Bao nhiêu đội V-League ủng hộ trao cúp vô địch cho HAGL?
Sau quyết định dừng V-League 2021, Liên đoàn bóng đá Việt Nam ( VFF), ban tổ chức giải cùng các đội bóng sẽ phải họp bàn để đưa ra các quyết định dự báo không dễ dàng.
Như ANTĐ online đã thông tin, quyết định dừng V-League 2021 được VFF thông qua sau cuộc họp chiều 21-8, tức nửa tháng sau khi đồng ý phương án lùi giải tới tháng 2-2022 của chính tổ chức này.
Với việc được 100% ủy viên Ban chấp hành VFF đồng thuận, V-League 2021 xem như đã phải kết thúc thi đấu sớm, song kéo theo là rất nhiều vấn đề nan giải mà VFF, VPF sẽ phải tìm sự đồng thuận từ các đội bóng.
HAGL (giữa) chỉ hơn Viettel 3 điểm ở thời điểm cuộc đua vô địch dự kiến còn tới 6 lượt trận
Có nên trao cúp vô địch cho HAGL?
V-League 2021 dừng nhưng chưa hẳn là giải đấu bị hủy – ít nhất là tới thời điểm này – bởi còn “vướng” các danh hiệu nhất, nhì, ba chưa có chủ nhân.
Video đang HOT
Sau 12 vòng đấu, HAGL tạm xếp đầu bảng với 29 điểm, chỉ hơn đội xếp sau là Viettel 3 điểm. Khoảng cách này có thể bị san phẳng chỉ sau một trận đấu trong khi cuộc đua giữa HAGL với Viettel và 4 đội khác trong nhóm tranh vô địch còn tới 6 trận đấu (theo lịch dự kiến).
Nếu dừng giải, liệu có bao nhiêu đội bóng chấp thuận trao cúp vô địch cho HAGL? Bao nhiêu đội chấp nhận Viettel là á quân của giải? Và tấm huy chương đồng sẽ thuộc về đội bóng nào, khi nhóm 6 đội kế tiếp chỉ hơn kém nhau từ 1-2 điểm?
Đây là bài toán không đơn giản, bởi nó liên quan tới thành tích chung cuộc của mỗi đội bóng – vốn được lưu vào lịch sử giải đấu, và quan trọng hơn, nó quyết định tới các suất đại diện cho Việt Nam dự AFC Champions League, AFC Cup mùa sau.
Chưa kể, nếu quyết định thiếu kín kẽ có thể tạo tiền lệ xấu cho giải đấu.
SLNA xuống hạng hay trụ hạng?
Theo điều lệ, V-League 2021 có 1,5 suất xuống hạng và sau lần điều chỉnh thứ nhất ngày 6-8, còn 1 suất xuống hạng.
Nay với việc VFF quyết định dừng V-League 2021, số suất xuống hạng giữ nguyên con số 1 hay sẽ không có đội nào phải xuống hạng?
SLNA (phải) có cớ để phản đối nếu phải nhận suất duy nhất xuống hạng, bởi trên lý thuyết, họ còn tới 8 lượt trận để cải thiện vị trí
Hiện SLNA đang xếp chót bảng, kém đội đứng trên là Sài Gòn 3 điểm. Nếu VFF điều chỉnh số suất xuống hạng về 0, đội bóng xứ Nghệ nghiễm nhiên trụ hạng.
Nhưng khi đó, 13 đội hạng Nhất 2021 (vốn đã thi đấu tới vòng thứ 7) xem như hết động lực đua vô địch để thăng hạng. Như vậy, giải hạng Nhất có nên dừng như V-League 2021? Và nếu dừng, số phận của các danh hiệu, suất xuống hạng sẽ được quyết định ra sao, bởi nó tác động tới giải hạng Nhì.
Trường hợp VFF giữ nguyên điều lệ, chỉ định SLNA nhận suất duy nhất xuống hạng, sẽ không dễ. Bởi khi đó, Phan Văn Đức cùng đồng đội đủ lập luận để phản đối, khi trên lý thuyết, họ còn tới 8 lượt trận để cải thiện vị trí, theo lịch thi đấu cũ.
