Báo Nhật nói về công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Tờ Nikkei của Nhật Bản vừa đăng tải bài viết nói về bước phát triển của Quân đội Việt Nam, đặc biệt là bước tiến của công nghiệp quốc phòng (CNQP).
Đánh giá của nước ngoài
Theo tờ Nikkei, trong tiến trình hiện đại hóa Quân đội Việt Nam là việc thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị năm 2011 về việc “Xây dựng và phát triển Công nghiệp Quốc phòng tới năm 2020 và xa hơn nữa”, mục đích của chương trình này là dần xây dựng “một ngành công nghiệp quốc phòng độc lập, tự chủ và hiện đại”.
Báo Nhật cho biết, trong tương lai, 80% vũ khí và thiết bị sẽ được cung cấp bởi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Nền công nghiệp quốc phòng còn non trẻ của Việt Nam đã trải qua một số sự kiện quan trọng trong những năm gần đây.
Năm 2015, Việt Nam đã giới thiệu chiếc máy bay không người lái (UAV) lớn nhất tự sản xuất, và phương tiện này sẽ sớm được bay thử nghiệm trên Biển Đông. Phát triển UAV là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu và Việt Nam đang khẩn trương bổ sung kiến thức trong lĩnh vực trinh sát biển.
Tiêm kích Su-30MK2.
Ngoài ra, đóng tàu là một lĩnh vực khác mà Việt Nam cũng đang chú trọng đầu tư. Trong mấy năm gần đây, nhà máy đóng tàu trong nước đã sản xuất các tàu tên lửa Molniya và tàu TT-400TP theo thiết kế của Nga. Cùng với đóng tàu cho Hải quân, Cảnh sát biển cũng được trang bị mới bằng những tàu hiện đại do Việt Nam tự đóng.
Đặc biệt, CNQP Việt Nam đã có thể tự sửa chữa và nâng cấp những chiến đấu cơ thế hệ mới. Năm 2013, Việt Nam đã khai trương dây chuyền bảo dưỡng trong nước với các loại máy bay chiến đấu Su-30 và Su-27 do Nga sản xuất.
Video đang HOT
Bước tiến của Việt Nam
Với tinh thần tự chủ, sáng tạo, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và cải tiến thành công nhiều vũ khí hiện đại đưa vào trang bị. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Ngành Quân giới bước sang chặng đường phát triển mới – Ngành CNQP và sau này là Tổng cục CNQP.
Đặc biệt, đến những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Ngành CNQP đã có bước tiến quan trọng trong sản xuất quốc phòng và kinh tế. Các sản phẩm vũ khí trong chương trình vũ khí bộ binh như cối 100mm, ĐKZ82, súng máy phòng không 12,7mm, súng đại liên, trọng liên, phóng lựu… trang bị cho sư đoàn bộ binh đã được hoàn thành.
Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam tự đóng.
Năng lực sản xuất các sản phẩm vũ khí trang bị của Tổng cục được nâng lên rõ rệt; chất lượng sản phẩm từng bước ổn định và nâng cao; nhiều loại vũ khí mới đã được tổ chức sản xuất thành công, đáp ứng yêu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang thời kỳ mới.
Đặc biệt lĩnh vực đóng tàu quân sự của Tổng cục CNQP đã có bước đột phá, phát triển vượt bậc. Các cơ sở sản xuất đóng mới, sửa chữa tàu quân sự, tàu cứu hộ, cứu nạn… trang bị cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đồng thời góp phần tích cực vào triển khai thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam.
Trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục CNQP đã mở nhiều đề tài nghiên cứu, thiết kế các loại vũ khí thế hệ mới; phát triển nhiều dây chuyền sản xuất, công nghệ phục vụ sản xuất, cải tiến vũ khí bộ binh, khí tài, trang bị kỹ thuật cho bộ đội.
Những sản phẩm tiêu biểu như: Tên lửa, pháo binh, không quân, xe tăng; nghiên cứu vật liệu đặc chủng cho sản xuất quốc phòng; đã triển khai nghiên cứu hàng trăm công trình, đề tài cấp Tổng cục và cấp Bộ Quốc phòng, trong đó có 6 đề tài cấp Nhà nước.
Cùng với công tác nghiên cứu khoa học và quản lý kỹ thuật sản xuất quốc phòng, để tạo ra những thay đổi lớn trong sản xuất vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật, các nhà máy, đơn vị trực thuộc Tổng cục CNQP đã chủ động mua sắm nhiều dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, vừa đáp ứng tốt nhiệm vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế dân sinh.
