Báo Nhật: Việt Nam sẽ được Nhật chia sẻ tin quốc phòng về Biển Đông
Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng vào cuối năm 2016 có thể đạt được thỏa thuận với Việt Nam và Philippines về việc chia sẻ và bảo vệ thông tin quốc phòng mật, bao gồm thông tin về những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (thứ 2, bên trái) hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani tại Bộ Quốc phòng Việt Nam ở Hà Nội ngày 6.11.2015 – Ảnh: Reuters
Thỏa thuận này sẽ giúp lực lượng vũ trang ba nước chia sẻ thông tin về thiết bị quốc phòng và hoạt động quân sự của những quốc gia khác, trang Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày 15.1 đưa tin nhưng không dẫn nguồn tin.
“Nhật Bản có mục tiêu tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc gia thành viên ASEAN nhằm đối phó việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông”, Nikkei Asian Review cho hay.
Nếu Tokyo đạt được thỏa thuận với Philippines và Việt Nam vào cuối năm 2016, đây sẽ là thỏa thuận chia sẻ thông tin quốc phòng đầu tiên giữa Nhật Bản và các quốc gia ASEAN.
Một khi thỏa thuận được ký kết, Nhật Bản có thể chia sẻ thông tin về những hoạt động của lực lượng quân sự Trung Quốc trên Biển Đông với Việt Nam và Philippines. Nhật Bản cũng đang cân nhắc cung cấp cho Philippines máy bay huấn luyện và những thiết bị quốc phòng đã qua sử dụng.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani lên kế hoạch thăm Việt Nam và Philippines vào đầu năm 2016 để bắt đầu đàm phán về thỏa thuận này. “Thỏa thuận đòi hỏi các bên phải kiểm soát chặt thông tin được chia sẻ”, theo Nikkei Asian Review.
Trước đây, Nhật Bản từng đạt được thỏa thuận tương tự với Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Ấn Độ và NATO.
Vào ngày 6.11.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Nakatani đã nhất trí về việc tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản có thể ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản).
Vừa qua, Nhật Bản đã giao hai tàu tuần tra đã qua sử dụng cho Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 3.11.2015. Hai tàu tuần tra loại 600 tấn (loại tàu cá được cải tiến) này được giao tại thành phố Đà Nẵng, theo hãng tin Jiji (Nhật Bản).
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật Bản hoan hỉ: Tàu sân bay Liêu Ninh thua xa tàu Mỹ
Báo Nhật đưa ra một loạt đánh giá sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, qua đó khẳng định rằng Liêu Ninh kém xa tàu sân bay Mỹ.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản gần đây đã đưa ra đánh giá so sánh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Mỹ từng tham gia cứu trợ động đất tại Nhật Bản. Qua đó rút ra đánh giá về lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc.
Theo tờ báo này, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ được đưa vào sử dụng năm 2003 có chiều dài 333m, rộng 77m, lượng giãn nước hơn 100.000 tấn, thủy thủ đoàn 5700 người, tốc độ hành trình 56km/giờ. Còn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tiến từ tàu Varyag của Liên Xô và được biên chế năm 2012, tàu dài 305m, rộng 73m, giãn nước hơn 60.000 tấn, thủy thủ tàu 2000 người, tốc độ hành trình 54km/h.
So với tàu Liêu Ninh, thì tàu Mỹ có ưu thế tuyệt đối, hơn nữa nó là một tàu hạt nhân, cho nên có thể hoạt động dài ngày trên biển, còn tàu của Trung Quốc thì không.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Mỹ.
So về thiết kế phóng máy bay, ngay từ những năm 1960-1970, Mỹ đã đưa vào sử dụng hệ thống phóng thủy lực và tiếp tục phát triển, hoàn thiện tới tận ngày nay. Với hệ thống phóng này, giúp đưa một chiến đấu cơ phản lực nặng khoảng 30 tấn lên trên không chỉ trong vài giây trong khi đường băng không tới nổi 300m.
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế, sử dụng kiểu phóng nhảy cầu với mũi được làm dốc. Cách thiết kế này so với phóng thủy lực tiết kiệm hơn nhiều, nhưng đổi lại máy bay chiến đấu sẽ không thể mang đầy đủ vũ khí, cần một trọng lượng nhẹ (tải trọng vũ khí máy bay 6-7 tấn nhưng chỉ mang được 2 tấn) để đủ sức cất cánh bằng chính động cơ của mình.
Chính vì vậy, điều này khiến cho tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc vốn được thiết kế trên cơ sở mẫu Su-33 Nga không thể phát huy hoàn toàn sức mạnh trước tiêm kích hạm F/A-18E/F hay F-35C của Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Nếu trong thời chiến muốn khắc phục lỗ hổng này, chỉ có cách cắt giảm nhiên liệu, mà muốn bổ sung nhiên liệu chỉ có thông qua tiếp dầu trên không, như vậy dễ bị đối phương tấn công. Cho nên vấn đề này trở thành điểm yếu chí mạng với tàu sân bay Liêu Ninh. Thậm chí tệ hơn là máy bay cảnh báo với thân hình cồng kềnh càng không thể được sử dụng trên tàu này, điều này tàu Liêu Ninh mất đi khả năng kiểm soát đối phương trước.
Mới chỉ xét trên hai điểm này, tàu sân bay Liêu Ninh rõ ràng kém xa tàu sân bay hạt nhân CVN-76 của Hải quân Mỹ.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Báo Nhật: Các nước nên lên tiếng với Trung Quốc về Biển Đông Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật) ngày 23.11 đăng bài xã luận kêu gọi cộng đồng quốc tế nên lên tiếng về mối đe dọa và hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp thành đảo nhân tạo cùng đường băng và các cơ...