8 CLB không thể ngăn V-League hoãn dài hạn
Chiều 30-7, các CLB đã nhận được thông báo từ Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) về việc tổng hợp ý kiến từ các CLB.
Theo đó, V-League sẽ không bị hủy như đề xuất của 1 CLB nhưng cũng không thể sớm được tổ chức trong những tháng tới theo như mong muốn của 8 đội bóng.
Theo thống kê của VPF gửi đến các CLB chuyên nghiệp, chỉ có 8/27 đội bóng phản đối hoãn V-League đến tháng 2-2022. Trong khi đó, 1 đội bóng đề xuất hủy giải, 11 đội đồng tình với VPF về việc kéo dài giải đấu đến tháng 3-2022. Cộng thêm việc 6 đội bóng không có ý kiến, tức là ủng hộ VPF, như vậy có tổng cộng 17 đội bóng đứng về VPF trong việc giải đấu không thể tổ chức lúc này và chỉ nên thực hiện vào tháng 11 tới, bắt đầu từ sân chơi ở Giải Hạng nhất quốc gia.
"Kết thúc V-League 2021, CLB xếp thứ 14 sẽ xuống thi đấu tại Giải Hạng nhất quốc gia 2022. CLB vô địch Giải Hạng nhất được thăng hạng thi đấu tại giải V-League mùa giải 2022, còn đội bóng xếp thứ 13 sẽ xuống thi đấu tại Giải Hạng nhì năm 2022" - văn bản của VPF có đoạn viết. Hội đồng Quản trị VPF sẽ xem xét để đề xuất VFF điều chỉnh một số quy định về pháp lý liên quan vấn đề chuyển nhượng, đăng ký cầu thủ nhằm phù hợp với tình hình thực tế.
Buổi tập của CLB HAGL trước khi HLV Kiatisuk và các học trò chia tay trở về nghỉ ngơi do V-League bị hoãn. Ảnh: HAGL
Trước đó, một loạt đội bóng đã lên tiếng phản đối khi VPF gửi phiếu lấy ý kiến cho các CLB về phương án tổ chức các giải vô địch quốc gia, theo đó V-League 2021 sẽ bắt đầu phần còn lại của mùa giải từ tháng 2-2022. "Việc hoãn V-League quá lâu kéo theo rất nhiều hệ lụy cho nền bóng đá Việt Nam, đặc biệt là cho các CLB. Ngân sách hoạt động của chúng tôi mỗi tháng khoảng 2 tỉ đồng, nhân lên 6-7 tháng không thi đấu, rồi nhân lên 14 đội bóng sẽ thấy thiệt hại hơn cả trăm tỉ đồng. VPF hỗ trợ các đội bóng được bao nhiêu mà quyết định hoãn giải đấu lâu như vậy? Chúng tôi có thể khởi kiện VPF vì những thiệt hại to lớn đó" - Giám đốc điều hành CLB Nam Định Trần Thái Toán chất vấn.
Sau khi nhận được thông báo về việc V-League sẽ hoãn ít nhất đến tháng 11-2021, nhiều đội bóng đã chính thức thông báo đến các cầu thủ về việc xả trại. CLB HAGL cho phép toàn bộ cầu thủ được trở về nhà nghỉ ngơi. Riêng với nhóm 6 tuyển thủ và trợ lý người Hàn Quốc Kim Tae-min lên tuyển, ban lãnh đạo CLB bố trí xe của CLB để đưa các cầu thủ ra Đà Nẵng, trước khi đáp chuyến bay ra Hà Nội hội quân. Tương tự, CLB Hà Nội, Viettel, SLNA... cũng đã cho phép các cầu thủ về nhà nghỉ để tránh dịch Covid-19.
Quang Hải, Bùi Tiến Dũng được đề nghị ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 Các cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội, Viettel, Sài Gòn như Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Văn Triền sẽ được đề nghị ưu tiên sử dụng vaccine phòng Covid-19 do thi đấu tại AFC Cup và AFC Champions League. Mới đây nhất, Công ty cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có văn bản gửi LĐBĐ Việt Nam...