Như vậy, trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Tổng cục CNQP đã kế thừa và phát huy xứng đáng truyền thống chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường; đẩy mạnh sản xuất quốc phòng. Tổng cục CNQP xứng đáng là lực lượng quan trọng của Quân đội, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(Theo Đất Việt)
Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2?
Sau khi hoàn thành hai chiếc Su-30MK2 cuối cùng cho Không quân Việt Nam, gần như chắc chắn dây chuyền lắp ráp dòng tiêm kích đa năng này của KnAAPO sẽ đóng cửa.
Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2?
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Tổ hợp chế tạo máy bay Đoàn Thanh niên Cộng sản bên sông Amur (Komsomolsk on Amur - KnAAPO) sẽ tập trung vào việc sản xuất tiêm kích đa năng Su-35S để bàn giao cho Không quân Nga, Trung Quốc và có thể là cả Indonesia, dây chuyền lắp ráp dòng chiến đấu cơ này sẽ phải chạy hết công suất mới kịp tiến độ giao hàng.
Trong khi đó, Su-30MK2 (và cả Su-30M2 - phiên bản nội địa dùng trong Không quân lẫn Hải quân Nga) vẫn không có thêm một hợp đồng mới nào, dự định đặt mua thêm 12 máy bay loại này của Không quân Venezuela khả năng rất lớn sẽ bị hủy bỏ, do quốc gia Nam Mỹ đang lâm vào khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng.
Bởi vậy, tấm ảnh mà các lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân của KnAAPO chụp cùng 2 chiếc Su-30MK2 số hiệu 8593 và 8594 chuẩn bị bàn giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa lời chào chia tay một huyền thoại.
Cán bộ nhân viên Nhà máy KnAAPO chụp ảnh lưu niệm cùng 2 chiếc Su-30MK2 số hiệu 8593 và 8594 của Việt Nam
Khi đã ngừng sản xuất mới, liệu Nga có học tập Mỹ chuyển giao dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 cho các quốc gia đồng minh, để vừa thu hồi vốn đầu tư lại vừa có sẵn nguồn phụ tùng phục vụ cho những máy bay đang hoạt động trong không quân nước họ?
Trong quá khứ, Nga đã có ý định như vậy với nhà máy sản xuất xe tăng T-80 đặt ở Omsk, do số lượng niêm cất bảo quản quá dư thừa so với nhu cầu, Lục quân Nga lại chủ yếu vận hành dòng T-72/90 cho nên duy trì cơ sở này là không cần thiết, vì vậy nó đã phải đóng cửa vào năm 2006.
Sau đó có thông tin cho hay nếu nhận được đơn hàng đủ lớn, Nga sẵn sàng tháo cả dây chuyền mang sang nước đặt mua.
Vậy nếu trường hợp trên lặp lại với Su-30MK2, đây có phải dịp may hiếm gặp để một số quốc gia chớp thời cơ sở hữu món hàng thanh lý chất lượng cao nhằm xây dựng nền công nghiệp hàng không quân sự của mình?
Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng xe tăng và máy bay là hai loại vũ khí khác nhau, có sự chênh lệch rất lớn cả về giá lẫn số lượng có thể trang bị.
Ngoài Việt Nam, Venezuela cũng đang khai thác dòng tiêm kích đa nhiệm này, phi đội Su-30MK2 của Caracas có quy mô tương đối lớn nhưng có lẽ chỉ dừng lại ở 24 chiếc, họ không có nhu cầu mua quá nhiều hay muốn tự chủ đến mức phải "vác" cả dây chuyền lắp ráp về.
Đáp ứng được yếu tố quy mô chắc chỉ có Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nhưng New Delhi lại lựa chọn dòng Su-30MKI trong khi Bắc Kinh đã sản xuất phiên bản "nội địa" J-16 mà nhiều chuyên gia quân sự nhận xét là còn tiên tiến hơn bản gốc nhờ radar mảng pha quét chủ động (AESA).
Với những lý do trên, nếu không được tận dụng để chế tạo một số thành phần cho Su-35S thì dây chuyền lắp ráp Su-30MK2 chẳng còn cách nào khác ngoài việc buộc phải dỡ bỏ để lấy chỗ cho dây chuyền sản xuất tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50 (PAK FA).
Theo Soha News
Mặt đất rung chuyển trước đòn yểm trợ Su-30MK2 Việt Nam Mặt đất rung chuyển, khói bụi mịt mù kèm theo những tiếng nổ cực lớn sau khi phi đội Su-30MK2 tấn công mặt đất yểm trợ cho lực lượng tăng thiết giáp. Tấn công yểm trợ Đầu năm 2016, Sư đoàn 370 và 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức hai ban bay bắn, ném bom đạn thật tại...