Báo Nhật viết về tình trạng thực tập sinh Việt bỏ trốn
Bị đối xử bất công và nhận lương thấp, nhiều thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
Ngày 19/2, cảnh sát tỉnh Osaka bắt giữ ba người đàn ông vì tình nghi vi phạm Luật kiểm soát nhập cư, tuyển dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp và nhận tiền môi giới. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2019, ba người đàn ông này đã đưa năm người Việt tới làm “chui” ở nhà máy dược phẩm tại Osaka và Shiga.
Cảnh sát cũng bắt giữ năm người Việt Nam trên. Họ đều sang Nhật theo diện thực tập sinh, sau đó bỏ trốn khỏi chỗ làm. Bốn trong số này đã bị truy tố vì hết hạn visa và lao động trái phép. Luật pháp Nhật quy định thực tập sinh chỉ được làm việc cho công ty đã tuyển họ.
Thực tập sinh người nước ngoài bỏ trốn không còn là hiện tượng lạ ở Nhật. Theo thống kê của Bộ Tư pháp nước này, tính đến cuối năm 2018, có khoảng 328.000 thực tập sinh nước ngoài, trong đó 160.000 là người Việt, chủ yếu làm về mảng kỹ thuật.
Năm 2019, hơn 9.000 thực tập sinh bỏ trốn khỏi nơi làm việc, con số này gấp sáu lần năm 2011 và 64% trong số đó là người Việt.
Có nhiều lý do khiến thực tập sinh nước ngoài ở Nhật bỏ trốn. Năm 2019, Bộ Tư pháp Nhật đã khảo sát khoảng 5.000 trường hợp và kết quả là 937 người chia sẻ từng bị đối xử bất công, 58 người không được trả mức lương tối thiểu, 69 người không được trả lương theo đúng hợp đồng, 195 người phải làm việc thêm giờ không lương và 92 người bị trừ tiền lương vô lý. Đặc biệt, nhiều thực tập sinh Việt Nam gánh khoản nợ lớn do cố vay tiền để sang Nhật nên càng bị áp lực tài chính.
Yoshihisa Saito, giáo sư về luật lao động châu Á ở Đại học Kobe cho biết một số tổ chức quản lý thực tập sinh và giám sát đơn vị tuyển dụng không làm hết trách nhiệm.
Video đang HOT
Trong các nhóm thực tập sinh Việt trên mạng xã hội, những bài quảng cáo tuyển dụng liên tục xuất hiện. Những công việc đa dạng từ thu ngân ở siêu thị đến xây dựng, thường có mức lương cao hơn công ty tuyển thực tập sinh mà không yêu cầu giấy tờ hợp pháp.
Một mẩu quảng cáo việc làm trong nhóm thực tập sinh Việt ở Nhật. Ảnh: Asahi.
“Các bài đăng này khiến thực tập sinh muốn bỏ trốn thay vì tiếp tục làm vất vả với mức lương ít ỏi”, Nguyen Thi Thanh Xuan, người đứng đầu một công ty hỗ trợ lao động Việt Nam tìm việc làm ở Osaka nhận định.
Một số bài đăng quảng cáo làm giả thẻ cư trú và giấy phép lái xe. Vài người mở dịch vụ taxi đưa đón thực tập sinh bởi những đối tượng bỏ trốn thường sợ bị cảnh sát ở ga tàu kiểm tra ngẫu nhiên, không dám sử dụng phương tiện công cộng.
Tuy vậy, cũng có những cá nhân không chịu nổi sự căng thẳng khi phải sống ngoài vòng pháp luật ở đất nước xa lại.
“Tuần sau, tôi sẽ đi đầu thú”, một thực tập sinh bỏ trốn viết. “Có ai muốn đi cùng không”.
Minh Trang
Theo Asahi Shimbun/VNE
Bác sĩ Nhật kể tình huống trên tàu Diamond Princess là kinh hoàng
Chuyên gia dịch tễ học và giáo sư người Nhật Bản tại Đại học Kobe, Iwata Kantaro, người đã đến thăm tàu du lịch Diamond Princess, mô tả tình huống ở đó là "kinh hoàng" ngay cả so với những gì xảy ra ở châu Phi trong vụ dịch Ebola.
