Báo Nhật: Trung Quốc đang xây căn cứ ngầm cho tàu ngầm trên Biển Đông
Một tờ báo Nhật mới đây đưa tin, nhằm tăng cường hiện diện trên biển Biển Đông, Trung Quốc không chỉ đang xây dựng một căn cứ tàu sân bay mà còn thiết lập một cơ sở ngầm cho tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam nước này.
Một tàu khu trục Trung Quốc rời căn cứ hải quân ở Tam Á, Hải Nam.
Thông tin được tờ Mainichi Shimbun ở Tokyo đăng tải và được trang Want China Times của Đài Loan dẫn lại vào ngày 7/10.
Hồi năm 2008, tờ Fox News cũng đưa tin, Trung Quốc đã bí mật xây dựng một căn cứ tàu ngầm có tên Tam Á ở Biển Đông, nằm ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Giới phân tích quân sự cho rằng căn cứ này nằm sâu dưới lòng biển để có thể triển khai tàu ngầm mà không cần trồi lên mặt nước, nhằm tránh bị phát hiện. Hình ảnh về căn cứ này với một vịnh lớn và các đường hầm khổng lồ đã được vệ tinh chụp và lần đầu tiên được đăng tải trên tạp chí quân sự Jane’s. Theo các chuyên gia, căn cứ có thể chứa được nhiều tàu ngầm hạt nhân. Lầu Năm Góc cũng lần đầu tiên nói đến căn cứ tàu ngầm ngầm này trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc vào năm 2007.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ căn cứ tàu ngầm mà báo Nhật nói đến là căn cứ cũ hay căn cứ mới được xây dựng.
Video đang HOT
Theo tờ Mainichi Shimbun, nhiều quốc gia Đông Nam đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, hiện cũng củng cố lực lượng hải quân, như mua thêm tàu mới. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III mới đây tuyên bố nước ông sẽ đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng hải quân.
Kể từ khi ngân sách quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được ấn định vào khoảng 100 tỷ USD/năm, một mình Philippines không thể “bắt kịp” với tốc độ phát triển của hải quân Trung Quốc. Theo nhiều nguồn tin, Nhật Bản, nước cũng đang có tranh chấp hải đảo với Trung Quốc trên Hoa Đông, sẽ cung cấp cho lực lượng tuần duyên Philippines 10 tàu tuần tra cũ của nước này.
Trong khi đó, nhằm ngăn chặn hải quân Trung Quốc mở rộng trên Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ tiếp tục tự xây dựng tàu ngầm của riêng nước này, sau INS Vikrant, tàu sân bay đầu tiên mà Ấn Độ hạ thủy hồi tháng 8 vừa qua.
Trong khi hải quân Trung Quốc hiện có 270 tàu chiến tiên tiến, hải quân Mỹ cũng thể hiện sự hiện diện của họ trong khu vực. Hiện Mỹ đang triển khai các tàu chiến ven biển tới Singapore, được cho là nhằm đối trọng với sức mạnh hải quân đang lên của Trung Quốc.
Vũ Quý
Theo Dantri
Philippines xây dựng căn cứ hải quân gần Trường Sa?
Philippines dự kiến biến vịnh Oyster ở đảo Palawan thành một quân cảng hướng về tranh chấp Biển Đông và có thể cho tàu chiến Mỹ đồn trú.
Philippines có kế hoạch biến thiên đường du lịch thành căn cứ hải quân nhìn ra Biển Đông.
Chuyến thăm Philippines của Tổng thống Obama, dự kiến vào cuối tuần này, có thể báo trước một dấu hiệu thay đổi mạnh mẽ trong liên minh quân sự Mỹ-Philippines.
Kế hoạch biến hòn đảo "thiên đường du lịch" Palawan thành một căn cứ quân sự của Philippines có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới.
Vịnh Oyster cách thủ đô Manila khoảng 550 km về phía tây nam Manila và được giới quân sự Philippines gọi là "một vịnh Subic thu nhỏ". Đó là tiết lộ của Thiếu tướng Hải quân Joseph Rostum O. Pea, Tư lệnh hải quân miền Tây Philippines, khi lần đầu tiên công khai nói về việc biến đổi vịnh Oyster Bay thành một căn cứ hải quân lớn. Căn cứ quân sự tương lai ở vịnh Oyster sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của hai tàu khu trục lớn của Hải quân Philippines trên quần đảo Trường Sa.
Vịnh Oyster trên đảo Palawan chỉ cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km (100 dặm).
Patrick Cronin, một chuyên gia Mỹ về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói: "Vịnh Oyster có thể là lựa chọn tốt nhất" để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông.
Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trong tranh chấp Biển Đông và khiến cho các nước ven biển càng thêm lo ngại. Ngày 3/9, Philippines cáo buộc Trung Quốc chuẩn bị xây dựng một cấu trúc mới trên bãi cạn Scarborough, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nỗ lực giảm bớt căng thẳng thông qua việc xây dựng Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đang diễn tiến một cách chậm chạp và sẽ không có bước đột phá lớn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Brunei mà Tổng thống Obama sẽ tham dự.
Cuộc đàm phán giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN tại Bắc Kinh vẫn chẳng đi tới đâu. Hồi tháng 6/2013, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo trong rằng một "đòn phản công" đối với Philippines là không thể tránh khỏi, nếu Manila tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh.
Tư lệnh hải quân miền Tây Philippines, Thiếu tướng Joseph Rostum O. Pea, cho biết chi phí ban đầu để nâng cấp căn cứ hải quân ở vịnh Oyster sẽ vào khoảng 500 triệu peso và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Nhưng việc biến vịnh Oyster thành một căn cứ hải quân lớn sẽ có chi phí gấp bội.
Theo Kiến Thức
FBI tiết lộ đoạn băng lạnh người về vụ xả súng tại Navy Yard Đoạn video vừa được FBI tiết lộ mới đây cho thấy cảnh tượng lạnh người về vụ xả súng xảy ra ngày 16/9 tại Navy Yard khiến 12 người thiệt mạng. Hình ảnh tay súng Aaron Alexis tấn công tòa nhà căn cứ hải quân Trong đoạn video không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Aaron Alexis, nghi phạm duy nhất...