Báo Nhật: Trung Quốc kiêu ngạo với lịch sử, Vương Nghị tự mãn về Biển Đông
Quốc gia đang bị nghi ngờ hiện nay không phải là Nhật Bản, mà chính là Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: SCMP.
Tờ China Post của Đài Loan ngày 18/3 dẫn bài xã luận ngày 17/3 trên tờ The Yomiuri Shimbun của Nhật Bản bình luận, Trung Quốc đã bộc lộ sự kiêu ngạo với lịch sử nhằm gây sức ép với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong những phát biểu của lãnh đạo cấp cao qua kỳ họp lưỡng hội vừa rồi ở Bắc Kinh. Sau khi kết thúc kỳ họp hàng năm của Quốc hội, ông Lý Khắc Cường tổ chức họp báo và bình luận về tình trạng quan hệ Trung – Nhật.
“Các nhà lãnh đạo của một quốc gia không nên chỉ kế thừa những thành tựu của người đi trước, mà còn phải chịu trách nhiệm với lịch sử về những hành vi phạm tội của họ. Nếu một nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể trực tiếp đối mặt với lịch sử, nó sẽ mang lại những cơ hội mới để cải thiện và phát triển quan hệ Trung – Nhật”, ông Lý Khắc Cường được dẫn lời cho biết. Trước đó Vương Nghị – Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố, Nhật Bản đã bị đánh bại trong cuộc chiến 70 năm trước.
The Yomiuri Shimbun bình luận, cả Lý Khắc Cường và Vương Nghị đang dùng “chiêu bài lịch sử” như một phần của cuộc chiến tuyên truyền, trong đó Bắc Kinh ở vai trò quốc gia chiến thắng và là nạn nhân để gây áp lực lên ông Shinzo Abe khi Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị cho tuyên bố được đưa ra năm nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Tờ báo cho rằng, quốc gia đang bị nghi ngờ hiện nay không phải là Nhật Bản, mà chính là Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo sau kỳ họp Quốc hội, Vương Nghị tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về những hoạt động xây dựng cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo, thiết đặt căn cứ quân sự (phi pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam): “Chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi chúng tôi chỉ xây dựng các cở ở trong sân riêng của chúng tôi”. Theo The Yomiuri Shimbun, khẳng định của Vương Nghị là một nhận xét tự mãn mà không quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng của Trung Quốc chấp nhận được.
Video đang HOT
Tại kỳ họp Quốc hội, The Yomiuri Shimbun cho rằng chính quyền ông Tập Cận Bình kiên định duy trì một thái độ “không thèm để ý” đến các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những vấn đề khác nhau. Sự gia tăng rất lớn trong ngân sách quốc phòng Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy điều này.
Nhu cầu người dân Hồng Kông về dân chủ, tự chủ trong bầu cử cũng đã bị bỏ qua hoàn toàn. Ô nhiễm không khí tạo ra ở Trung Qốc như vấn đề hạt mịn PM2.5 có thể bay qua biên giới tác động tới một bộ phận lãnh thổ Nhật Bản, tài liệu tố cáo tình trạng ô nhiễm bị Trung Quốc gỡ bỏ hoàn toàn khỏi các trang mạng.
Xu hướng tập trung quyền lực vào ông Tập Cận Bình, người được tờ báo Nhật cho là có chủ trương “cầm quyền thông qua vũ lực” thể hiện qua kế hoạch chống tham nhũng, chiến dịch mà một số nhà quan sát cho rằng Tập Cận Bình sử dụng như một phương pháp củng cố quyền lực.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc và cuộc chiến cam go với ô nhiễm môi trường
Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nổi cộm của Trung Quốc trong những năm gần đây do quá trình phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đối với nước này.
Under the Dome, bộ phim tài liệu mô tả chi tiết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sương khói ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, đã nhận được hơn 100 triệu lượt truy cập chỉ trong 48 giờ và 200 triệu lượt xem chưa đầy 1 tuần ra mắt, trước khi bị ngưng chiếu.
Không khí tại thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đang bị ô nhiễm (Ảnh Washingtonpost)
Người thực hiện bộ phim là một cựu Biên tập viên của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Bộ phim đã cho thấy những hình ảnh chân thực nhất về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc từ trước đến nay.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một chủ đề được thảo luận tại phiên họp của Quốc hội Trung Quốc vừa rồi. Sau khi xem báo cáo công tác của chính phủ trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội tại thủ đô Bắc Kinh hôm 6/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố chủ trương chống ô nhiễm môi trường của ban lãnh đạo cao nhất.
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố chính phủ sẽ dùng "bàn tay sắt" trừng phạt nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/3, trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Bắc Kinh cũng yêu cầu các doanh nghiệp nước này coi việc bảo vệ hệ sinh thái và môi trường như là một nhiệm vụ.
"Năm nay chúng ta sẽ tập trung đảm bảo việc thực hiện luật bảo vệ môi trường mới được sửa đổi. Tất cả các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ luật này sẽ phải chịu phạt và xử lý hình sự", Thủ tướng Lý Khắc Cường nói.
Theo số liệu của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc công bố hồi tháng 2, gần 90% các thành phố lớn ở nước này không đạt chuẩn chất lượng không khí trong năm 2014. Tuy nhiên, bộ này cũng nói số liệu trên vẫn còn tốt hơn kết quả của năm 2013 và cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc bắt đầu có hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc Trần Cát Ninh nhấn mạnh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường: "Chúng ta không thể cứ để mặc tình trạng môi trường như thế mà không làm gì. Chúng ta cần phải giảm lượng khí thải hiện tại xuống. Chúng ta có làm được điều này không. Có thể được nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực đặc biệt".
Trong lúc dư luận bức xúc về tình trạng sương mù ô nhiễm và các rủi ro về môi trường khác, Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Theo đó, năm 2017, tỷ lệ than trong tổng tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 65%, trong khi tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 13%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng kiên quyết loại bỏ các loại xe gây ô nhiễm nặng.
Bên cạnh đó, đến năm 2017, tất cả các xe dán nhãn màu vàng (loại nhãn để nhận biết xe không đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải) sẽ được loại bỏ trên toàn quốc; từng bước thay thế xăng và dầu diezel bằng các loại nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Tuy vậy, theo các chuyên gia, vấn đề ô nhiễm không khí của Trung Quốc đã tích tụ nhiều thập niên và sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài.
Bà Susan Shirk-Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói: "Tôi nghĩ rằng vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí được rất nhiều người quan tâm. Và tôi nghĩ rằng, luật bảo vệ môi trường mới của Trung Quốc với các hình thức xử phạt nặng hơn sẽ được công chúng chào đón. Nhưng việc giám sát các vấn đề môi trường của Trung Quốc vẫn là một thách thức"./.
Theo Anh Tuấn/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Sẽ là cơ hội để kiểm nghiệm Đó là phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi nói về quan hệ giữa nước này với Nhật Bản trong năm 2015. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc họp báo hôm 15/3 Tại cuộc họp báo hôm 15/3 sau khi bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Thủ tướng Lý Khắc...