Đội ngũ bác sĩ tham gia xét nghiệm virus corona trên tàu tàu Diamond Princess.
Thông điệp bằng video của ông thu được 800.000 lượt xem trong nửa ngày và trở thành chủ đề thảo luận trong chính phủ. Bác sĩ nói rằng ông được mời lên tàu với tư cách là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, nhưng sau đó yêu cầu rời khỏi tàu.
"Tôi có những lo ngại về việc con tàu không có đủ biện pháp chống lại sự lây lan của bệnh, vì hơn 500 người đã bị nhiễm bệnh ... Mọi người trên tàu chia sẻ với tôi, họ nói rằng họ sợ tình trạng lây nhiễm có thể lan rộng. Và hôm qua Bộ Y tế đã cho phép tôi lên tàu", ông Iwata nói.
Mùi của nỗi khiếp đảm
"Những gì mà tôi chứng kiến thật đáng sợ. Tôi đã làm công việc này hơn 20 năm nay. Tôi đã ở Châu Phi trong thời gian dịch Ebola và ở Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch SARS, và dĩ nhiên, tôi luôn biết rằng có nguy cơ lây nhiễm. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi: tôi là chuyên gia trong ngành và biết cách làm sao để bản thân không bị lây bệnh trong phạm vi một tòa nhà. Vì vậy, ngay cả khi tôi ở trung tâm của bệnh dịch, ở Châu Phi hoặc Trung Quốc - tôi không sợ. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì tôi cảm thấy nỗi sợ hãi từ tận đáy lòng. Tôi nhận ra rằng hoàn toàn có khả năng tôi sẽ bị lây nhiễm virus corona ở đây", bác sĩ cho biết.
Nguyên tắc cứng rắn
Ông giải thích rằng trong bất kỳ cơ quan nào bị nhiễm bệnh đều có một sự phân chia rõ ràng đâu là "vùng đỏ", nơi có thể lây nhiễm và bạn cần mặc quần áo bảo vệ, và "vùng xanh", là khu vực an toàn, chỉ cần mặc quần áo sạch là có thể đi lại được.
"Đây là nguyên tắc nghiêm ngặt trong công việc của chúng tôi. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì các khu "màu xanh" và "màu đỏ" bị lẫn lộn với nhau, bạn hoàn toàn không thể biết đâu là nơi an toàn, đâu là nơi nguy hiểm. Bạn không biết liệu lan can, thảm có thể bị nhiễm bệnh hay không, vì virus là vô hình. Trên tàu mọi người mặc những bộ quần áo khác nhau, một số mặc quần áo bảo hộ, một số đeo mặt nạ, một số không đeo mặt nạ. Người đang sốt có thể thản nhiên bước ra từ cabin của mình và đi qua cả con tàu, tới phòng sơ cứu. Điều này xảy ra như một hiện tượng bình thường", bác sĩ nói.
Theo ông, các bác sĩ làm việc trên tàu tin rằng họ sẽ bị nhiễm bệnh.
"Bây giờ tôi ở trong phòng kín, tự cách ly mình, tôi không thể nói đây là đâu, nhưng tôi sẽ không đi làm và gặp gỡ người thân. Vì cá nhân tôi hiểu được sự nghiêm trọng của tình huống. Tôi không ngạc nhiên nếu tôi bị nhiễm bệnh "Không có một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nào làm việc thường xuyên ở đó. Mọi việc thuộc quyền của các quan chức Bộ Y tế", bác sĩ cho biết.
Theo danviet.vn
7 cựu thí sinh 'Produce 48' được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có cơ hội ra mắt trong năm 2020 Lứa girlgroup tân binh ra đời trong năm nay nhiều khả năng sẽ xuất hiện các gương mặt tiềm năng từ 'Produce 48'! Gần 2 năm sau ngày " Produce 48" chính thức khép lại, những thí sinh từng tham gia chương trình cũng đã có những kế hoạch riêng dù không được debut cùng IZ*ONE. Nhiều người trong số họ đã ra...