Báo Nhật: Việt Nam là quốc gia đầu tiên mua vệ tinh quân sự của Nhật
Theo “Daily News” của Nhật ngày 17/09 công bố, Nhật Bản đã đồng ý xuất khẩu cho Việt Nam vệ tinh quân sự “ASNARO-2 do nước này phát triển.
Như vậy, đây đây là lần đầu tiên Nhật Bản xuất khẩu vệ tinh sau khi Chính phủ nước này cho phép các công ty của mình tham gia cạnh tranh nhằm giành thị phần các vệ tinh nói chung và vệ tinh quân sự nói riêng trên thế giới. Qua đó, mở rộng công nghiệp chế tạo vệ tinh của Nhật Bản.
Nguồn tin trên cho biết, bên mua (Việt Nam) đặt hàng vệ tinh trinh sát quân sự “ASNARO-2 do 2 tập đoàn công nghiệp kỹ thuật cao hàng đầu Nhật Bản là NEC và Mitsubishi cùng phát triển. Dự án này sẽ góp phần gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu đạt đến hàng chục tỷ Yên.
Các vệ tinh quan sát của Nhật Bản có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, kể cả điều kiện mây mù. Khí hậu Việt Nam vốn nóng ẩm và đặc biệt là mưa nhiều, do vậy cần loại vệ tinh đặc biệt ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Vệ tinh quan sát được lắp thiết bị để chụp ảnh ban đêm với hiệu suất cao để có thể nhìn xuyên mây với hình ảnh chính xác và độ phân giải cao nhất thế giới.
Do đó, vệ tinh này không những có thể phát huy vai trò giám sát tình hình khi xảy ra thiên tai và theo dõi tình hình sinh trưởng của cây trồng, mà còn có thể trinh sát quân sự ở mức độ nhất định.
Các hình ảnh, dữ liệu vệ tinh từ trước đến nay được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ và các công ty của Nhật Bản đều phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, và do đó việc mở rộng sản xuất, chế tạo vệ tinh, cũng góp phần tăng cường an ninh trên nhiều mặt, mang lại rất nhiều lợi thế cho Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo Soha News
"Diều hâu" Trung Quốc bày mưu: Bắn tàu Nhật, không bắn tàu Mỹ ở Biển Đông
Chuyên gia TQ đe dọa dùng biện pháp mạnh cảnh cáo tàu chiến Nhật Bản ở Biển Đông, trục xuất và khi cần thiết, có thể bắn cảnh cáo, thậm chí xem xét tấn công.
Báo "Washington Times" Mỹ ngày 15 tháng 9 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã chính thức chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Lầu Năm Góc.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, bà Tomomi Inada cho biết Nhật Bản sẽ tham gia tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông và sẽ tăng cường can thiệp nhiều hơn ở khu vực này.
Nhật Bản cũng sẽ tăng cường hỗ trợ huấn luyện nâng cao sức mạnh quân sự cho các quốc gia ven Biển Đông và cáo buộc những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông là "vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành."
Trước các động thái trên, chuyên gia quân sự thuộc phái diều hâu Trung Quốc Chiêm Hào huênh hoang cho rằng, Trung Quốc cần phải có các biện pháp mang tính khống chế đối với Nhật Bản. Cụ thể, Chiêm Hào đề xuất một số chiến lược:
Thứ nhất, nhắm vào biển Hoa Đông để giải quyết Biển Đông.
Chiêm Hào cho rằng, những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông vẫn chưa tạo ra áp lực đủ mạnh đối với Nhật Bản, và điều này làm cho người Nhật có động cơ hơn để tiến hành can dự vào Biển Đông, nhằm tạo ra rắc rối và phiền phức cho Trung Quốc.
Tàu hải quân Mỹ.
Từ đó, ông ta cho rằng, Trung Quốc cần tăng thêm áp lực đối với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, khiến cho nước Nhật phải đối phó một cách vất vả với Trung Quốc ở Hoa Đông đến mức không còn sức mạnh để can dự vào Biển Đông.
"Diều hâu" Trung Quốc nhận định, để giải quyết được vấn đề Biển Đông, cần xem xét ưu tiên giải quyết vấn đề ở Biển Hoa Đông, chuyển thế bị động trong vấn đề Biển Đông sang chủ động tiến công theo hướng Biển Hoa Đông. Trung Quốc phải tiến hành quá trình này dần dần, từng bước tạo áp lực ở Biển Hoa Đông.
Theo tính toán của Chiêm Hào, trước mắt, nếu như việc bố trí quân sự (trái phép - ND) tại các đảo và bãi đá (thuộc chủ quyền Việt Nam - ND) ở Biển Đông vẫn chưa hoàn thành thì Trung Quốc vẫn có thể "bỏ qua" sự xuất hiện của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực này.
Xảo quyệt hơn, ông ta còn cho rằng, Trung Quốc có thể lợi dung các hoạt động của Mỹ - Nhật làm cái cớ để hoàn thiện việc bố trí quân sự trên các căn cứ phi pháp ở Biển Đông.
Thứ hai, tấn công Nhật, không tấn công Mỹ
Chiêm Hào cho rằng, Nhật Bản tiến hành tuần tra Biển Đông là vì trong năm tới, Tokyo sẽ công bố một bản dự thảo hiến pháp và chính phủ của ông Abe cần tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ.
Hải quân Mỹ - Nhật tham gia diễn tập.
Theo Chiêm Hào, nếu Mỹ - Nhật tuần tra trên Biển Đông, Trung Quốc có thể cảnh cáo tàu chiến của Nhật Bản, trục xuất, và khi cần thiết có thể bắn cảnh cáo. Nhân vật này còn hung hăng tuyên bố, nếu phía Nhật Bản vẫn không phản ứng xuống thang thì Trung Quốc cần xem xét tấn công.
Chiêm Hào còn tính toán rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể theo chiến lược chỉ tấn công tàu chiến Nhật Bản mà không tấn công tàu chiến Mỹ, nhưng cần chuẩn bị tốt trước các cuộc đối đầu Trung-Mỹ. Chỉ cần Mỹ "dám" giúp đỡ Nhật, Trung Quốc sẽ xuống tay.
Chiêm Hào nhận định xác suất của một cuộc chiến lớn với các tàu của Nhật Bản là rất thấp và nếu kế hoạch trên thành công, Nhật Bản sẽ phải chịu sự đả kích, đồng thời sẽ phải "lên núi đánh hổ".
Kết luận lại, Chiêm Hào cho rằng, cuộc đối đầu Trung-Mỹ là cuộc đối đầu mang tính lâu dài, Bắc Kinh có thể duy trì sự kiên nhẫn, coi như đây là quá trình rèn luyện chờ cái mà ông ta gọi là "sự phục hưng" của Trung Quốc.
Theo Soha News
Tháng 11: Bước ngoặt "đổi đời" cho tiêm kích JF-17 Trung Quốc? Dường như Pakistan sắp có được khách hàng quốc tế đầu tiên dành cho mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm JF-17 Thunder (hợp tác sản xuất với tập đoàn Thành Đô - Trung Quốc). Trao đổi với tạp chí IHS Jane's trong khuôn khổ triển lãm Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ châu Phi (được tổ chức tại Nam Phi vào...