới cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Những tuyên bố về việc đàm phán thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ phải đợi đến năm sau đã dấy lên mối lo ngại về việc căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng tranh chấp thương mại kéo dài giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này đang làm rối loạn các chuỗi nguồn cung, khiến giới đầu tư lo ngại và làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp, theo đó làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp
Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ giảm bớt các hạn chế không hợp lý Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hy vọng, Mỹ sẽ giảm bớt các hạn chế không hợp lý đối với nước này. Phát biểu tại buổi họp báo ngày 22/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng, Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế quy mô lớn và có mức...